Những hạn chế trong việc phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nguyên nhân của hạn chế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 93)

Giang trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nguyên nhân của hạn chế.

Bên cạnh những thành tựu đạt được lao động nữ nông dân phụ nữ Kiên Giang còn gặp không ít khó khăn như trình độ dân trí thấp, trình độ chuyên môn không cao, bởi vậy, lao động của họ thường là những lao động mang tính giản đơn như: nội trợ, trồng trọt, chăn nuôi hoặc đi làm thuê, làm mướn, buôn bán nhỏ, lẻ, thu nhập thấp. Hiện nay, vẫn còn một phận phụ nữ nông dân vì nghèo khó phải rời mái ấm gia đình lên thành phố tìm việc làm hoặc đi lao động ở nước ngoài phổ biến như ở Đài Loan, Hàn Quốc, Malayxia…với thu nghập thấp vì những công việc họ phụ trách là lao động giản đơn cho nên chưa tháo gỡ khó khăn trong gia đình. Trình độ hộc vấn của chị em phụ nữ thấp là trở ngại lớn trong phát triển kinh tế hộ gia đình, ảnh hưởng tới việc tổ chức gia đình, nuôi dạy con cái và xây dựng gia đình hạnh phúc. Có thể nói phát triển kinh tế gia đình là trách nhiệm chung của các thành viên trong gia đình nhưng để có cuộc sống ổn định và phát triển đòi hỏi người phụ nữ trong gia đình phải có kiến thức, có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ thì mới đảm bảo được, nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới sự đòi hỏi về kiến thức trình độ học vấn phải cao hơn

trước đây. Nhưng đối với phụ nữ nông dân thì điều kiện để nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn còn là vấn đề khó, bởi vì do quan niệm xưa cho rằng phụ nữ không cần học nhiều, cái chữ không thể bán để ăn được, do định kiến xã hội cho rằng phụ nữ không làm nên việc lớn.Trên đây là một số thành quả đạt được của phụ nữ Kiên Giang trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân và xây dựng gia đình bình đẳng. Tuy nhiên, trong sự thành công ấy,phụ nữ Kiên Giang còn gặp phải một số khó khăn như : trình độ học vấn thấp, chuyên môn nghiệp vụ chứa được đào tạo, phần lớn chỉ phát triển kinh tế nhỏ lẻ, những công việc đơn giản, cho nên gánh nặng gia đình còn nghiên về phụ nữ, phụ nữ phải kiếm sống, phải chăm sóc cho gia đình.Đối với gia đình nông dân phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, trách nhiệm gia đình còn đè nặng trên vai người phụ nữ, điều kiện lao động trong gia đình chưa được cải thiện được bao nhiêu, phụ nữ cũng không có thời gian cũng như điều kiện giao tiếp ngoài xã hội. Một số nơi vùng sâu, vùng xa hẻo lánh phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi: nhất là trong phân công lao động, trong tìm kiếm việc làm phụ nữ ít có cơ hội và điều kiện hơn nam giới, thu nhập thấp hơn nam giới, họ không có nhiều cơ hội cho sự phát triển đi lên theo kịp bước tiến của nhân loại văn minh, thậm chí hôn nhân và tình dục phụ nữ cũng chịu nhiều thiệt thòi, bất công. Do việc giao tiếp xã hội nhiều hơn nên tư tưởng gia trưởng trong các ông chồng ở nông thôn khá rõ nét.

Trong việc phân chia tài sản con trai bao giờ cũng nhiều hơn con gái, họ quan niệm con gái là con người khác, còn con trai và con dâu là con của mình. Mặc dù sự cống hiến của nam và nữ điều như nhau cho sự phát triển kinh tế gia đình, chính sự phân biệt đối sử đó làm cho phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, kém xa nam giới.

Từ những thực tế đó, phụ nữ nông dân Kiên Giang cố gắng phấn đấu khơi dậy các năng lực vốn có của mình, thể hiện tính quyết đoán, dám nghĩ,

dám làm, với điều kiện kinh tế của địa phương các tầng lớp chị em phụ nữ ở Kiên Giang đã quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình thông qua các hoạt động kinh tế chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng kết hợp vườn, ao, chuồng; cải tạo vườn tạp, chăn nuôi, trồng những loại cây có chất lượng cao… Để nâng cao cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận phụ nữ kém năng động, ngay cả việc quyết định số con, tổ chức cuộc sống, mua sắm vật dụng trong gia đình, cách làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, quyết định nghề nghiệp cho con cái các chị đều không có quyền định đoạt và không dám định đoạt.

Một là, một bộ phận phụ nữ nông dân bị cuốn hút bởi chức năng kinh

tế, sao những chức năng khác trong gia đình nông dân. Quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ nông dân trở nên năng động, sáng tạo và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình nông dân và xã hội.Tuy nhiên cũng chính quá trình đó đã tác động đến sự phát triển của phụ nữ nông dân do bị cuốn hút vào hoạt động kinh tế, sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ không ít phụ nữ nông dân đã lao vào làm kinh tế, bất chấp luân thường đạo lý để mong làm giàu một cách nhanh nhất, với dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo nguyệt. Lối sống vì lợi bỏ nghĩa đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình và ảnh hưởng đến các mối quan hệ làng xóm, thân tộc…

Trong môi trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển kinh tế diễn ra mạnh mẽ, cũng tác động mạnh đến việc chăm sóc con cái trong gia đình nông dân, với tư tưởng làm giàu, phát triển kinh tế, coi kinh tế là rất quan trong phụ nữ nông dân đã giành hết thời gian cho phát triển kinh tế. Do đó ít có thời giam gần giũ, chăm sóc cho con là đều đương nhiên, đứa trẻ lớn lên trong điều kiện như thế, thiếu sự giáo dục của người mẹ, phần nào ảnh hưởng đến

nhân cách. Nếu sống trong môi trường xã hội tốt thì trẻ em sẽ phát triển tốt, ngược lại thì trẻ em sẽ bị ảnh hưởng xấu. Trong gia đình nông dân thiếu vai trò người phụ nữ, nhất là lĩnh vực giáo dục thì trẻ em dễ bị sa ngã, bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường nghiện ma tuý, bởi vì, người phụ nữ là người có ảnh hưởng lớn, sâu sắt đến nhân cách trẻ em, phụ nữ vừa là người mẹ vừa là người thầy đầu tiên của con người. Điều này cho thấy với vai trò người mẹ, người vợ trong gia đình nông dân của phụ nữ là rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên trong gia đình, do đó, phụ nữ nông dân dù ở cương vị nào, làm kinh kinh tế giỏi đến đâu thì cũng không quên vị trí, vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm xây dựng gia đình tiến bộ ở Kiên Giang hiện nay vẫn còn gặp phải khó khăn: một bộ phận phụ nữ nông dân trình độ học vấn thấp, chuyên môn yếu, thiếu thông tin, thiếu kiến thức năng lực thực hành trong sản xuất nông nghiệp nhất là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc…

Bên cạnh đó bạo lực gia đình nông dân đối với phụ nữ và trẻ em là vấn đề tồn tại khá phổ biến, nhất là ở nông thôn Kiên Giang hiện nay. Chính lễ giáo phong kiến và những thành kiến xã hội khắc khe đối với phụ nữ nông dân vẫn còn tồn tại, là mảnh đất màu mỡ để bạo hành gia đình tồn tại và phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ gia đìnhnông dân, bởi vì phụ nữ nông dân thường là nạn nhân chịu sự ức hiếp của các thành viên trong gia đình. Trong các gia đình này ông, cha, chồng, thường là người có quyền quyết định kinh tế. Phụ nữ nông dân chỉ là người chăm lo cuộc sống, chăm sóc trẻ em, người già, công việc nội trợ, còn những việc lớn điều do nam giới quyết định.

Hai là, hiện nay ở Kiên Giang nhìn chung trình độ học vấn và kỹ năng

động kinh tế gia đình. Một bộ phận phụ nông dân trình độ học vấn thấp, chuyên môn yếu, thiếu thông tin, thiếu kiến thức năng lực thực hành trong sản xuất nông nghiệp, nhất là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Ngoài công việc đồng áng, trồng trọt, chăn nuôi, khi về nhà cũng phải tất bật nhiều việc không tên . Do trình độ hạn chế trong nhiều gia đình phụ nữ chưa biết tổ chức cuộc sống một cách khoa học nên không có thời gian, nghỉ ngơi, học tập nâng cao trình độ học vấn và sự hiểu biết. Mặt khác, một bộ phận phụ nữ sống an phận với cảnh nghèo, tự ti không phấn đấu vươn lên để nâng cao trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn; hạn chế về nhận thức chính trị, pháp luật. Điều đó đã hạn chế họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình.Sự thiếu ý thức vươn lên nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt cho phụ nữ, nhất là trình độ học vấn, khoa học công nghệ vào trong sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động cho phụ nữ, thế nhưng một bộ phận phụ nữ với tư tưởng an phận của bản thân, với thói quen cam chịu, tự ti, thiếu ý thức vươn lên để nâng cao hiểu biết về xã hội, thờ ơ với nhận thức chính trị và kiến thức pháp luật, không dám và không đủ khả năng nói lên những suy nghĩ của bản thân nên từ đó đã làm hạn chế đến khả năng cống hiến của mình cho phát triển kinh tế hộ gia đình, đây là những suy nghĩ tiêu cực và không chịu vươn lên.

Ba là, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt thường xuyên

xảy ra hàng năm gây mất mùa đói kém, dẫn đến đời sống của nhiều hộ gia đình nông dân còn rất khó khăn. Kinh tế - xã hội tỉnh phát triển chậm. Đó là lực cản cho gia đình và phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp, để phát triển kinh tế hộ gia đình.

Phụ nữ nông dân phải chống chọi với những hậu quả mà thiên tai gây ra, không có điều kiện để tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao trình độ phát triển kinh tế hộ gia đình.

rõ trách nhiệm về giới, nên chưa lôi kéo đông đảo tầng lớp phụ nữ nông dân tham gia. Phân công lao động chưa bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, làm tăng gánh nặng trong công việc tái sản xuất, sản xuất và công việc cộng đồng nặng nề hơn nam giới. Song lao động nữ nông dân vẫn không được đánh giá đầy đủ như nam giới, khoảng cách giới vẫn chưa được thu hẹp. Vì vậy, phụ nữ khó có thể phát huy vai trò của mình một cách thực sự hiệu quả để mang lại thành công trong phát triển kinh tế hộ gia đình., trong sự thành công ấy, phụ nữ nông dân Kiên Giang còn gặp phải một số khó khăn như: trình độ học vấn thấp, chuyên môn nghiệp vụ chưa được đào tạo còn cao.

* Nguyên nhân của hạn chế.

Thứ nhất, chủ yếu trình độ học vấn, chuyên môn của phụ nữ nông dân còn thấp, chưa nắm bắt kịp thời khoa học công nghệ mới vào lĩnh vực sản xuất, nhất là phụ nữ nông dân vùng sâu, vùng xa, ở cơ sở. Ảnh hưởng trục tiếp đến năng suất lao động, tăng thu nhập gia đình, dẫn đến đời sống bộ phận phụ nữ nông dân rất khó khăn.

Thứ hai, nhận thức về bình đẳng giới trong một bộ phận xã hội và các

cấp lãnh đạo ngành, địa phương còn xem thường phụ nữ, chưa đánh giá đúng mức vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, những đóng góp của phụ nữ chưa được ghi nhận đúng mức, mà xem đó là nghĩa vụ của phụ nữ phải làm, chỉ nam giới là trụ cột gia đình, cánh nhìn phiến diện.

Ba là, một bộ phận phụ nữ an phận, tự ti thiếu ý thức vươn lên, chưa

tham gia tích cực vào các lĩnh vực đời sống xã hội, từ đó làm hạn chế việc phát huy vai trò vị thế của phụ nữ trong xã hội.Chưa thấy vai trò vị trí của mình trong xã hội và gia đình, nhất là trong phát triển kinh tế gia đình, phó thác cho nam giới.

* Những kinh nghiệm trong việc phát huy vai trò của phụ nữ Kiên

Từ thực tế thành công và hạn chế của việc phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong phát triển kinh tế hộ gia đình, có thể rút ra một số bài học sau:

Thứ nhất,công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân

tỉnh, trực tiếp là Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh phải bám sát chủ trương, Nghị quyết của Đảng, định hướng của Trung ương Hội, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; vận dụng sáng tạo, phù hợp với yêu cầu tình hình thực tế của địa phương. Tập trung phát triển các mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, kết hợp các loại hình kinh tế phù hợp với vùng đất của địa phương; tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao trình độ nhận thức, và chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ phù hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đó là một trong những yếu tố quyết định việc phụ nữ có hiệu quả vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân hiện nay.

Thứ hai, tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp

các ngành và toàn xã hội về thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ phải được lồng ghép trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tăng cường công tác phối hợp và đẩy mạnh công tác xã hội hoá về công tác vận động phụ nữ,thu hút phụ nữ ngày càng đông vào tổ chức hội ở cơ sở để phụ nữ phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay của tỉnh Kiên Giang.

Thứ ba, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh là trung tâm tập hợp phụ nữ tham gia

các hoạt động kinh tế của tỉnh, nâng cao mức sống các thành viên trong gia đình gia đình; cần đánh gía đúng vai trò to lớn của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nói chung và kinh tế hộ gia đình nông dân nói riêng. Cần duy trì tốt các phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình; xóa

đói giảm nghèo; phụ nữ làm kinh tế giỏi. Để phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, phụ nữ phải nổ lực hơn nữa, tham gia tích cực các hoạt động kinh tế để tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình, từ đó ổn định nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ.

Kết luận, Trên cơ sở thực tế để phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển

kinh tế hộ gia đình, ngoài những yếu tố tác động khách quan về địa lý, tự nhiên xã hội, bản thân phụ nữ phải chủ động vươn lên, tham gia vào các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là đối với phụ nữ nông dân tích cực hơn vào quá trình sản xuất nhằm tăng thu nhập gia đình, khi kinh tế gia đình ổn sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy vai trò của mình. khi kinh tế gia đình phát triển thì vai trò người phụ nữ trong gia đình cũng được đánh gía cao, đồng thời là nền tảng đảm bảo gia đình hạnh phúc, bền vững, thực hiện bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Điều này cho thấy căn nguyên kinh tế là yếu tố cơ bản tạo ra sự bình đẳng về giới, cho nên muốn giải phóng phụ nữ thì phải phát triển kinh tế, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin là đúng với thực tế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w