Sự tác động của cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 58 - 69)

Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương

Một là, Những tác động do sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu

bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

nước ta nói chung và Kiên Giang nói riêng, cộng với cơ chế trung quan liêu bao cấp kéo dài hơn 10 năm đã làm cho nền kinh tế đất nước ta vẫn nghèo nàn, lạc hậu. Đại hội VI là Đại hội đã đánh dấu bước chuyển biến mới trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước một cách toàn diện: ổn định chính trị, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao mức sống cho nhân dân. Với cơ chế mới kinh tế hộ gia đình được xem là một đơn vị kinh tế và được tạo điều kiện để phát triển.

Trong cơ chế thị trường, nhiều hộ gia đình Kiên Giang do phụ nữ làm chủ hộ đã biết tận dụng thời cơ, áp dụng khoa học công nghệ mới làm tăng năng xuất lao động , ổn định cuộc sống, do vậy, nhìn chung đời sống có nâng cao.

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần rất phù hợp với tiềm năng kinh tế đa dạng của tỉnh Kiên Giang và đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình nông dân phát triển mạnh. Từ đó, đời sống của đa số nông dân được nâng lên. Đó cũng là môi trường thuận lợi để phụ nữ nông dân Kiên Giang tham gia tích cực hơn trong phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời, có điều kiện tham gia nhiều hơn công tác xã hội. Phụ nữ được tạo điều kiện để học tập, nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn. Đó là những điều kiện thuận lợi giúp cho phụ nữ phát huy có hiệu quả vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân, ổn định cuộc sống, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đồng thời là cơ sở để giải phóng phụ nữ, tạo điều kiện bình đẳng với nam giới, từ đó vai trò của phụ nữ cũng được nâng lên trong gia đình và ngoài xã hội. Bước đầu chị em cũng vượt lên khỏi những mặc cảm, tự ti bản thân để khẳng định vai trò, phát huy năng lực của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta, làm cho quê hương Kiên Giang ngày càng giàu đẹp.

Tuy vậy, cho đến nay, mức sống của người dân Kiên Giang vẫn chưa được cải thiện nhiều. Một số hộ ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng còn nhiều khó khăn như thiếu vốn sản xuất, thiếu thông tin, thiếu khoa học công nghệ mới, thiếu con giống, cây trồng vật nuôi có chất lượng cao. Mặt khác chính sách xã hội chưa toàn diện và triển khai thực hiện chưa đồng bộ gây trở ngại cho các hộ gia đình trong phát triển kinh tế; giáo dục, y tế còn nhiều bất cập; đội ngủ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu, vì vậy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong phát triển kinh tế hộ còn gặp không ít khó khăn.

Cơ chế thị trường cũng đã khơi dậy sự chủ động, tích cực vươn lên của nhiều phụ nữ, nhờ đó nhiều gia đình ổn định kinh tế và có bước phát triển khá rõ rệt, nhưng bên cạnh đó cũng có gia đình gặp khó khăn, bế tắc, đổ vỡ. Cũng trong cơ chế thị trường, đồng tiền, quyền lợi vật chất chi phối mạnh mẽ đến cách nghĩ, lối sống, tác phong đạo đức của một bộ phận không nhỏ dân cư trong xã hội, chà đạp lên đạo lý luân thường trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa họ hàng thân tộc; vợ chồng bất hòa, con cái hư hỏng, người già bị coi thường, nhiều giá trị văn hoá bị mai một. Tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, gây hậu quả nặng nề đối với đời sống tư tưởng, tình cảm của phụ nữ Kiên Giang. Trong điều kiện mới cần cải thiện một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ Kiên Giang phát huy vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình ngày thêm bền vững.

Hai là, Những tác động từ chủ trương, chính sách của Đảng bộ, Uỷ ban

nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Phụ nữ Kiên Giang chiếm 52% tổng dân số toàn tỉnh và 59% lực lượng lao động trong tỉnh, là nhân tố chính để tạo nên sự tiến bộ và phát triển của nền kinh tế tỉnh Kiên Giang. Vì lẽ đó, phụ nữ Kiên Giang được tỉnh uỷ, UBND tỉnh rất quan tâm và có những cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho gia

đình và phụ nữ vươn lên khẳng định vị trí, vai trò của mình trong gia đình, xã hội và trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Sau khi tiếp thu Nghị quyết 04/ của bộ chính trị và Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương về vấn đề công tác cán bộ nữ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Kiên Giang đã ban hành quy định về việc quan tâm đến cán bộ nữ; và xây dựng kế hoạch triển khai đến các ban, ngành trong tỉnh, từ đó có kế hoạch chăm lo bồi dưỡng cán bộ nữ, mạnh dạn bố trí, phân công, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ nữ vào những chức vụ lãnh đạo quản lý. Các cấp uỷ Đảng, đảng đoàn, ban cán sự Đảng, cùng với các ban ngành chức năng tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách đối với cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng. Ngoài việc giải quyết các chính sách cán bộ theo quy định của trung ương, Tỉnh còn hỗ trợ tiền mua tài liệu học tập cho cán bộ đi học một năm là 500 ngàn đồng, tiền thuê phòng 450 ngàn đồng/ tháng,và bảo vệ luận án thạc sĩ là 20 triệu đồng, luận án tiến sĩ là 30 triệu đồng, riêng cán bộ nữ đi học còn được hưởng thêm 50 ngàn đồng mỗi tháng.

Để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển các cấp, các ngành, cũng có nhiều hình thức khác nhau, nhưng tùy theo từng hoàn cảnh mà giúp phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế gia đình cho phù hợp, nhằm ổn định cuộc sống vừa phát triển kinh tế gia đình vừa góp phần làm giàu đất nước và xã hội.

Đối với phụ nữ các ngành sản xuất, đặc biệt là phụ nữ nông dân, phụ nữ là người dân tộc, tỉnh cũng có chính sách giúp đỡ họ vươn lên phát triển kinh tế gia đình như: Chính sách đào tạo nghề, chính sách vay vốn ưu đãi để phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, chính sách trợ cấp cho những phụ nữ đơn thân…

Trên thực tế, sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp của kinh tế hộ ở cả thành thị và nông thôn những năm qua là kết quả của sự đổi mới các chính sách kinh tế ở nước ta, trong đó có chính sách khuyến khích kinh tế hộ. Quan

trọng nhất phải kể đến quan niệm coi hộ là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn và các chính sách ruộng đất, tín dụng đối với hộ nông dân .v.v…Vai trò của các chính sách này càng trở nên quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay khi nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa; hội nhập kinh tế thế giới,và chính thức trở thành thành viên của WTO. Trong điều kiện đó kinh tế đang đứng trước những vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp hơn so với thời kỳ trước, như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đa dạng hóa các loại hình sản xuất; nâng cao năng lực kinh doanh; đưa khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông - lâm nghiệp; giảm đói nghèo, hạn chế di dân, tạo thêm việc làm, tăng năng lực cạnh tranh v. v…

Như vậy, có thể nói kinh hộ gia đình là loại hình tổ chức sản xuất tồn tại lâu dài trong lịch sử nước ta và có đóng góp to lớn cho sự nghiệp đổi mới trong những năm gần đây.

Kinh tế hộ tỏ ra thích hợp không chỉ với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mà còn phù hợp với các hình thức dịch vụ, buôn bán, sản xuất hàng tiểu, thủ công nghiệp ở đô thị, đặc biệt trong giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đánh giá đầy đủ vai trò của kinh tế hộ trong giai đoạn vừa qua sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách định hướng chuẩn xác hơn cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Dưới tác động của các yếu tố và chính sách vĩ mô, kinh tế hộ đang trải qua những biến đổi nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời có thể thấy sự đa dạng về các loại hình và cấp độ phát triển khác nhau của kinh tế hộ trên phạm vi cả nước nói chung và ở Kiên Giang nói riêng.

Ngày nay trong điều kiện mới với nhiều cơ hội và cũng không ít những khó khăn thử thách, phụ nữ càng phải phát huy vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tuy nhiên, quá trình phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế đang chịu sự tác động của các yếu tố sau:

Thứ nhất, cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam đã quan

tâm dến phụ nữ trên nhiều lĩnh vực và tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát huy vai trò của mình, nhất là phụ nữ nông dân ở nông thôn. Chẳng hạn như: chính sách xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ, chính sách hỗ trợ vốn cho phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, chính sách hỗ trợ phụ nữ học tập nâng cao trình độ. Trước đây phụ nữ nông dân ít được học tập nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn thì nay đã được tạo điều kiện học tập như Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản khuyến khích học tập và thu hút nguồn nhân lực mới đầu tư phát triển kinh tế cho tỉnh, bằng cách hỗ trợ học tập cho cán bộ cơ sở được hưởng 300.000 đồng/ tháng và nữ được thêm 50.000 đồng/ tháng. Thực tế cho thấy, phần lớn phụ nữ có học vấn cơ bản, và được đào tạo chuyên môn kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn thì làm kinh tế gia đình có hiệu quả hơn những chị em có trình độ thấp.

Thứ hai, hiện nay, ở nông thôn số phụ nữ đóng vai trò là chủ hộ ngày

càng gia tăng. Bởi vì, từ xưa người phụ nữ có được vị trí, vai trò là người quản lý chi tiêu tài chính cho gia đình. Ngay từ nhỏ, các em gái đều được người mẹ trong gia đình giáo dục làm quen với vai trò là người chăm lo cho cuộc sống gia đình, nội trợ như từ việc nấu ăn, giặt giũ, đi chợ, chăm lo cho người già và trẻ em; đến việc trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ. Cho đến nay vai trò ấy vẫn tiếp tục được phát huy tác dụng, nhất là đối với phụ nữ nông dân trong việc phát triển kinh tế gia đình. Những công việc tưởng như vặt vãnh nhưnh lại phù hợp với phụ nữ nông dân như việc trồng hoa màu; chăn nuôi; cải tạo vườn tạp đã làm thúc đẩy kinh tế gia đình phát triển. Ở Kiên Giang, theo đánh gía của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh: “ Những năm qua, đã có 1.238 phụ nữ tiêu biểu đạt danh hiệu “ phụ nữ sản xuất giỏi’’. Từ phong trào sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện những gương làm kinh tế giỏi, với mô hình sản xuất tổng hợp, kinh tế trang trại có thu nhập hàng trăm triệu đồng

trong năm, tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Hạnh, Lương Thị Kim Thu huyện Tân Hiệp [ 2, tr.11]. Điều này cho thấy vai trò của phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình hiện nay là rất quan trọng, bởi những đóng góp của lao động nữ đã góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện.

Thứ ba, ngoài ra sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc tế hiện

nay đòi hỏi phụ nữ cần phải nâng cao vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, trong điều kiện mới phụ nữ nông thôn cần phải nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, và cả năng lực một cách toàn diện, nhằm để nắm bắt kịp thời những khoa học công nghệ mới vào quá trình sản xuất nông nghiệp nông thôn. Đây là một yêu cầu cấp bách của phụ nữ nông nông dân nếu không thì cũng không thể nào đảm bảo cho tốc độ phát triển trong thời gian tới. Bởi vì theo đánh giá của bộ giáo dục đào tạo năm 2005 đã cho thấy trình độ dân trí đồng bằng sông Cửu Long còn rất thấp so với cả nước, còn đối tỉnh Kiên Giang lại là tỉnh có trình độ dân trí thấp nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là phụ nữ nông dân ở nông thôn ít có điều kiện và cơ hội học tập để nâng cao trình độ dân trí cũng như chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một vấn đề không nhỏ đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ nông dân nói riêng, hiện nay muốn thực hiện vai trò của mình nhằm phát triển kinh tế gia đình đòi hỏi phụ nữ nông dân phải có kiến thức, có trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ , sự hội nhập WTO với nền kinh tế tri thức đã phát triển đòi hỏi người lao động phải có đủ những điều đó mới tồn tại và phát triển được, do đó phụ nữ nông dân hơn lúc nào hết phải phát huy cao độ vai trò của mình là người trụ cột trong gia đình , người nội trợ, đồng thời là người vợ đảm đang, người mẹ hiền của các con, chính những trách nhiệm to lớn đó đòi hỏi phụ nữ không ngừng phấn đầu vươn lên để khẳng định vai trò của mình trong phát triển kinh tế gia đình.

năng lực một cách toàn diện, để làm tốt vai trò của mình, phụ nữ cũng phải năng động hơn, nhạy bén hơn trong phát triển kinh tế cho gia đình. Bên cạnh những thành công của chị em phụ nữ cũng còn một số ít chị em chưa thể hiện được vai trò của mình, chưa xác định được vị trí, vai trò của mình trong gia cũng như ngoài xã hội họ sống chủ yếu phụ thuộc vào người chồng vì họ quan niệm người chồng phải có trách nhiệm chính làm kinh tế nuôi sống gia đình. Tuy số này không nhiều lắm nhưng phần nào cũng ảnh hưởng đến gia đình và xã hội, với tâm lý ỷ lại của một số phụ nữ không chịu lao động mà chủ yếu trông chờ vào của hồi môn của cha mẹ, không có ý chí phấn đấu mà an phận với cuộc sống hiện có của gia đình, một bộ phận chị em phụ nữ ngại lao động sợ cực khổ, đã bất chấp luân thường đạo lý tham gia vào con đường mua bán dâm, cờ bạc, thậm chí có những phụ nữ còn buôn bán cả chất gây nghiện để thu lợi nhuận cao làm giàu một cách phi pháp, mặc cho hậu quả xấu tác động đến thế hệ trẻ ở nông thôn ra sau không cần biết đến.Điều này cho thấy cần phải phát huy vai trò của phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình là điều cần thiết

Thực tế cho thấy các chính sách đối với hộ nông dân không chỉ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp mà cần mở rộng theo hướng phát triển nông thôn nói chung, trong đó có thể lấy chính sách tạo việc làm ở khu vực nông thôn làm mũi nhọn. Đồng thời các nhà hoạch định chính sách cần tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của hộ để xây dựng chương trình phát triển cho từng nhóm hộ nhằm hỗ trợ từng loại hộ phát huy tối đa năng lực nội tại, thực hiện chiến lược tối đa hóa nguồn thu theo những cách mà họ lựa chọn [2, tr.239].

Điều này cho thấy chính sách phải bám sát thực tế thì mới có khả năng thực thi, nếu không thì sẽ có tác dụng ngược lại, thực tế đã chứng minh điều

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w