dân và cơ chế phát huy.
Như đã tìm hiểu khái niệm về kinh tế hộ gia đình nông dân trong đó có phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này, hay nói cách khác phụ nữ nông dân cũng thể hiện rõ vai của mình trong phát triển kinh tế hộ, nhất là khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. “Theo quan niệm truyền thống các dân tộc phương Đông, phụ nữ nông dân, dù sống dưới chế độ chính trị nào đều có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất, quản lý đời sống gia đình. Ở nước ta, phụ nữ nông dân là lực lượng lao động đông đảo nhất trong các lực lượng lao động, đảm nhiệm phần lớn công việc sản xuất và đời sống ở nông thôn, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhưng do quan niệm phong kiến trọng nam khinh nữ, do tâm lý tự ti và do điều kiện khách quan rất hạn chế của nông thôn Việt nam, lực lượng lao động to lớn đó ít được học hành và giáo dục cần thiết để đáp ứng những nhu cầu của quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn’’[1, tr 7] (kinh tế hộ gia đình và vấn đề giáo dục phụ nữ nông dân). Mặc dù phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình nhưng họ chưa được quan tâm đúng mức, nên chưa phát huy hết vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế gia đình nói riêng.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phụ nữ được nhìn nhận là lực lượng lao động đông đảo nhất, đóng vai trò trụ cột của các hộ gia đình, trực tiếp lăn lộn với cây con - ruộng đồng - chuồng trại. Trong vai trò mới, chị em thực sự lúng túng, vừa phải triển khai ngay
công việc sản xuất kinh doanh để đảm bảo đời sống gia đình và làm nghĩa vụ với nhà nước, lại phải vươn tới những tiến bộ mới để đạt hiệu quả cao.
Khi môi trường và điều kiện cho phát triển kinh tế gia đình được mở rộng, khối lượng công việc nhiều hơn, tính chất công việc phức tạp và ngày càng đa dạng, vì vậy vai trò phụ nữ làm chủ hộ trong các gia đình nong dân cũng ngày càng gia tăng. Họ là người quyết định sản xuất kinh doanh của hộ có kết quả hay không. Điều đó hỏi người chủ hộ phải có tri thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, biết tính toán sắp xếp kế hoạch làm ăn, tìm nguồn vốn và sử dụng vốn, biết bố trí phân công lao động trong gia đình, nhạy bén với thị trường, dự kiến được những biến động khách quan…, từ đó họ mới có thể thực hiện tốt vai trò là người chỉ huy đối với kinh tế hộ gia đình.
Phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân.
Phụ nữ nông dân ngày nay trong điều kiện mới có nhiều cơ hội và điều kiện để phát huy vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội:
Thứ nhất, là cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước Việt nam đã
quan tâm đến phụ nữ trên nhiều lĩnh vực và tạo mọi điều kiện để phụ nữ phát huy vai trò của mình như đã nói ở phần trên, nhất là phụ nữ nông dân ở nông thôn, trước đây ít được học tập nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn thì nay đã được tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt, khuyến khích học tập và thu hút nguồn nhân lực mới đầu tư phát triển kinh -xã hội đất nước. Để chị em yên tâm học tập để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nhằm giúp cho phụ nữ nông thôn phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển cho kinh tế hộ gia đình nông dân. thực tế cho thấy những phụ nữ nông dân có học vấn cơ bản, và chuyên môn thì làm kinh tế gia đình có hiệu quả hơn những phụ nữ ít học, nói như thế những phụ nữ ít học thì không là được kinh tế và phát triển kinh tế gia đình một số ít phụ nữ đúc kết kinh nghiệm thực và biết áp dụng những mô hình làm ăn có hiệu quả vào thực tế gia đình mình thì cũng đạt
được kết quả nhưng đây chỉ là những trường hợp cá biệt, phần lớn phụ nữ nông dân làm tốt kinh tế hộ gia đình cũng có trình độ học vấn, chuyên môn.
Thứ hai, Trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân nói chung
và phụ nữ nông dân nói riêng hiện nay phần lớn do phụ nữ làm chủ. Bởi vì, từ xưa người phụ nữ đã có được vị trí, vai trò là người quản lý, người cầm chìa khóa về chi tiêu tài chính cho gia đình, hay nói cách khác phụ nữ nông dân đều được người mẹ trong gia đình giáo dục từ thời bé đã quen với vai trò là người chăm lo cho cuộc sống gia đình, nội trợ đây là công việc mà phụ nữ nông dân thường xuyên phải làm như nấu ăn, giặt dũ, đi chợ, chăm lo cho người già và trẻ em, rồi cho đến trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ, đã trở thành thói quen của phụ nữ nông dân. Cho đến nay vai trò ấy vẫn tiếp tục phát huy tác dụng nhất là phụ nữ nông dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, những công việc xem là vặt vãnh nhưng nó lại phù hợp với phụ nữ nông dân như: việc trồng trọt hoa màu cũng mang lại hiệu quả cho gia đình rất lớn, chẳng hạn chị Nguyễn Thị Minh Châu ở xã Thạnh Lộc Huyện Châu Thành chị đã áp dụng mô hình (vườn ao chuồng) phát triển kinh tế hộ gia đình (trồng hoa màu kết hợp với chăn nuôi, cải tạo vườn tạp) kinh tế gia đình chị phát triển rất nhanh hàng năm tổng thu của chị đạt trên 100 trăm triệu đồng và chị cũng được cử đi dự nông dân sản xuất giỏi của trung ương năm 2006. Theo đánh giá của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh:” Những năm qua, đã có 1.238 phụ nữ tiêu biểu đạt danh hiệu “phụ nữ sản xuất giỏi ”, từ phong trào sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện những gương làm kinh tế giỏi, với mô hình sản xuất tổng hợp, kinh tế trang trại có thu nhập hàng 100 triệu đồng/ năm, tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Hạnh, Lương Kim Thu huyện Tân Hiệp’’ [2, tr . 11]. Điều này cho thấy vai trò của phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình hiện nay rất quan trọng những đóng góp của lao động nữ đã góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện, đưa tổng sản phẩm lương thực của tỉnh năm
2005, đạt 2, 9 triệu tấn cùng với cả nước tăng lương thực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay.
1.1.2.3. Cơ chế phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tếhộ gia đình nông dân