* Phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động phụ nữ ở nông thôn.
Trong thời đại hiện nay phụ nữ nông dân không những biết đến với tư cách là người mẹ sinh đẻ, nuôi con và làm các công việc nội trợ trong gia đình mà còn tham gia vào các quá trình sản xuất và hoạt động xã hội. Vai trò của họ trong xã hội hơn lúc nào hết được phát huy cao độ. Khi vai trò phụ nữ nông dân trong gia đình được đề cao, được bình đẳng, khi kinh tế hộ gia đình nông dân được ổn định và phát triển phụ nữnông dân có điều kiện để tham gia tích cực những công việc xã hội, từ đó nâng cao trình độ nhận thức và họ sẽ có khả năng chủ động trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân. Bước sang thế kỷ XXI với những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến luôn biến động, phát triển, tiếp xúc với nền văn minh thế giới hậu công nghiệp, gia đình
Việt Nam nói chung và gia đình nông dân ở Kiên Giang nói riêng ngỡ ngàn thấy nhiều mới lạ, khi đại bộ phận người dân còn chịu ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp, lạc hậu, trì trệ, nhất là đối với các thế hệ phụ nữ nông dân Kiên Giang. Vì vậy, trong giai đoạn mới, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi gia đình nông dân, đặc biệt là phụ nữ nông dân, đòi hỏi tỉnh Kiên Giang phải tạo một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh để phụ nữ nông dân phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân. Cụ thể:
* Phát triển các thành phần kinh tế để mỗi gia đình trở thành một đơn vị kinh tế.
Trong những năm trước đây, kinh tế Kiên Giang phát triển tương đối chậm so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy kinh tế hộ không phải là nền kinh tế độc lập nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển rất nhanh kể cả khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa phát triển, bởi vì sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, không đòi hỏi trình độ tay nghề cao, đa số người dân lao động sản xuất với trình độ thủ công, thô sơ, không có máy móc hiện đại, nên phù hợp với người dân lao động ở nông thôn. Với đặc thù của tỉnh, Kiên Giang chưa có nhiều khu công nghiệp lớn nên chưa khai thác triệt để tiềm năng kinh tế xã hội. Tuy lực lượng lao động xã hội trong tỉnh đông đảo, nhưng việc làm vẫn còn thiếu, thời gian nông nhàn còn cao, đa phần phụ nữ nông dân phải ra thành phố kiếm thêm việc làm, với thu nhập thấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Thế mạnh của Kiên Giang là nông nghiệp và thuỷ sản . Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những nhà máy chế biến thuỷ sản với quy
lớn. Do vậy cần đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp chế biến hàng nông thủy sản để một mặt thu hút lao động vào làm việc, nhất là lao động tại chỗ; mặt khác, tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp cho các khu công nghiệp, từ đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân, đồng thời thời là chất xúc tác để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình nông dân phát triển. Ví dụ Nhà máy chế biến thuỷ hải sản, đông lạnh xuất khẩu, nhà máy đường, nhà máy xay xát gạo…đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nguyên liệu trong tỉnh, giải quyết nguồn lao động tại địa phương. Đặc biệt, những cách đồng mía ở xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc (Gò Quao) có trữ đường rất cao rất thuận lợi cho ngành mía đường phát triển; những cách đồng khóm của Tắc Cậu (Châu Thành) và nhiều nơi trồng lát, lục bình, dệt chiếu, đan thảm xuất khẩu, nhà máy chế biến tôm đông lạnh, các loại hải sản để xuất khẩu, mở rộng các cơ sở sản xuất nước nắm, các công ty sản xuất hàng mỹ nghệ, tạo cho nhiều lao động tại địa phương nhất là phụ nữ nông dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình nông dân, góp phần giảm tỉ lệ nghèo ở nông thôn hiện nay.
Với đặc thù của Kiên Giang, các cấp cần quan tâm hơn nữa đến làng nghề truyền thống như: dệt chiếu Tà Niên ở Châu Thành, đan đệm ở Kiên Lương, Đập đá ở Hòn Đất, đan cần xé ở Vĩnh Thuận…Việc khôi phục làng nghề này sẽ tạo điều kiện để giải quyết việc làm lao động nông dân địa phương, nhất là lao động nữ nông dân vì hiện nay lực lượng lao động nữ nông dân vẫn chiếm số đông trong khu vực sản xuất nông nghiệp, từ đó, tăng thu nhập, vừa có điều kiện chăm sóc gia đình. Điều đó cho thấy một bộ phận lao động nữ nông dân sẽ chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, đây là đường rút ngắn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Kiên Giang. Điều đó sẽ góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân, giảm tỉ lệ hộ nghèo, hạn chế các tệ nạn xã hội… Thực
tế hiện nay các làng nghề chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí có rất nhiều gia đình nông dân đã bỏ nghề bởi sản xuất không thu được lợi nhuận. Do đó quan tâm tạo điều kiện để các làng nghề phát triển ổn định là góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân, nâng cao vai trò phụ nữ nông dân trong gia đình và xã hội.
Các chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh cần quan tâm đến đời sống các gia đình nông dân, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình gia đình nông dân, tạo điều kiện để mọi người phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng. Hiện nay ở Kiên Giang, lực lượng lao động nữ chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh. Do đó nhà nước cần tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế hộ gia đình nông dân. Đây là đơn vị kinh tế thu hút nhiều lao động nữ nông dân, nên cần có những chính sách hỗ trợ thỏa đáng để phát triển mạnh hơn. Tại Đại hội lần thứ IX Đảng ta khẳng định: “kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân được khuyến
khích phát triển mạnh, nhằm phát huy tối đa nội lực, phát triển lực lượng sản xuất’’ [9, tr .320]. Như vậy phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở Kiên
Giang không những tăng thêm nguồn thu nhập mà còn là giải pháp quan trọng để tạo việc làm cho các gia đình nông dân, phát huy vai trò phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Vì vậy chính sách chuyển giao khoa học công nghệ, dạy nghề cần chú ý đến đối tượng là lao động nữ nông dân, gia đình phụ nữ nông dân neo đơn, đơn thân làm chủ hộ, để phụ nữ nông dân có điều kiện nắm lấy cơ hội vươn lên thực hiện tốt vai trò của mình, phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất trong giai đoạn mới. Ngoài ra nhà nước cần tạo môi trường thông thoáng như: Chính sách cho vay vốn ưu đãi với thủ tục nhanh gọn, vốn vay được trả từng giai đoạn để người sản xuất có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất trong nông nghiệp; các thủ tục pháp lý trong việc mở cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cần
gọn nhẹ, đơn giản để khuyến khích các gia đình nông dân vươn lên. Để tạo điều kiện cho các gia đình nông dânphát triển kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, cần có chính sách đào tạo nghề nghiệp cho phụ nữ nông dân nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ nông dân, chính sách miễn giảm thuế cho các ngành sử dụng nhiều lao động nữ nông dân như: thuỷ sản, may mặc, dệt, thêu…để các cơ sở sản xuất có điều kiện sử dụng lao động nữ tại chỗ, tạo ra một cơ chế mới “ly nông bất ly hương’’, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Khi đó, mức sống của các gia đình nông dân được nâng cao, họ sẽ có đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ, các gia đìnhnông dân và phụ nữ nông dân có điều kiện thực hiện tốt vai trò của mình đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
* Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động để đa dạng hóa thu nhập.
Trong xây dựng kinh tế, việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá. Trong cơ chế của Kiên Giang hiện nay, nông nghiệp, ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Kiên Giang đang đẩy nhanh phát triển kinh tế biển, mở rộng các khu du lịch biển đảo Phú Quốc, thị xã Hà Tiên đang được triển khai và xây dựng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ đều phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống của nông dân. Trong thời gian tới để phát triển khu du lịch biển thuận lợi Kiên Giang đã chính sách thông thoáng mời gọi đầu tư của nước ngoài và trong nước với những thủ tục nhanh gọn, phù hợp để thu hút các công ty về Kiên Giang. Hiện nay với tiềm năng kinh tế của Kiên Giang, tỉnh xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là Nông - Ngư - Công nghiệp - Dịch vụ và Du lịch, nhưng Nông - Ngư nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân và kinh tế - xã hội Kiên Giang.
Trong chuyển dịch cơ cấu lao động phải coi trọng chuyển dịch ngay trong quy mô hộ gia đình nông dân, khuyến khích các hình thức lao động tại nhà, áp dụng thời gian lao động linh hoạt để phụ nữ nông dân vừa hoạt động kinh tế vừa có điều kiện chăm sóc con cái, phục vụ gia đình nông dân, đảm bảo cho các thành viên được sống trong điều kiện thoải mái, tự tin hơn trong cuộc sống. Trong lĩnh vực này cần đặt biệt chú ý phát triển khu vực phi kết cấu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc làm phi nông nghiệp, dịch vụ công cộng…là nơi có khả năng thu hút nhiều lao động nữ nông dân. Đồng thời cũng giải quyết cho số lượng nông nhàn cho phụ nữ nông dân ở nông thôn.
Bên cạnh đó còn phải tăng cường các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn; nâng cao kiến thức khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh; khuyến khích phát triển ngành nghề phi nông nghiệp như thương mại, dịch vụ, chế biến nông sản, nghề thủ công… tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá từ nông thôn.
Mở rộng các hình thức phối hợp dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nữ nông dân thông qua các hình thức phát triển các ngành nghề tại địa phương để tạo việc làm tại chỗ hoặc đưa đi lao động các tỉnh trong nước và xuất khẩu lao động, đặc biệt là ưu tiên cho phụ nữ nông dân nghèo, phụ nữ đơn thân…Tổ chức hướng dẫn, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ hộ, đồng thời hỗ trợ về khởi sự doanh nghiệp, tập huấn kiến thức quản lý doanh nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ doanh nghiệp nữ, vận động phụ nữ đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác kinh tế trang trại, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần giảm hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 6% vào năm 2010 [3, tr. 46]. Điều này cho thấy sự đóng góp của phụ nữ rất lớn trong phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế hộ gia đình nông dân.
* Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình và phát động phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi, động viên khuyến khích phụ nữ tham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh nói chung liên tục tăng do chính trị ổn định, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng. Việc nước ta chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo ra nhiều cơ hội cho tỉnh mở rộng hợp tác toàn diện, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt nội lực. Việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII, đã thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh liên tục tăng, nhất là kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao như nông nghiệp - thuỷ hải sản, năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội được tăng cường thêm. Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, tăng cường đầu tư cho đồng bằng Sông Cửu Long cùng với việc triển khai quyết định 178/2004/QĐ-TTg về đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, sụ tăng cường hợp tác với một số tỉnh của Campuchia, Thái Lan, Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực sẽ tăng đáng kể nguồn lực đầu tư khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Các chương trình dự án, đề án được đưa vào thực hiện là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng. Đây là cơ sở cơ bản để thực hiện xoá đói giảm nghèo của tỉnh trong đó có phụ nữ nhằm nâng cao mức sống và đời sống cho mọi người, nhất là phụ nữ để họ khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Trong thành tựu xóa đói giảm nghèo của tỉnh, vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh được Uỷ ban nhân dân tỉnh và Tỉnh Uỷ đánh giá rất cao. Hội đã chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở tập hợp phụ nữ tham gia phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình, xoá đói giảm nghèo, các phong trào này rất phù hợp với phụ
nữ nông dân nông thôn, được phụ nữ tham gia tích cực đã có những phụ nữ được hội giúp đỡ từ nghèo vươn lên khá, từ khá vươn lên giàu, thu hút ngày càng đông phụ nữ tham gia vào Hội.
Chỉ đạo tổ chức khảo sát nắm sát các đối tượng phụ nữ trong diện nghèo tiếp tục hỗ trợ các hoạt động xóa đói giảm nghèo phấn đấu có 80% trở lên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được Hội giúp đỡ về vốn, kiến thức kinh nghiệm sản xuất, trong đó có 30% trở lên thoát nghèo, đẩy mạnh các hoạt động tín dụng tiết kiệm gắn với tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn do Hội quản lý, đồng thời mở rộng các mô hình cho vay vốn theo tổ, nhóm liên kết sản xuất kinh doanh.
Xây dựng mô hình điểm làm kinh tế có hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của các chương trình, dự án đang thực hiện, đồng thời tranh thủ các dự án mới. Tiếp tục mở rộng nhận uỷ thác vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức đánh giá các hoạt động liên tịch thời gian qua và xây dưng lại văn bản thỏa thuận ký liên tịch giữa Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và Ngân hành chính sách xã hội tỉnh.
Phối hợp với các trường tỉnh, trung tâm dạy nghề các huyện mở lớp dạy nghề cho lao động nữ, kết hợp tư vấn giới thiệu việc làm thông qua hình thức phát triển các ngành nghề tại địa phương để tạo việc làm tại chỗ, hoặc đưa đi lao động ở các tỉnh bạn và ở nước ngoài, phấn đấu mỗi năm tạo việc làm cho trên 5.000 lao động nữ.
Tranh thủ các dự án hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, tập huấn kiến thức quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ hộ, nâng cao chất lượng