2.2.4.1. Phân tích chung về hoạt động huy động vốn
Bảng 2.4: Huy động vốn của MB giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Số tuyệt đối Tăng trƣởng
2010 2011 2012 2013 2011/2010 2012/2011 2013/2012
Tiền gửi của các TCTD
khác 14,633 26,916 30,499 21,423 184% 113% 70%
Tiền gửi của khách hàng 66,026 89,581 117,920 136,654 136% 132% 116%
Phát hành giấy tờ có giá 4,411 4,532 3,420 2,000 103% 75% 58%
Tổng huy động 85,070 121,029 151,839 160,077 142% 125% 105%
55
Hoạt động huy động của MB bao gồm: huy động từ thị trường 1 (thị trường khách hàng TCKT, cá nhân, phát hành giấy tờ có giá) và huy động từ thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng).
Hoạt động huy động từ thị trường 1 vẫn là nguồn huy động lõi, có tính chất ổn định nhất, chiếm tỷ trọng chi phối tổng nguồn huy động của MB và không ngừng tăng trong 4 năm qua. Nguồn huy động vẫn duy trì mức độ tăng trưởng cao trong 4 năm qua, mặc dù những chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng MB vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khả quan chứng tỏ uy tín của MB đã được khẳng định trên thị trường TCNH, để TCKT và cá nhân tín nhiệm và gửi nguồn tiền nhàn rỗi.
Hoạt động huy động từ thị trường 2 cũng chiếm tỷ trọng khá trong tổng huy động, tuy nhiên tỉ trọng này giảm dần qua các năm do MB đã có sẵn nguồn huy động thị trường 1 ổn định và lãi suất thấp.
Bảng 2.5: Huy động vốn của MB so sánh với các ngân hàng khác năm 2013
Chỉ tiêu So sánh với các ngân hàng cạnh tranh 2013
MB STB ACB VCB TECH
Tiền gửi của các TCTD khác 21,423 4,753 7,801 44,118 15,225
Tiền gửi của khách hàng 136,654 131,427 138,669 333,467 120,549
Phát hành giấy tờ có giá 2,000 - 3,000 2,014 4,643
Tổng huy động 160,077 136,180 149,470 379,598 140,417
[Nguồn: Báo cáo kiểm toán của các ngân hàng 2013]
Có thể thấy, trong 5 ngân hàng cạnh tranh, tổng vốn huy động của MB đứng thứ 2/5 và riêng nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng_ nguồn huy động vốn chủ yếu của tất cả các ngân hàng, so sánh với các ngân hàng khác đứng thứ 3/5. Điều này, một lần nữa khẳng định mức độ tín nhiệm của khách hàng với uy tín và thương hiệu của MB trên thị trường. Tuy nhiên, MB chưa tận dụng được hiệu quả các nguồn huy động khác, đặc biệt là vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Đây là một nguồn huy động mang lại hiệu quả, với lãi suất thấp và có thời gian ổn định lâu dài. Trong thời gian tới, MB cần tận dụng để phát huy lợi thế uy tín của ngân hàng đẩy mạnh nguồn huy động từ phát hành GTCG chủ yếu là trái phiếu phát hành.
56
2.2.4.2. Phân tích huy động theo thành phần kinh tế
Dựa vào cơ cấu huy động, có thể thấy được: Vốn huy động từ các tổ chức là nguồn huy động chủ yếu của MB, mặc dù tốc độ tăng trưởng qua mỗi năm không ổn định do ảnh hưởng lớn từ những điều kiện của nền kinh tế vĩ mô nhưng vốn huy động từ tổ chức luôn chiếm gần 3/4 tổng huy động, điều này thể hiện rõ, MB là ngân hàng có chiến lược kinh doanh tập trung vào mảng bán buôn (khách hàng tổ chức) hơn là bán lẻ (khách hàng cá nhân).
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế của MB (2010–2013)
[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013] 2.2.4.3. Phân tích huy động theo kỳ hạn
57
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn của MB giai đoạn 2010 – 2013
[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]
Theo biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn khoảng 2/3 tổng huy động, còn lại là KKH. Nguồn tiền này thường phải huy động với chi phí lớn nhưng nó cũng góp phần tạo cho MB sự chủ động trong việc xây dựng chính sách tín dụng với các dự án, khoản cho vay trung dài hạn phù hợp, hiệu quả. Với tiền gửi KKH, nguồn huy động có tỉnh lỏng cao nhất khi mà khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào. Tại MB nguồn tiền gửi KKH cũng như tiền gửi CKH nó có tính ổn định cao khi tỷ trọng liên tục giữ ở mức 1/3 tổng huy động. Đây là một lợi thế của MB khi mà nguồn huy động KKH là nguồn huy động có chi phí rẻ nhất, tạo điều kiện để nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng. Đây là điểm mà các ban lãnh đạo Ngân hàng cần đặc biệt chú ý để có các biện pháp duy trì lợi thế này, để từ đó duy trì sự tăng trưởng thu nhập của Ngân hàng.
2.2.4.4. Phân tích huy động theo loại tiền tệ
58
Biểu đồ 2.6: Phân tích huy động theo loại tiền tệ của MB (2010–2013)
[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]
Theo biểu đổ, huy động vốn theo loại tiền tại MB có thể thấy huy động bằng nội tệ vẫn là nguồn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng huy động. Tuy nhiên, tỷ trọng này có sự biến động mạnh trong 4 năm qua cùng với sự biến động mạnh của môi trường kinh tế vĩ mô. Năm 2010, 2011 tỷ trọng VNĐ/ngoại tệ ~ 2 lần, nhưng đến năm 2012, 2013 tỷ lệ này tăng mạnh đặc biệt năm 2013 tỷ lệ VND/ngoại tệ ~ 4 lần.
2.2.5. Phân tích tình hình sử dụng vốn
2.2.5.1. Phân tích tình hình dự trữ và khả năng thanh toán
Bảng 2.6: Tình hình dự trữ tiền mặt MB giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác 2,466 7,496 7,497 7,278
Tổng tài sản 104,344 134,700 173,933 178,785
Chỉ số về trạng thái năng lực tiền mặt 2.4% 5.6% 4.3% 4.1%
[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]
Như chúng ta đã biết, tiền mặt và tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác là loại tài sản có tính lỏng cao nhất, có thể sẵn sàng đáp ứng ngay được cho nhu cầu rút
59
tiền của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao càng thể khả năng chi trả tức thời nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng càng cao. Tuy nhiên, đây là loại tài sản không tạo hoặc tạo ra lợi nhuận rất thấp, do đó nếu duy trì tỷ lệ này ở mức cao thì sẽ làm giảm lợi nhuận của NH. Tại MB, do uy tín của NH ngày càng được nâng cao, vì vậy tỷ lệ này giảm dần trong giai đoạn từ 2010 - 2013 từ 34% vào năm 2010 xuống chỉ còn 17% vào năm 2013. Điều này góp phần làm tăng tỷ lệ các tài sản có khả năng sinh lời cao và tăng lợi nhuận của MB.
Một số chỉ tiêu về khả năng thanh khoản
Thời gian gần đây, ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến hình thức đầu tư vào tín phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu chính phủ và một số ít chứng khoán ngắn hạn của các TCTD khác. Như vậy, trừ tiền mặt tại quỹ và tiền gửi thanh toán tại NHNN thì ngân hàng đang ngày càng lỏng hóa tài sản của mình bằng cách nắm giữ chứng khoán thanh khoản, làm an toàn hơn cho hoạt động của mình.
Theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung, dài hạn quy định là 30% đối với NHTM. Như vậy, trong các năm thì MB đều đảm bảo tốt quy định này, thể hiện khả năng thanh khoản của MB là lành mạnh. Năm 2010, 2011, chính sách tín dụng của MB trong năm là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp giúp tăng vòng quay của vốn, do đó, tỷ lệ nguốn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tương đối cao lần lượt là 17,62%, 15,8%. Sang năm 2012, 2013 do tình hình chung của thị trường là tín dụng giảm vì vậy tỷ lệ này cũng thấp hơn tương ứng 10,9% và 12,8%.
60
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu thanh toán của MB giai đoạn 2010 - 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 867 912 859 1,031
Tiền gửi tại NHNN 746 6,029 6,239 3,616
Tiền gửi KKH của TCTD 853 555 399 2,631
Trái phiếu CP (Trái phiếu kinh doanh, sẵn sàng để bán, giữ đến ngày đáo hạn)
8,294 10,170 36,501 39,961
Trái phiếu TCTD (Trái phiếu kinh
doanh, sẵn sàng để bán) 650 3,357 817 1,068
Tổng Tài sản có thanh khoản 11,410 21,023 44,815 48,306
Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn cho
vay trung và dài hạn 17.6% 15.8% 10.9% 12.8%
[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013] Dư nợ/huy động thị trường 1
Biểu đồ 2. 7: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay thị trƣờng 1/Huy động thị trƣờng 1 của MB giai đoạn 2010 -2013
61
Với nguồn vốn huy động được, MB phân bổ vào các kênh tài sản có sinh lời khác nhau bao gồm cho vay khách hàng, hoạt động trên thị trường liên ngân hàng và đầu tư chứng khoán,… Tùy tình hình mà MB có thể dành tỷ trọng khác nhau cho mỗi khoản mục sinh lời.
Bảng 2. 8: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay thị trƣờng 1/Huy động thị trƣờng 1 của MB so với các ngân hàng cạnh tranh.
STT Chỉ tiêu
So sánh với các ngân hàng cạnh tranh năm 2013
MB EIB STB ACB TECH
1. Dư nợ/ Huy động thị trường 1 63,2 106,2 87,9 80,4 60,7
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán riêng lẻ của các ngân hàng năm 2013)
Qua biểu đồ trên, ta thấy với lượng tiền gửi huy động khá lớn từ TCKT, dân cư (thị trường 1), MB vẫn giành ưu tiên đầu tư cho hoạt động tín dụng khi tỷ lệ cho vay/huy động các năm luôn lớn hơn 60%. Tuy nhiên, so với các ngân hàng cạnh tranh khác của MB hiện nay thì tỷ lệ cho vay/huy động là tương đối thấp. Điều này thể hiện việc theo đuổi chiến lược kinh doanh an toàn của các nhà quản trị MB trong giai đoạn nền kinh tế đang có nhiều rủi ro bất ngờ.
Từ năm 2011, do chính sách thắt chặt tín dụng, tỷ lệ này có giảm nhưng MB vẫn nằm trong các ngân hàng nhóm 1 được cho phép tốc độ tăng trưởng tín dụng cao. Như vậy, chiến lược kinh doanh an toàn đã được nới lỏng hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi cách xa tỷ lệ yêu cầu để đảm bảo khả năng thanh toán không bị ảnh hưởng.
2.2.5.2. Phân tích về tình hình tín dụng
a) Phân tích chung về tình hình tín dụng
Hoạt động cho vay của Ngân hàng liên tục có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn vừa qua. Chỉ trong vòng 4 năm, tổng dư nợ toàn hệ thống MB đã tăng ~ 2 lần. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng không đều qua các năm do chịu sự ảnh hưởng của các chính sách của NHNN. Cụ thể:
62
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.8: Tổng cho vay khách hàng MB giai đoạn 2010 – 2013
[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]
Năm 2011: Với chủ trương kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ thì NHNN đã ban hành một chính sách tiền tệ thắt chặt, trong đó chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được áp dụng tại tất cả các ngân hàng là dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán tăng 15-16% .Tuy nhiên, với tỷ lệ này (28%) MB vẫn là nhóm ngân hàng TMCP có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao.
Năm 2012, 2013 ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức do những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong nước và ngoài nước. Hệ thống các TCTD bước vào năm 2012 trong điều kiện thanh khoản căng thẳng, rủi ro tiềm ẩn lớn, một bộ phận các TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mặt bằng lãi suất ở mức cao, cạnh tranh huy động vốn trên thị trường gay gắt do nhu cầu thanh khoản lớn dẫn đến tình trạng vi phạm trần lãi suất khá phổ biến, nợ xấu có chiều hướng gia tăng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng giảm mạnh đến cuối năm 2012 đạt 8.91%, 2013 đạt 12.51%. Tuy nhiên MB vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn toàn ngành lần lượt là 27%, 18% các năm 2012, 2013.
63
b) Phân tích dư nợ tín dụng theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn của MB giai đoạn 2010 – 2013
[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]
Nhìn vào cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của MB có thể thấy, nguồn dư nợ chủ yếu của MB là các nguồn vay ngắn hạn chiếm trên 60% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Ưu điểm của nguồn vay ngắn hạn so với các nguồn vay trung và dài hạn là thời gian quay vòng vốn nhanh. Do vậy, các ngân hàng đều ưu tiên cho vay các kỳ hạn ngắn hơn để đảm bảo nguồn vốn, tính thanh khoản cho ngân hàng.
c) Phân tích dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ: 2.10: Cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế của MB 2010 – 2013
64
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rõ MB chủ yếu tập trung phát triển thị trường bán buôn (khách hàng tổ chức). Dư nợ tín dụng cho phân khúc thị trường bán buôn chiếm tỷ lệ rất lớn trên 80% tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên bên cạnh đó, với nhóm khách hàng cá nhân MB vẫn thực hiện chọn lọc khách hàng tiềm năng để thiết lập quan hệ kinh doanh, đa dạng hóa khách hàng để phân tán rủi ro.
c) Phân tích chất lượng tín dụng
Bảng 2.9: Dƣ nợ tín dụng theo nhóm nợ của MB giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Nợ đủ tiêu chuẩn 44,517 55,185 70,164 81,905
Nợ cần chú ý 626 2,404 3,029 4,202
Nợ dưới tiêu chuẩn 125 306 299 653
Nợ nghi ngờ 71 111 433 674
Nợ có khả năng mất vốn 417 521 640 819
Tổng dư nợ 45,756 58,527 74,564 88,253
Nợ đủ tiêu chuẩn/ Tổng DN 97.3% 94.3% 94.1% 92.8%
Nợ cần chú ý/ Tổng DN 1.4% 4.1% 4.1% 4.8%
Nợ dưới tiêu chuẩn/ Tổng DN 0.3% 0.5% 0.4% 0.7%
Nợ nghi ngờ/ Tổng DN 0.2% 0.2% 0.6% 0.8%
Nợ có KN mất vốn/ Tổng DN 0.9% 0.9% 0.9% 0.9%
Tỷ lệ nợ xấu 1.3% 1.6% 1.8% 2.4%
Tỷ lệ nợ quá hạn 2.7% 5.7% 5.9% 7.2%
[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]
MB luôn coi trọng việc tăng trưởng và phát triển quy mô dư nợ tín dụng phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng tín dụng tốt nhât. Danh mục tín dụng của MB luôn được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ trọng các nhóm nợ thuộc nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) không thay đổi nhiều qua các năm và luôn chiếm trên 90% tổng dư nợ. Nợ quá hạn (khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) chiếm tỷ lệ thấp dưới 10% tổng dư nợ. Tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên so với các ngân hàng khác tỷ lệ của MB
65
luôn thuộc nhóm thấp. Điều này chứng tỏ MB đang quản lý rất tốt trong công tác tín dụng và phát triển khách hàng, tuy nhiên do xu thế chung của thị trường nên MB tránh được các rủi ro trong công tác quản lý dư nợ và phát triển tín dụng.
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại MB giai đoạn 2010 – 2013
[Nguồn: Báo cáo tài chính của MB năm 2010, 2011, 2012, 2013]
Thực tế trong nhiều năm qua, MB đã duy trì được chất lượng danh mục tín dụng tốt, kiểm soát nợ xấu chặt chẽ, luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp hơn so với toàn ngành ngân hàng. Tuy nhiên, nợ xấu và nợ quá hạn trong 4 năm gần đây của MB tiếp tục gia tăng qua các năm do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế đã khiến cho doanh nghiệp làm ăn gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, nhiều khoản nợ rơi vào tình trạng không thể trả được dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao.
Biểu đồ 2.12: So sánh tỷ lệ nợ xấu các Ngân hàng 2013
66
Có thể thấy, năm 2013 so với 6 ngân hàng trên thì tỷ lệ nợ xấu của MB đứng 4/7 và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn ngành. Điều này thể hiện sự quản lý chặt chẽ trong việc đánh giá khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng, tuy nhiên so với các năm trước tỷ lệ nợ xấu của MB so với các ngân hàng đã tăng cao. Hiện nay, MB là một trong những Ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt nam được NHNN phê duyệt áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính, xây dựng hệ thống quản