Nhóm giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của Hội Liên Hiệp Phụ nữ các cấp của tỉnh trong việc thúc đẩy thực hiện

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 122)

của Hội Liên Hiệp Phụ nữ các cấp của tỉnh trong việc thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và hỗ trợ phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình

* Tăng cường nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ năng lực cho phụ nữ nông dân:

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết về các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, các chiến lược, chương trình quốc gia; tuyên truyền học tập ý nghĩa các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị hàng năm; giáo dục tuyên truyền yêu nước, phẩm chất chuẩn mực của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao ý thức công dân, tinh thần tự lực, tự chủ vươn lên trong cuộc sống, rèn luyện nếp sống văn minh, ý thúc đoàn kết giúp đỡ nhau trong cộng đồng; giáo dục nâng cao nhận thúc vấn đề hôn nhân, tiền hôn nhân cho nữ thanh niên; kiến thức giới và bình đẳng giới, trọng tâm là luật bình đẳng giới và những kiếm thức mới về WTO, APEC, APTA. Giúp cho phụ nữ nông dân nâng cao sự hiểu biết, từ đó trong ứng xử cuộc sống xã hội sẽ tốt hơn, họ sẽ tự tin khi giao tiếp với mọi người, nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước trong thực thi tốt hơn trong cuộc sống.

Tham gia phong trào xã hội học tập, khuyến khích phụ nữ nông dân học tập bằng các hình thức để nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng tay nghề, quan tâm học tập của con em trong gia đình, góp phần thực hiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở của tỉnh vào năm 2007. Thực hiện tốt việc giáo dục giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh, chính sách đại

đoàn kết dân tộc. Nâng cao hiệu quả, phương pháp nắm bắt tình hình tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các đối tượng phụ nữ

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiên phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học

tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc’’, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư’’ và các phong trào thi

đua yêu nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phát hiện bồi dưỡng, tuyên truyền những điển hình tiên tiến gương “Người tốt, việc tốt’’ trong các tầng lớp phụ nữ.

* Nâng cao hiệu quả hỗ trợ phụ nữ nghèo, phát triển kinh tế vươn lên làm giàu chính đáng.

- Nâng cao hiểu biết cho phụ nữ về Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại thế giới, khuyến khích phụ nữ phát huy nội lực, tính chủ động, ý thức tự vươn lên và đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững, tổ chức bằng nhiều hình thức, như hướng dẫn xây dựng mô hình hợp tác xã, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cá thể tập trung sức phát huy ngành nghề thế mạnh của tỉnh: như dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến nông, thuỷ sản, thương mại, dịch vụ và du lịch.

- Tăng cường các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ phụ nữ tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn; nâng cao kiến thức khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh; khuyến khích phát triển ngành nghề phi nông nghiệp như thương mại, dịch vụ, chế biến nông sản, nghề thủ công… tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa từ nông thôn.

* Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao vai trò phụ nữ trong gia đình.

Thực hiện chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư về “Xây dựng gia đình

trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước’’; Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị

về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia

đình’’ và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu

dân cư do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã triển khai rộng rãi đến các tầng lớp phụ nữ và có đăng ký xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhưng điểm mới ở đây xây dựng câu lạc bộ “gia đình hạnh phúc” , “Dinh dưỡng”, ‘‘ Gia đình Văn hóa’’, “Không sinh con thứ ba’’,

“Gia đình bền vững’’, “Gia đình không có người phạm tội và tệ nạn xã hội’’ hoạt dộng có hiệu quả. Hiện nay, toàn tỉnh thành lập được 741 các câu lạc bộ nói trên, với 17.668 thành viên. Qua mô hình sinh hoạt theo câu lạc bộ, đã giúp cho phụ nữ thường xuyên được trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam theo chuẩn mực trong giai đoạn hiện nay.

* Các cấp hội tập trung xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh

đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của Hội.

Hội phụ nữ tỉnh đã tập trung chỉ đạo các biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương “Hướng mạnh các hoạt động về cơ sở’’, đầu tư cho cơ sở, bằng các hình thức tập hợp phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội không để sót phụ nữ nào. Đã có nhiều nội dung, phương thức hoạt động, mô hình tập hợp phù hợp với từng đối tượng phụ nữ, như tổ phụ nữ sinh hoạt theo địa bàn dân cư, ngành nghề, sở thích, lứa tuổi, tổ hội mẹ truyền thống, tổ phụ nữ tôn giáo,dân tộc; tổ nhóm, câu lạc bộ giúp nhau phát triển kinh tế cải thiện các điều kiện sống…Thông qua các hoạt động hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế hộ gia đình.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 122)