Tác động của chiến tranh và thiên tai trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 57 - 58)

Giống như các tỉnh Tây Nam Bộ, Kiên Giang cũng trải qua nhiều cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt. Đặc biệt, qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, quân dân Kiên Giang đã kiên cường chiến đấu và chiến thắng, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Lớp lớp thanh niên đã lên đường ra trận đối mặt với cuộc chiến tranh đầy gian khổ, hy sinh. Truyền thống hào hùng đó của vùng đất Kiên Giang đã tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ, hun đúc nên ý chí, bản lĩnh cho những thế hệ người Kiên Giang hôm nay vững bước tiến lên, trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương đất nước.

Chiến tranh đã qua đi nhiều thập niên nhưng những hậu quả mà nó để lại vẫn còn dai dẳng, như: môi trường bị tàn phá (vùng tứ Giác Long xuyên, cánh đồng hoang), đó là những nạn nhân chất độc da cam gây đau thương khó khăn cho biết bao gia đình, trong đó, người phụ nữ phải gánh chịu nhiều nhất.

Trong chiến tranh, lớp lớp người ra tuyền tuyến với phương châm “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’’; đánh địch với tinh thần “còn cái lai quần

cũng đánh’’ câu nói của nữ anh hùng người ta quen gọi với cái tên chị Út

Tịch, “Tất cả vì chiến thắng’’. Những người con của quê hương Kiên Giang đã lên đường vì nghĩa lớn, trong số đó có người ra đi mãi mãi không về, như: chị Phan Thị Ràng (chị Sứ), chị Mai Thị Hồng Hạnh ( huyện Giồng Riềng), chị Mười Mẫn nữ quân nhân rất anh dũng khi đối diện với kẻ thù làm cho bọn địch phải khiếp sợ. Có thể nói, đối với Kiên Giang nơi nào cũng đầy chiến tích, bao nhiêu anh hùng là bấy nhiêu đau thương, bao nhiêu niềm vinh quang

là bấy nhiêu nỗi bất hạnh. Song, cũng chính bởi chiến tranh mà tình thương yêu của các thành viên trong gia đình nông dân hôm nay càng được nhân lên gấp bội. Đó là nguồn cổ vũ cho các bà mẹ vượt lên chính mình để làm tròn nghĩa vụ đối với gia đình, với quê hương đất nước.

Do hậu quả của chiến tranh để lại làm cho kinh tế nơi đây nghèo nàn, lạc hậu, đời sống người nông dân rất khó khăn. Số hộ nghèo đói vẫn còn cao. Nhiều gia đình nông dân còn phải đầu tắt mặt tối lo cái ăn cái mặc, cuộc sống trước mắt còn vô vàn khó khăn nói chi đến chuyện học hành, nâng cao dân trí.Vì vậy, cho đến nay phần đông phụ nữ, nhất là phụ nữ nông dân vẫn ít có cơ hội học tập nâng cao trình độ cho bản thân, bởi họ suốt ngày chăm lo vườn rau, ao cá, lợn , gà… Điều đó đã hạn chế năng lực của người phụ nữ, họ không có nhiều điều kiện thuận lợi vươn lên phát huy vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.

Chiến tranh đã gây nên nhiều thương tích cho nhân dân, nhất là đối với nông dân. Chất độc, bom, mìn, vẫn còn nằm ở một số vùng đất chưa được tháo rỡ, trong khi nông dân sản xuất, cày vỡ đất vẫn phải lo sợ dẫm phải bom mìn, bị nhiễm chất độc màu da cam…đã làm cho họ luôn lo lắng, sợ hãi, trong sản xuất phần nào cũng ảnh hưởng đến năng xuất lao động. Bên cạnh đó, thiên tai, lũ lụt gần đây liên tiếp xảy ra. Nạn mất mùa vì rầy nâu phá hạ, ruộng lúa, hoa màu. Chăn nuôi cũng gặp khó khăn, đàn gia xúc, gia cầm, bị nhiễm bệnh H5N1. Những hậu quả này đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w