Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Kim Liên (Trang 55)

TMCP BẮ CÁ CHI NHÁNH KIM LIÊN

3.2.1.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Thẩm định là một trong những khâu quan trọng nhất, có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng và đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Một món vay trước khi được giải ngân phải qua quá trình thẩm định thật cẩn thận và kỹ lưỡng. Muốn cho vay hiệu quả thì Chi nhánh phải có sự tìm hiểu và hiểu biết về khách hàng. Chi nhánh cần thu thập thông tin từ các kênh khác nhau và chọn lọc những thông tin cần thiết, chính xác liên quan đến doanh nghiệp để tránh rủi ro khi quyết định cho vay. Ngân hàng nên cập nhật thường xuyên về tình hình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ động đi khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp đó để có những thông tin hợp lý và thực tế nhất về mọi mặt của doanh nghiệp. Bởi thực tế và những gì doanh nghiệp đưa ra trong hồ sơ vay vốn không phải giống nhau hoàn toàn. Ngân hàng cần thẩm định hiệu quả và tính khả thi của phương án vay vốn, phương án trả nợ của khách hàng. Tính khả thi của dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu được trong hồ sơ vay. Doanh nghiệp có vay được vốn hay không là phụ thuộc vào tính khả thi của dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh đó, đồng thời là khả năng thu hồi vốn và lãi của ngân hàng. Vì thế, công tác thẩm định tốt sẽ giúp Chi nhánh sàng lọc và lựa khách hàng hiệu quả, hạn chế rủi ro của các khoản vay về sau.

Sau khi thu thập các thông tin, Chi nhánh cần phân tích và đánh giá khách hàng một cách khách quan, khoa học các chỉ tiêu tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, các chỉ tiêu hoạt động và cơ cấu vốn thông qua các báo cáo tài chính để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngân hàng cần phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với dự án. Một kế hoạch sản xuất kinh doanh khi được lập thì đã tính đến những yếu tố tác động từ bên ngoài. Bởi có nhiều yếu tố khách quan vẫn tồn tại làm cho thực tế hoạt động của doanh nghiệp bị sai khác đi so với dự tính ban đầu. Vì vậy, trong quá trình thẩm định cần chú trọng đến yếu tố môi trường kinh doanh tác động đến phương án vay vốn của ngân hàng. Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản như tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi của hệ thống pháp luật, các thông tin về biến động thị trường cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Dựa trên những phân tích đó cán bộ tín dụng có thể đánh giá được các khả năng thích ứng của khách hàng trước những biến động môi trường xung quanh.

Đối với cán bộ thẩm định tài sản đảm bảo, Chi nhánh cần xem xét giá trị chuyển nhượng của tài sản, tham khảo giá trên thị trường, giá các sản phẩm tương

tự, tránh việc chỉ dựa vào nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp mà đánh giá tài sản đảm bảo thiếu chính xác, gây rủi ro cho khoản vay. Và trong quá trình thẩm định cũng phải vận dụng linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, và tuỳ từng trường hợp cụ thể, tránh khuôn phép máy móc, gây khó khăn, trở ngại cho khách hàng. Để thực hiện được giải pháp này, Chi nhánh cần tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng, bên cạnh đó, Chi nhánh và các cán bộ tín dụng cũng cần cập nhập tình hình giá cả trên thị trường để có thể xây dựng bản đánh giá thẩm định chính xác.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Kim Liên (Trang 55)