Có thể nói cơ chế phát huy vai trò của phụ nữ chính là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm đến lao động nữ nói chung, phụ nữ nông dân Kiên Giang nói riêng.
Từ cuối những năm 80, nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế mới: phát triển nền kinh tế thị trường thay thế cho nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp với đặc trưng một hệ thống sở hữu nhiều hình thức được khuyến khích phát triển thay thế cho xu hướng quốc doanh hóa và tập thể hóa một cách cao độ mọi hoạt động kinh tế trước đây. Các quan hệ buôn bán tự do trong nước cũng như với bên ngoài và chính sách mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp của tư bản nước ngoài đã có tác dụng không chỉ đẩy mạnh sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới đổi mới kinh tế đã diễn ra như một quá trình từng bước điều chỉnh các chính sách trước yêu cầu của thực tế kinh tế, bắt đầu bằng những điều chỉnh chính sách theo hướng khuyến kích hoạt động kinh tế của cá nhân và hộ gia đình: với cơ chế kinh tế mới này, đặc biệt là chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế hộ gia đình được thừa nhận là một đơn vị kinh tế độc lập và được tạo điều kiện phát triển, trong đó bao gồm cả kinh tế hộ gia đình nông dân .
Chính sách khoán sản phẩm hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp đã được khuyến khích áp dụng phổ biến thay cho việc hợp tác xã điều hành trực tiếp kể từ năm 1981 đã được coi như là bước khởi đầu của đổi mới kinh tế. Chính sách này đã kích thích các hộ gia đình nông dân đầu tư sức lao động và vốn để vượt định mức mà họ có nghĩa vụ giao nộp cho hợp tác xã và như vậy
họ có thể hưởng phần vượt. Trong cơ chế khoán này, hợp tác xã vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và phân phối vì nó quyết định phương hướng kinh doanh và cách thức phân phối sản phẩm. Nhưng một khi có quyền tự tổ chức sản xuất và tiếp xúc với thị trường, người nông dân nói chung và phụ nữ nông dân mong muốn có đầy đủ quyền quyết định kinh doanh. Việc đổi mới hệ thống quản lý nông nghiệp (1987) mà trong đó hộ gia đình được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao sử dụng ruộng đất lâu dài, có mọi quyền quyết định kinh doanh đã là một bước tiếp theo của đổi mới theo hướng tư nhân hóa nông nghiệp, nó đã và đang dẫn đến hàng loạt biến đổi kinh tế - xã hội to lớn trong nông thôn: các quan hệ mới về ruộng đất, về tổ chức sản xuất, về lao động, về thương mại, về phân phối... Có thể nói đây là một chính sách có tác động mạnh mẽ đến kinh tế hộ nói chung và hộ nông dân nói riêng, đặc biệt là đối với phụ nữ nông dân giúp họ có điều kiện và tự tin hơn trong sản xuất nông nghiệp, được làm chủ trên mảnh vườn, thửa ruộng của mình và được quyền quyết định mua bán trao đổi sản phẩm do họ làm ra mà không cần đến hợp tác xã. Chính sách khoán sản phẩm đến người lao động đã tác động không những trong lĩnh vực nông nghiệp mà cả trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp. Đối với công nghiệp “chính sách này khuyến khích các thành phần kinh tế không phải quốc doanh phát triển lâu dài cũng đã được ban hành. Hàng loạt cơ sở kinh tế tư nhân đã thành lập và hoạt động, làm cho bộ mặt của nền kinh tế, nhất là ở các đô thị, có sự thay đổi rõ rệt. Thương mại và dịch vụ là lĩnh vực có sức cuốn hút mạnh mẽ nhất đối với kinh doanh tư nhân và đó cũng là lĩnh vực thu hút phần lớn số lao động dư thừa tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Đồng thời với cơ chế này để phụ nữ nông dân có cơ sở làm kinh tế gia đình một cách thuận lợi hơn, bởi vì, kinh tế gia đình dựa trên sức lao động của các thành viên trong gia đình, nguồn vốn tự có là chủ yếu, các loại vật tư có trên thị trường địa phương và phạm vi tiêu
thụ hàng hoá chủ yếu là ở thị trường địa phương, vì thế nó tỏ ra có sức sống mạnh mẽ và hiện đang là bộ phận chính của kinh tế phi hình thức ở cả nông thôn và thành thị Việt Nam.
Sự thay đổi cơ chế, chính này đã có tác động mạnh mẽ đến phụ nữ ở nông thôn , bởi vì đa số phụ nữ ở nông thôn sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi, buôn bán nhỏ...Họ càng hăng say trong lao động sản xuất, nhờ vậy năng xuất lao động tăng hơn so với những năm trước đây. khi phụ nữ có điều kiện chăm lo cho gia đình nhiều hơn, và tham gia công tác xã hội tốt hơn , có điều kiện học tập nâng cao dân trí và chuyên môn nghiệp vụ, nhằm làm tốt vai trò của mình đối với gia đình và xã hội.
Bên cạch đó, Chính sách mở rộng giao lưu với thị trường thế giới đã được thực hiện thông qua các biện pháp tự do hóa ngoại thương, khuyến khích xuất khẩu bằng miễn hoặc giảm thuế, khuyến khích nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Lôi cuốn đầu tư nước ngoài được coi là chính sách quan trọng để đạt sự tăng trưởng nhanh chóng trong mấy thập kỷ tới. Chính sách mở cửa nền kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, và đã tạo cơ hội mới về thu nhập ,việc làm cho người nông dân nói chung và phụ nữ nông dân nói riêng, song, nó cũng là yếu tố mạnh mẽ khiến cho các đơn vị kinh tế phải đối đầu với sự cạnh tranh gây gắt với hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa do các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ra. Đối với kinh tế hộ, chính sách mở cửa đã tạo nên nhiều cơ hội mới về việc làm cho nông dân và nông thôn.
Những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô đã làm xuất hiện nhiều loại hình hoạt động mới cho kinh tế hộ gia đình, tạo nên những thay đổi mạnh mẽ về vai trò và vị trí của kinh tế hộ gia đình trong nền kinh tế quốc dân. Trên thực tế, kinh tế hộ gia đình là lĩnh vực thu hút số đông lao động xã hội và tạo nguồn thu nhập cho mọi người, nhất là đối với phụ nữ nông dân ở nông thôn.
Chỉ tính trong lĩnh vực nông nghiệp, các hộ sản xuất nông nghiệp gia tăng nhanh về số lượng. Đầu những năm 1990 bình quân mỗi năm có 308.000 hộ mới ra đời so với mức bình quân 208.000 hộ mỗi năm thời kỳ 1985 - 1990, thì tốc độ phát triển hộ nông nghiệp đầu những năm 1990 tăng hơn 48 %. (xem bảng số 2). Khi hộ nông nghiệp tăng thì sự giảm xúc của các loại hình sản xuất khác như nông trường quốc doanh và hợp tác xã, các nông trường quốc doanh giảm 47 % thời kỳ 1985 - 1993, từ 1. 376 xuống 651. các hợp tác xã nông nghiệp giảm 58% từ 55.714 xuống 22.900.
Số liệu trên đây chỉ nói đến sự thay đổi về số lượng trong khi về nội dung hoạt động của các nông trường và hợp tác xã đã có sự biến đổi sâu sắc theo hướng dịch vụ - kỹ thuật cho hộ nông dân.[4, tr.122]. Điều này cho thấy khi kinh tế hộ có sự phát triển về số lượng và tốc độ thì sẽ có sự đa dạng về ngành nghề và trở thành một trong những loại hình tổ chức sản xuất năng động nhất trong giai đoạn mới.
Trải qua nhiều thời kỳ, kinh tế hộ vẫn tồn tại và phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ, có thể nói kinh tế hộ là một sản phẩm của thời kỳ đổi mới ở nước ta. Một mặt là, các chính sách đổi mới kinh tế đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, mặt khác là chính sách kinh tế hộ đã góp phần to lớn vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội.
Điều này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực nông nghiệp và trước hết là giải quyết vấn đề lương thực ở nước ta. So với thời kỳ trước 1981 - 1988 bình quân tổng sản lượng lương thực từ 1989-1992 tăng 4.6 triệu tấn (26 %) , năng xuất lúa tăng 26, 9 %, lương thực bình quân đầu người tăng 12,2 % (Nguyễn Sinh Cúc, 1995, tr .34) . Lúc này Việt Nam đã xuất khẩu gạo đạt 1,5 triệu tấn gạo/năm. Chính những yếu tố trên đã tạo cho nông dân sự phấn khởi và nhất phụ nữ nông dân lại càng phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế
gia đình, bởi vì chính kinh tế hộ gia đình phát triển sẽ giải quyết được vấn đề lương thực và việc làm cho lao động, nhất là lao động ở nông thôn, đặc biệt là phụ nữ nông dân.
Có thể nói chính sách mở rộng phát triển kinh tế hộ gia đình của Đảng và Nhà nước ta đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là đối với hộ nông dân, đặc biệt là phụ nữ nông dân có thêm việc làm tăng thu nhập cho gia đình, nó cũng góp phần đáng kể vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ nâng cao vai trò của họ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nếu thiếu những chính sách, hoặc chính sách không kịp thời thì sẽ không thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ chung và kinh tế gia đình nói riêng, vì thế cần phải có những chính sách đúng, kịp thời làm đòn bẩy bật dậy nền kinh tế của nước ta.
- Quan niệm về phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình
Trước hết, bản thân phụ nữ phải tự nổ lực vươn lên, khẳng định vị trí
vai trò của mình, trong gia đình và xã hội một cách đúng đắn. Phụ nữ vừa là người nội trợ vừa là người lao động, đồng thời tham gia công tác xã hội, phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình người vợ đảm đang, người mẹ hiền, đồng thời là cô giáo dạy dỗ và lưu truyền văn hóa cho con cái trong gia đình. Vì thế, phụ nữ để phát huy vai trò phụ nữ ra sức học tập nâng cao trình độ về mọi mặt: kiến thức, sức khỏe, năng động, sáng tạo, để tạo ra thế hệ tương lai có đủ trình độ và năng lực kế tục sự nghiệp của đất nước. Phụ nữ còn là người lao động tạo ra thu nhập gia đình, với tính chịu khó, kiên trì, và sự khéo léo phụ nữ rất nhạy bén trong lĩnh vực kinh tế với sự cần mẫn, siêng năng, không ngại khó, biết tận dung thời cơ để phát triển kinh tế gia đình hợp lý, vì thế cần phải phát huy vai trò phụ nữ, không những trong gia đình ngay trong xã hội. Nhằm khơi dậy tiềm năng kinh tế của xã hội. không những ngày nay mà từ
xa xưa phụ nữ đã có vai trò đó và ngày càng được phát huy hơn qua các thời đại, dù ở dâu cương vị nào phụ nữ cũng tham gia có trách nhiệm và thể hiện được vai trò của mình. Nhất là trong thời đại ngày nay kinh tế hội nhập vai trò của phụ nữ càng được phát huy hơn để năm bắt kịp thời những cái mới vận dụng vào thực tế có hiệu quả.
Thứ hai : Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình là quá
trình tạo ra những điều kiện, môi trường và cơ chế thuận lợi để phụ nữ chủ động, tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình; đồng thời khắc phục những yếu tố kìm hãm, cản trở việc thực hiện vai trò của phụ nữ trong phát kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, đoàn thể, nhất là Hội liên hiệp phụ nữ trực tiếp lãnh đạo đều hành phụ nữ ở địa phương tạo mọi thuận lợi để phụ nữ gia nhập tổ chức Hội và tham gia tích cực các phong trào đo địa phương phát động. Tham mưu các cấp lãnh đạo , tạo môi trường phát triển kinh tế hình thức đa dạng, phong phú, thu hút phụ nữ tham gia ngày càng đông đảo, vì đây là lực lượng đông đảo trong xã hội, phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội.
Thứ ba, Các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến phụ nữ, những chính sách
phát triển kinh tế của địa phương đòi hỏi phải có yếu tố giới. Đây là cơ sở đảm bảo cho phụ nữ tích cực phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Bởi vì chỉ có sự nỗ lực của phụ nữ thì chưa đủ để phát triển kinh tế tốt mà cần có chính sách, chủ trương đúng đắn của Đảng , nhà nước, làm cơ sở cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình . Bên cạnh đó bản thân phụ nữ nông dân phải năng động, nhạy bén, có bản lĩnh, chủ động trong phát triển kinh tế, một bộ phận phụ nữ nông dân đã phát huy vai trò trong lĩnh vực kinh tế họ đã chủ động đều hành hoạt động kinh tế gia đình mang lại hiệu quả. Từ đó, vai trò của phụ nữ khẳng định và làm thay đổi cách nhìn của xã
hội đối với phụ nữ, những thành đạt của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình thời gian qua, đã tạo được niềm tin với các cấp lãnh đạo nhất là Hội liên hiệp phụ nữ, cho nên, những chính sách,chủ trương của Đảng bộ và chính quyền ở cơ sở có hướng đầu tư phát triển kinh tế gắn với phụ nữ như: phụ nữ có quyền đứng tên vay vốn, phụ nữ có quyền mở doanh nghiệp, phụ nữ đứng tên chủ hộ trong gia đình. Đây chính là những đều kiện để phụ nữ phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì thế cần thấy rằng trong gia đình cũng như ngoài xã hội cũng không thể thiếu vai trò của phụ nữ, nhất là phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế đòi hỏi phụ nữ cần phát huy năng lực phẩm chất một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu trước cũng như lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.