Chủ động giải quyết các khoản nợ đọng, nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Kim Liên (Trang 60)

TMCP BẮ CÁ CHI NHÁNH KIM LIÊN

3.2.4.Chủ động giải quyết các khoản nợ đọng, nợ quá hạn, nợ xấu

Để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh, ngoài việc thực hiện tốt các biện pháp kể trên để tăng chất lượng đầu vào cho vay, để hạn chế rủi ro và giải quyết các tổn thất khi xảy ra rủi ro, Chi nhánh cũng cần chủ động xử lý kịp thời nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu nhằm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh của mình.

Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thua lỗ do nguyên nhân bất khả kháng, chưa có khả năng trả nợ cho Chi nhánh, họ cần vốn để vực dậy sản xuất kinh doanh, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, số doanh nghiệp này ngày càng nhiều. Do đó, Chi nhánh cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng để xem có nên tiếp tục cho họ vay vốn không, cho vay với số lượng bao nhiêu. Đồng thời, Chi nhánh cần kiểm tra trực tiếp tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ... của từng doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp có hàng hoá tồn đọng nhiều, chưa bán được để có tiền trả nợ, Chi nhánh có thể giới thiệu đơn vị mua bán hàng hoá giúp giải quyết số hàng tồn đọng đó cho doanh nghiệp thu hồi được một phần vốn.

Với các doanh nghiệp có khả năng trả nợ nhưng cố tình trì hoãn hoặc không trả nợ, Chi nhánh cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, làm gương cho các doanh nghiệp khác.

Về phần nợ đọng, nợ xấu hay nợ quá hạn, cán bộ tín dụng cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xuyên, có hệ thống phân loại, theo dõi và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh mới. Qua phân tích tình hình nợ quá hạn, Chi nhánh có thể xác định được mức độ nợ quá hạn của khách hàng như thế nào. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tổ chức phân tích nợ quá hạn theo định kỳ, phân loại theo nợ thu được ngay, nợ dần từng phần, nợ khó thu, nợ không có khả năng thu hồi..., từ đó xác định nguyên nhân, nguồn thu, biện pháp và thời gian thu nợ phù hợp với khách hàng.

Với các món vay mới, Chi nhánh cần cho vay đúng chế độ, đúng đối tượng, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn vay, phát huy tối đa hiệu quả vốn vay, tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng cho vay lành mạnh. Chi nhánh cũng nên chia nhỏ nhóm khách hàng cho từng cán bộ tín dụng phụ trách để xác định khả năng trả nợ của từng khách hàng; nếu khách hàng nào có khó khăn trong việc trả nợ, cần báo cáo kịp thời với cán bộ lãnh đạo trực tiếp để có biện pháp tháo gỡ, xử lý nhanh chóng....

Nếu không thu hồi hết nợ kể cả sau khi đã thanh lý tài sản đảm bảo, Chi nhánh cần chủ động trích lập quỹ dự phòng rủi ro sang để giảm bớt nợ xấu, thực hiện thu nợ còn lại sau. Do đó, hàng năm, Chi nhánh phải lập quỹ dự phòng rủi ro cần thiết, trích lập quỹ với tỷ lệ hợp lý dựa trên kết quả kinh doanh của những năm trước, kế

hoạch kinh doanh trong năm nay, giảm bớt nợ tồn đọng - giảm bớt gánh nặng cho mình.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Kim Liên (Trang 60)