TMCP BẮ CÁ CHI NHÁNH KIM LIÊN
3.2.6. Nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng
Con người luôn đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động. Do đó, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức được xem là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt và luôn luôn phải duy trì trong thời gian tới của Chi nhánh. Việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng phải được coi là hết sức cấp thiết, thường xuyên và liên tục. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng mới phải đảm bảo đúng quy trình, phù hợp yêu cầu công việc. Tăng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ. Hình thức đào tạo này giúp cho cán bộ tín dụng nắm bắt được một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn. Chi nhánh cần tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế, khoa học công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của hệ thống Ngân hàng.
Đi đôi với việc đào tạo thì việc tuyển dụng cán bộ tín dụng phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của ngành và cần có sự công bằng trong khâu tuyển dụng. Đặc biệt, hàng năm có một lượng lớn sinh chuyên ngành Tài chính – Ngân
hàng tốt nghiệp. Đây là những người trẻ tuổi, được đào tạo bài bản, chính quy, nhanh nhẹn và năng động, tiếp thu những kiến thức và các vấn đề kinh tế xã hội tốt... Chi nhánh cần tạo cơ hội cho các sinh viên đó được thực tập tại trụ sở của mình, giúp đỡ họ làm quen với công tác Ngân hàng, để các tân sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa ký thuyết được học với thực tế để họ có thể áp dụng hiệu quả những kiến thức và hiểu biết của mình. Vì thế, Chi nhánh nên hỗ trợ cho các sinh viên thực tập có hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ tín dụng mới cần có là: tiêu chuẩn tư cách đạo đức (liêm khiết, tự tin, trung thực, tháo vát), tiêu chuẩn chuyên môn (trình độ học vấn, nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề), tiêu chuẩn về thể chất (sức khoẻ, hình thức)...
Chi nhánh cũng cần đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng, thực hiện chế định đi đôi với chế tài: Xây dựng chế độ khuyến khích thưởng phạt đối với cán bộ làm công tác tín dụng: cần có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau, tránh hiện tượng bình quân chủ nghĩa vì công tác tín dụng thực sự nặng nề, lắm rủi ro. Một sự đãi ngộ như nhau ở những vị trí khác nhau với năng lực và cường độ làm việc khác nhau sẽ làm triệt tiêu mọi nỗ lực, cố gắng sáng tạo. Do vậy, cần nghiên cứu áp dụng chế độ lương, thưởng đối với những người làm tớt công tác tín dụng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tăng cường tính kỷ luật đối với cán bộ làm công tác tín dụng, thường xuyên quán triệt cho cán bộ tín dụng về vai trò, nhiệm vụ của mình; tiến hành xử phạt nghiêm minh, công khai những hành vi cố tình vi phạm quy định hay hành vi lừa đảo, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cố tình làm trái, để làm gương và răn đe những người khác.