Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình Kiên Giang

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 36)

* Điều kiện tự nhiên.

Kiên Giang là một tỉnh nằm ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc với địa hình phong phú, đa dạng gồm có đồng bằng, rừng, biển và hải đảo. Điều kiện đa dạng về tài nguyên, đất đai, khí hậu tạo cho Kiên Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, thủy sản, vật liệu xây dựng, phát triển nghề rừng, và buôn bán qua đường biên giới.

. Chính điều kiện tự nhiên đó đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế gia đình ở đây rất phong phú không chỉ đơn thuần là thuần nông, mà bên cạnh trồng lúa trong thời gian nông nhàn phụ nữ còn làm thêm kinh tế cho gia đình như: chăn nuôi heo, gà, vịt, nuôi thuỷ sản như: nuôi tôm, cá nước ngọt, sò huyết, hoặc tham gia buôn bán nhỏ ở những khu du lịch: tạp hóa, quán nước…; một số hộ đan đệm, dệt chiếu, lục bình làm đồ xuất khẩu…hoặc một số hộ tham gia đánh bắt gần bờ với phương tiện nhỏ. Người dân Kiên Giang

cũng chịu khó làm ăn, nhất là phụ nữ rất chăm chỉ để phát triển kinh tế gia đình

Do sự chi phối của điều kiện địa lý nên kinh tế hộ gia đình nông dân Kiên Giang đa dạng, phong phú về loại hình, có thể kể đến các loại hình như sau:

Một là, kinh tế hộ gia đình thuần nông - lâm nghiệp (trồng lúa và trồng

rừng) với chăn nuôi, trồng trọt. Khác với các hộ nông dân ở các tỉnh phía Bắc, để phát triển kinh tế hộ gia đình ở Kiên Giang hầu hết các hộ gia đình đều kết hợp nhiều loại hình khác nhau, chứ không đơn thuần là thuần nông, nông nghiệp (trồng lúa). Đây là điểm riêng của nông dân Kiên Giang, thường chỉ đơn thuần làm nông nghiệp hoặc chăn nuôi, hộ gia đình nông dân Kiên Giang thường kết hợp nhiều loại hình kinh tế khác nhau, tuỳ theo vùng, có thể áp dụng nhiều loại hình kinh tế để phát triển kinh tế hộ cho phù hợp với nông dân. Ví dụ: loại thuần nông - lâm nghiệp, chăn nuôi trồng trọt phù hợp với vùng đồng bằng của huyện U Minh, huyện An Minh và huyện Vĩnh Thuận. Ở những vùng đất này thích hợp cho việc trồng tràm, trồng cây bạch đàn, bởi vì có những vùng bị nhiễm phèn chua, nguồn nước mặn, không thích hợp trồng cây ăn quả. Đối với những cánh đồng không bị nhiễm phèn, nông dân thường sử dụng trồng lúa và các loại hoa màu, tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Với loại hình kinh tế nói trên phù hợp với nông dân vùng sâu, vùng xa, chính những nơi này đất rộng, người thưa, và không đòi hỏi học vấn và trình độ chuyên nôm cao, có sức khoẻ, đến tuổi lao động mọi thành viên trong gia đình đều tham gia vào sản xuất để góp phần phát triển kinh tế gia đình.

Hai là, Phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân thuần nông - ngư nghiệp - dịch vụ Các hộ gia đình này thường kết hợp kinh tế nông - ngư nghiệp - dịch vụ. Như: huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, Thành phố Rạch

trồng lúa vì ở đây hai ba vụ trong năm có nguồn nước ngọt tưới cho đồng ruộng quanh năm. Ở huyện Tân Hiệp, phát triển cây lúa được xem là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân, bởi vì nông dân nơi đây không làm ăn cá thể mà sản xuất với quy mô hợp tác xã nông nghiệp, có những hợp tác xã tồn tại hơn chục năm cho đến nay vẫn duy trì và phát triển, như hợp tác xã Kinh Tư A, hợp tác xã Tân Long…Nơi đây nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng rất thạo, với thuỷ lợi nội đồng khép kín, sử dụng giống, cây con có lựa chọn rất kỹ thuật, vì thế mà năng suất, chất lượng cao.

Nông dân huyện Châu Thành phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp các loại hình như trồng lúa với chăn nuôi và mậu dịch. Bởi vì, vùng đất này nằm giáp với trung tâm thành phố Rạch Giá và thị Trấn Minh Lương, thuận lợi cho nông dân buôn bán nhỏ và vừa ở tại nhà. Ngoài ra, họ còn chăn nuôi các loại động vật có giá trị cao như: ba ba, rùa, cá sấu…cũng góp phần đáng kể thu nhập cho gia đình.

Nông dân ở Thành phố Rạch Giá, mặc dù số lượng không không nhiều, nhưng các hộ nông dân phát triển kinh tế gia đình kết hợp trồng lúa, chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ, đồng thời buôn bán ở trung tâm thương mại của tỉnh, để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Với sự kết hợp các loại hình kinh tế như vậy, các thành viên trong gia đình đều có thể tham gia để góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, ổn định cuộc sống.

Nông dân Thị xã Hà Tiên, với loại hình nông - ngư nghiệp - dịch vụ. Các hộ nông dân xác định để phát triển kinh tế gia đình phải kết hợp nhiều loại hình kinh tế, nếu chỉ đơn thuần trồng lúa không thể đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Thường các thành viên trong gia đình tham gia ở nhiều loại hình, ngoài trồng lúa, họ còn tham gia đánh bắt thuỷ hải sản gần bờ, hoặc buôn bán nhỏ, vừa ở chợ, hay ở tại nhà để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Đối với thị xã Hà Tiên giáp đường biên giới với Campuchia, không những

nông dân tham gia bán hàng trong nội địa mà còn tham gia các mặt hàng ngoại nhập từ Campuchia, Thái Lan sang; Một bộ phận nông dân tham gia buôn bán các loại hàng lưu niệm cho khách du lịch như: ở Mũi Nai, Chùa Hang, Thạch Động, góp phần đáng kể phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở Kiên Giang.

Ba là, kinh tế hộ gia đình thuần nông - lâm -ngư - du lịch - thương mại.

Do điều kiện địa lý như huyện Phú Quốc, nông dân không chỉ trồng lúa, mà còn trồng các cây có giá trị như cây tiêu rất nổi tiếng, trồng rừng, không phải rừng tràm xanh mà các loại có gía trị như cây thông, cây cẩm lai và một số cây khác. Mặt dù, diện tích không rộng như ở đồng bằng nhưng có nhiều loại hình kinh tế đa dạng, phong phú, nông dân tham gia đánh bắt thuỷ, hải sản; nông dân tham gia buôn bán nhỏ và vừa như bán các mặt hàng nông sản ở chợ, hay bán tạp hoá ở tại nhà, bán hàng cho khách du lịch…Đây là huyện đảo cách xa trung tâm của tỉnh nhưng nơi đây hội tụ các loại hình kinh tế . Tuy nhiên đường giao thông cách trở đất liền cũng là trở ngại cho kinh tế phát triển. Chẳng hạn như vào tháng 7, 8 trong năm thời tiết bất thường, mưa nhiều, thậm chí bão tố, việc đi lại của người dân rất khó khăn giữa đảo và đất liền.

Trên thực tế, cho thấy nông dân Kiên Giang để phát triển kinh tế hộ gia đình không đơn thuần trong nông nghiệp mà bằng mô hình tổng hợp các loại hình kinh tế. Nếu tách nông nghiệp riêng chưa đủ sức để cho kinh tế hộ nông dân phát triển. Đây chính là đặc điểm cơ bản của nông dân Kiên Giang.

Bốn là, kinh tế hộ gia đình nông dân thuần nông - ngư nghiệp - công

nghiệp.

Đó là các hộ gia đình nông dân thường tập trung ở huyện Kiên Lương, Hòn Đất, bởi vùng đất này thích hợp cho loại hình kinh tế kết hợp trồng lúa; đánh bắt thuỷ, hải sản và công nghiệp; như: sản xuất xi măng, đá vôi; chăn

nuôi, phát triển ngành nghề truyền thống đan đệm bàng, bó chuổi…Cũng giống như các hộ nông dân các huyện trong tỉnh, muốn phát triển kinh tế gia đình hộ nông dân phải biết chọn lựa loại hình kinh tế thích hợp, không thể đơn thuần phát triển nông nghiệp. Khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa phát triển mạnh thì hầu hết các hộ nông dân kết hợp nhiều loại hình kinh phù hợp với điều kiện địa lý của huyện để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nông dân huyện Giồng Riềng chọn nông nghiệp làm điểm chính kết hợp với dịch vụ và chăn nuôi. Nông dân nơi đây áp dụng mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) trồng lúa với nuôi cá nước ngọt và cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái có giá trị cao như: sầu riêng, măng cụt, dâu, xoài cát hòa lộc…Các hộ nông dân đã tận dụng những mảnh vườn trước đây hoang hóa, trồng loại cây giá trị thấp, chuyển sang các loại cây trồng có giá trị cao, ngay trong chăn nuôi các gia đình nông dân chọn các loại giống có chất lượng, không nuôi nhỏ, lẻ mà hình thành các trang trại lớn, ví dụ đàn lợn lên đến hàng trăm con, vịt hàng ngàn con,. Như vậy quy mô sản xuất của hộ ngày càng mở rộng và kết hợp các loại hình kinh tế hợp lý mang lại hiệu quả cho phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân. Bên cạnh đó, các hộ nông dân còn làm kinh tế phụ như: tận dụng lục bình đan thảm xuất khẩu, thêu ren, may gia công…tăng thêm nguồn thu nhập gia đình. Những loại hình kinh tế trên đã huy động được sức lao động của tất cả các thành viên trong gia đình tham gia hoạt động kinh tế tăng nguồn thu cho gia đình, cuộc sống được cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nhất là đối với phụ nữ có điều kiện tham gia nhiều ở những loại hình kinh tế như vậy.

Do sự đa dạng, phong phú của địa hình tác động đến sự đa dạng, phong phú về loại hình kinh tế hộ nông dân ở vùng đất Kiên Giang. Chính sự đa dạng phong phú về loại hình kinh tế đã tạo ra nhiều thuận lợi cho các hộ nông dân hiện nay phát triển. Cụ thể là:

Thứ nhất, thu hút huy động được nguồn lao động của tất cả các thành

viên trong gia đình tham gia vào hoạt động kinh tế, Bởi vì, các loại hình kinh tế này mang tính chất lao động giản đơn, không đòi hỏi nhiều đến trình độ học vấn và chuyên môn cao. Các thành viên trong gia đình có khả năng, sức khỏe, đều tham gia lao động tạo ra nguồn thu nhập nhất định đóng góp gia đình, nhất là lao động nữ và trẻ em trong thời gian không đến trường.

Thứ hai, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chưa

phát triển mạnh mẽ, việc thực hiện các loại hình kinh tế kết hợp: thuần nông - lâm nghiệp; thuần nông - ngư nghiệp; thuần nông - lâm - ngư nghiệp - dịch vụ - du lịch là hợp lý với cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay. Vì vậy nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh là “tập trung phát triển nông nghiệp vừa theo diện rộng kết hợp đầu tư chiều sâu, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với yêu cầu của thị trường. Sử dụng có hiệu quả diện tích đất rừng chuyển sang sản xuất nông nghiệp, đất hoang hóa ở vùng tứ giác Long xuyên, bán đảo Cà Mau đưa vào sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất màu thay cho sản xuất lúa vụ 3, mở rộng mô hình chăn nuôi công nghiệp. Củng cố phát triển kinh tế hợp tác, tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại, nhân rộng mô hình sản xuất tiên tiến. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn như hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, nước. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất’’.[2, tr. 5]

Thứ ba, do trình độ dân trí thấp, chuyên môn chưa qua đào tạo còn cao,

những loại hình kinh tế giản đơn sẽ phù hợp với nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình, nếu không tham gia được loại hình kinh tế này thì sẽ chuyển sang loại hình kinh tế khác, tạo cơ hội cho các hộ gia đình nông dân lựa chọn ngành, nghề, phù hợp với các thành viên trong hộ của họ để có sự đóng góp kinh tế cho gia đình ngày càng phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn không ít khó khăn đối với các hộ nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay là:

Thứ nhất, do địa hình đa dạng, chia cắt, trải rộng giữa các vùng với

nhau trong các huyện của tỉnh, việc giao thông không thuận lợi, giữa đảo và đất liền, giữa đồng bằng và rừng, núi. Chính sự chia cắt này ở mỗi vùng có đặc thù riêng nên việc áp dụng loại hình sản xuất đồng nhất cho tất cả các loại hình kinh tế thì sẽ không phù hợp, do đó rất khó cho việc thực hiện trang trại với quy mô lớn, chuyên môn hóa ngành nghề cho nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, Để áp dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, cũng không

thể đồng nhất một loại công nghiệp nào đó, mà phải nhiều loại khác nhau thì mới phù hợp. Đây là những khó khăn trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Kiên Giang. Với điều kiện địa hình trải dài không tập trung thành từng cụm dân cư, nông dân vẫn còn thói quen làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, việc hợp tác sản xuất chưa cao, tính liên kết cộng đồng trong sản xuất chưa chặt chẽ. Vì thế, hợp tác trong nông nghiệp chưa được phát triển rộng khắp trong tỉnh, mà chỉ có một số huyện phát triển như huyện Tân Hiệp. Toàn tỉnh tính đến nay chỉ có 65 hợp tác xã, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Kiên Giang.

Thứ ba, Nông dân Kiên Giang sinh sống rải rác ở hầu hết những vùng

sâu, vùng xa không tập trung thành cụm dân cư như ở thành thị, do vậy, việc tuyên truyền hướng dẫn nông dân làm ăn theo phương thức canh tác mới cũng không đến kịp thời và đầy đủ đến từng hộ gia đình nông dân. Mặc dù những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương thường xuyên được phổ biến nhiều hộ vẫn không nắm bắt kịp thời và thực hiện. Vì thế mà số nông dân vi phạm pháp luật, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng

chưa triệt để, do tiếp thu chậm hoặc thiếu hiểu biết còn phổ biến.

Thứ tư, do sự chi phối của điều kiện địa lý, việc đầu tư cơ sở hạ tầng

cho nông nghiệp nông thôn còn chậm so với đô thị. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân. Việc đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh còn e ngại, bởi bỏ vốn vào đầu tư cho nông nghiệp như trồng rừng, hay trồng lúa,... lãi xuất thấp, đồng vốn quay chậm, các doanh nghiệp, thương gia ít quan tâm đến, như vậy việc kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế của tỉnh còn gặp khó. Điều này ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chung của tỉnh và kinh tế hộ gia đình nông dân .

Xét dưới góc độ dân tộc, kinh tế hộ gia đình nông dân ở Kiên Giang bao gồm: hộ gia đình người kinh ; hộ gia đình người Khơme và hộ gia đình người Hoa. Ba loại hình này cũng có những điểm khác biệt trong lối sống văn hóa trong phương thức sản xuất kinh tế.

Kiên Giang là nơi có nhiều tộc người đang sinh sống, trong đó có ba tộc người đông nhất là Kinh, Khơme và Hoa. Mỗi tộc người có những tập quán sống khác nhau do ảnh hưởng từ truyền thống ngàn xưa để lại. Đối với gia đình người Hoa còn ảnh hưởng nặng nề tư tưởng phong kiến Nho giáo. Các gia đình này sống theo khuôn mẩu kính trên nhường dưới, giữ cho gia đình luôn yên ấm, hạnh phúc. Gia đình người Hoa phát triển kinh tế gia đình bằng nghề buôn bán, nho nhỏ thành gia thất, làm công tài khéo sống qua ngày. Vì thế mà hầu hết gia đình người Hoa sống ở thành thị, những khu chợ đông đúc. Nhịp sống chủ yếu bằng mậu dịch, hoạt động kinh tế thương mại như một lực hấp dẫn, một dòng mạch chủ đạo trong đời sống của họ. Do họ có tính kiên nhẫn ,chí thú làm ăn nên hầu hết gia đình người Hoa điều giàu có, đời sống vật chất, tinh thần của họ khá ổn định.

Phụ nữ trong gia đình người Hoa phần lớn sống phụ thuộc vào người

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 36)