Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình phát triển

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 101 - 104)

điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình phát triển

Kiên Giang cũng giống như cả nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa xuất phát từ một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu. Là tỉnh lẻ cách xa trung tâm các thành phố lớn và chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, nên sau hơn 30 năm giải phóng, Kiên Giang vẫn là tỉnh nghèo. Đặc trưng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm chuyển đổi một cách căn bản nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động sử dụng máy móc, phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhằm tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc phát triển kinh tế xã hội của Kiên Giang, đồng thời; thúc đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình nông dân Kiên Giang.

Xuất phát từ thực tế đó Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang đã nhận thức sâu sắc rằng: để phát huy vai trò của phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân, trước hết phải tập trung tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đó là cơ sở căn bản để nâng cao năng lực toàn diện cho phụ nữ nông dân, bởi vì lao động nữ nông dân đa số không có tay nghề, trình độ thấp, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm; việc

áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất còn lúng túng. Vì vậy, phụ nữ nông dân muốn phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế gia đình cần phải được học tập nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, nhằm tổ chức tốt hoạt động kinh tế và cuộc sống gia đình.

Thực tế hiện nay cho thấy trình độ học vấn của phụ nữ Kiên Giang còn rất thấp so với trình độ của phụ nữ ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cho nên, muốn phát triển kinh tế hộ gia đình cho phụ nữ Kiên Giang thì cần phải chú trọng đến giáo dục đào tạo. Do vậy, Đảng bộ Kiên Giang xác định tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cùng với nó, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục theo hướng tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả ở tất cả các ngành học, bậc học, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, nhất là hiện nay với phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử’’ bộ giáo dục đã phát động nhằm nâng cao dân trí trong đó có phụ nữ nông dân Kiên Giang.

Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Kiên Giang tập trung vào phát triển nông nghiệp vừa theo diện rộng kết hợp đầu tư chiều sâu, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm gắn với yêu cầu của thị trường. Trên cơ sở rà soát điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, tập trung tổ chức xây dựng các vùng nguyên liệu chất lượng cao: lúa, khóm, mía…Sử dụng có hiệu quả diện tích đất rừng chuyển sang sản xuất nông nghiệp, đất hoang hoá ở vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau đưa vào sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất màu, nuôi trồng thay cho sản xuất lúa vụ 3.

Chú trọng phát triển nâng cao chất lượng đàn heo, mở rộng mô hình chăn nuôi công nghiệp, phát triển mạnh đàn bò ở tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Phú Quốc. Củng cố phát triển kinh tế hợp tác, tạo điều kiện phát

triển kinh tế trang trại, nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn như hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, nước. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, ứng dựng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản. Tập trung đầu tư các cơ sở sản xuất giống cây, con chất lượng cao. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất các loại giống chất lượng cao. Giá trị sản xuất hàng nông - lâm nghiệp phấn đấu tăng 7%, sản lượng lúa đạt từ 2,875 triệu tấn, trong đó lúa chất lượng cao trên 65%, đàn heo 450.000 con, đàn bò 20.000 con, đàn gia cầm 5,5 triệu con…Bên cạnh đó phải kết hợp với lựa chọn công nghệ thích hợp. Để đạt được những mục tiêu trên phải đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động nói chung và lực lượng lao động nữ nông dân nói riêng, nhất là đào tạo đội ngũ lành nghề ở tầm cao trong các trường dạy nghề, đồng thời mở rộng hệ thống đào tạo nghề xã hội một cách rộng rãi cho phụ nữ nông dân. Trong việc lựa chọn công nghệ cần hết sức coi trọng công nghệ tinh xảo nhưng có kết hợp các qui mô nhỏ, vừa và lớn phù hợp với sản xuất nông nghiệp, nông thôn đối với phụ nữ nông dân. Khuyến khích áp dụng công nghệ sinh học nhất là kinh tế nông nghiệp nông thôn. Sự tiến bộ của phụ nữ là một trong những tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của xã hội. Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã cho thấy sự nỗ lực của các ngành, các cấp, của mỗi người dân lao động trong toàn tỉnh cùng với đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đã đem lại những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, nhằm cải thiện đời sống của hàng ngàn gia đình, nhất là phụ nữ nông dân, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn sẽ góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân, tạo điều kiện cho người phụ nữ tích cực lao động trong nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Với nền sản xuất đó sẽ mang lại năng xuất lao động cao, phụ nữ có điều kiện chăm sóc trẻ em, người già một cách tốt nhất. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay

(3,71% GDP) thì mức sống của các gia đình ở Kiên Giang nhìn chung còn thấp, điều kiện sinh hoạt của các gia đình còn nhiều khó khăn; đặc biệt là vấn đề nhà ở. Hiện nay phần lớn các gia đình nông dân ở Kiên Giang vẫn sống trong các căn nhà tranh vách lá, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch còn thiếu trầm trọng, ô nhiễm môi trường thường xuyên xảy ra. Đây là những vấn đề cơ bản của cuộc sống mà bản thân phụ nữ và mỗi gia đình chưa thể giải quyết được. Cho nên, cùng với lực lượng lao động nam giới, phát huy vai trò của phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình là hết sức cần thiết để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo điều kiện xây dựng tốt cơ sở hạ tầng để phụ nữ nông dân Kiên Giang góp phần nhỏ bé của mình vào phát triển kinh tế chung đất nước.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w