Nguyên nhân từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Kim Liên (Trang 48)

• Đầu tiên và khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là không đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu cho vay của Chi nhánh. Phần lớn các

Ngân hàng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, điều kiện nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị còn lạc hậu, giá trị thấp, tài sản đảm bảo (chủ yếu là bất động sản) thường không đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu và thiếu những giấy tờ liên quan, vì vậy nên chưa đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo của Chi nhánh. Hơn nữa, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và tình hình tài chính chưa ổn định, nhưng có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh lại càng khó tiếp cận vay vốn Chi nhánh. Tóm lại, đây là điều khó khăn nhất, là rào cản chủ yếu trong việc tiệp cận vốn vay của Chi nhánh với doanh nghiệp.

• Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng cam kết trong hợp đồng cho vay đã ký, hoặc không trả nợ đúng hạn cho Chi nhánh. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sau khi đã vay được vốn, lợi dụng lòng tin, sự giám sát thiếu chặt chẽ của Chi nhánh đã sử dụng vốn vay vào các mục đích khác nhằm trục lợi cá nhân, hoặc đầu tư vào những dự án bất hợp pháp. Những khoản vay đó trở thành nợ khó đòi, nợ xấu nếu không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ và các biện pháp xử lý kịp thời của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, có không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có hiện tượng chây ì, dây dưa và chần chừ trong việc trả nợ cho Chi nhánh. Điều đó làm giảm chất lượng cho vay, ảnh hưởng đến Chi nhánh.

• Uy tín của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp: Loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng đông đảo, và có vai trò là “xương sống” của nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, uy tín của các doanh nghiệp này trên thị trường lại thấp. Bởi vì, loại hình này thường làm ăn nhỏ lẻ và manh mún,vì vậy nên khó tạo lòng tin đối với Chi nhánh. Hơn nữa, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này thường không ổn định, một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, lừa đảo để chiếm dụng vốn của Chi nhánh, không trả được nợ cho Chi nhánh đã tạo nên ấn tượng không tốt cho Chi nhánh về loại hình doanh nghiệp này. Vì thế, Chi nhánh vẫn hạn chế cho vay và có những điều kiện chặt chẽ khi cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.

• Năng lực quản lý, năng lực lập dự án và thực hiện dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế. Đội ngũ quản lý của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế về kiến thức, chuyên môn và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quản lý giỏi, trình độ chuyên môn cao còn ít, chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản trị kinh doanh. Do yếu về năng lực quản lý nên các doanh nghiệp này thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường, dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh,

khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp không hiệu quả. Do đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ Chi nhánh. Ngoài ra, yếu kém và hạn chế trong lập và trình bày dự án, thực hiện dự án, làm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận được với nguồn vốn của Chi nhánh. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội vay vốn kinh doanh, làm cho Chi nhánh ngần ngại, e dè khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Kim Liên (Trang 48)