Sự cần thiết phải phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân của tỉnh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 48)

So với các tỉnh tây nam bộ, kinh tế - xã hội Kiên Giang thuộc loại tỉnh khá phát triển, do sự đa dạng, phong phú địa lý như: đồng bằng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt; có biển cả mênh mong đánh bắt thuỷ, hải sản, đồng thời ở Kiên Giang còn có rừng tràm U Minh, biên giới, hải đảo. Kiên Giang phát triển loại hình kinh tế rất đa dạng, phong phú. Thế nhưng, những tiềm năng của đồng bằng, rừng , biển, vẫn chưa được khai thác hết công suất. Bởi vì, con người Kiên Giang tuy có siêng năng lao động, cần cù, chịu khó, nhưng vẫn còn một bộ phận gia đình nông dân thuộc diện nghèo, thường là rơi vào những gia đình ít được học hành, thiếu thông tin, thiếu vốn sản xuất và chậm tiếp nhận khoa học công nghệ mới, do đó mà kinh tế của tỉnh chậm phát triển so với một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay cùng với cả nước, Kiên Giang đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa mà trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kiên Giang phải phát huy mạnh mẽ nội lực của mình, khơi dậy nhiều phong trào lao động, học tập, lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản nhất để phát triển kinh tế xã hội, trong đó phụ nữ đóng một vai trò rất quan trọng.

Do vậy, phải phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông dân vì những lý do sau :

Một là, để phát triển kinh hộ gia đình nông dân trong thời kỳ công

nguồn nhân lực, chăm lo phát triển nguồn nhân lực. Không chỉ quan tâm đến nguồn nhân lực hiện tại, mà phải có tầm nhìn rộng hơn đó là phải đầu tư cho

nguồn nhân lực tương lai. Muốn có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần chú ý đến lực lượng lao động đông đảo trong xã hội đó là phụ nữ, bởi phụ nữ là người trực tiếp sinh thành và nuôi dưỡng thế hệ trẻ, nguồn lực tương lai của đất nước hay nói cách khác phụ nữ là người trực tiếp quyết định chất lượng ban đầu của nguồn nhân lực tương lai. Từ xưa đến nay, xã hội luôn ghi nhận công lao giáo dưỡng to lớn của phụ nữ “Cha

sinh không bằng mẹ dưỡng’’. Vì thế xã hội phải tạo điều kiện, và cơ hội để

phụ nữ tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, năng lực lao động, lao động sáng tạo; nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ở Kiên Giang hiện nay, 75% dân số sống bằng nghề nông, trong đó phụ nữ chiếm trên 70% lực lượng lao động của tỉnh [3, tr. 10]. Lao động nữ ở nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn làm việc theo kinh nghiệm, truyền thống, chưa được đào tạo hướng dẫn kỹ thuật sản xuất mới nên còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế gia đình . Vì vậy, bản thân phụ nữ nông dân Kiên Giang cần tranh thủ cơ hội, điều kiện học tập để nâng cao trình độ vừa lao động sản xuất giỏi, vừa nuôi dạy con tốt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tương lai.

Hai là, Kinh tế hộ gia đình phát triển sẽ góp phần to lớn vào xóa đói

giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, đồng thời là biện pháp hữu hiệu để giải phóng phụ nữ.

Khi kinh tế hộ gia đình nông dân phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong đó có lao động nữ ở nông thôn. Theo đánh giá của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, trong 5 năm qua (2001 - 2006) “Với nhiều mô hình và biện pháp thiết thực, đã góp phần tích cực tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, tăng thu nhập và có

cuộc sống ổn định, giảm tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 10,13% (2001), xuống còn 5,87% (2005)[ 2, tr.4].

Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực đến gia đình nông dân, bảo vệ hạnh phúc gia đình nông dân. Sự phát triển của kinh tế hộ gia đình không những góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn góp phần hạn chế những tiêu cực đến các gia đình. Khi kinh tế gia đình ổn định, người phụ nữ có điều kiện để học tập, nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn, đồng thời có nhiều thời gian để chăm lo cho con cái, giáo dục con cái chu đáo hơn, tạo mọi điều kiện để con cái được học hành. Phát triển kinh tế gia đình tăng thêm nguồn thu nhập để đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Hiện nay, do không ít gia đình kinh tế kém phát triển, trẻ em sớm phải tham gia vào quá trình lao động làm kinh tế, thậm chí xa gia đình, do vậy nguy cơ mắc các tệ nạn xã hội, hoặc bị xâm hại về thân thể là rất lớn. Như: nghiện hút, trộm cắp, tham gia băng nhóm xã hội đen.

Có thể nói nguồn gốc kinh tế là căn nguyên để giải quyết mọi sự bất bình đẳng trong gia đình. Mặt khác, do không chủ động về kinh tế, người phụ nữ dễ bị phụ thuộc vào chồng, từ đó làm cho tình trạng bất bình đẳng trong gia đình ngày càng trầm trọng. Do vậy, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế chính là nhằm xóa bỏ tận gốc sự bất bình đẳng về kinh tế trong gia đình, góp phần giải phóng phụ nữ hướng tới xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực gắn với việc phát động phong trào thi đua yêu nước “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc’’ [2, tr. 25] .

Ba là, Phát triển kinh tế hộ gia đình là cơ sở để thực hiện bình đẳng trong gia đình.

Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo điều kiện thực hiện bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, ngược lại là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình

đẳng trong gia đình mà người phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, sự bình đẳng trong gia đình được thể hiện trước hết là sự công bằng về nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích của các thành viên trong gia đình, trong đó có những nghĩa vụ, trách nhiệm được pháp luật thừa nhận, song cũng những nghĩa vụ trách nhiệm do đạo đức, phong tục, tập quán, văn hóa mang tính truyền thống qui định bình đẳng trong gia đình chính là mối quan hệ hiểu biết, cảm thông, hài hòa giữa các thành viên trong gia đình: cha mẹ, vợ chồng, con cái…; trong đó mối quan hệ giữa vợ và chồng là mối quan hệ cơ bản chi phối các mối quan hệ khác trong gia đình. Thực hiện bình đẳng trong gia đình chính là khơi dậy tiềm năng sẵn có trong mỗi thành viên để tạo nên điều kiện tốt nhất cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình của phụ nữ nông dân. Chính nhận thức đúng đắn trong mối quan hệ các thành viên trong gia đình là tiền đề để các thành viên trong gia đình có sự nhận thức được quyền của mình trong việc bàn bạc, quyết định mọi việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Trên cơ sở đó họ được nhận từ gia đình những quyền lợi về vật chất và tinh thần mà gia đình tạo dựng nhờ sự góp sức nổ lực của mọi thành viên. Việc xây dựng gia đình bình đẳng tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Trước đây phụ nữ Kiên Giang chỉ được xem là cái bóng của chồng trong gia đình, không có dân chủ giữa vợ và chồng. Phụ nữ thường chỉ ở nhà chăm lo công việc nội trợ như: cơm nước, giặt giũ, chợ búa, đồng áng, ít được giao tiếp ngoài xã hội. Kinh tế gia đình đều do người chồng quyết định, hay nói cách khác kinh tế gia đình do nam giới nắm giữ, phụ nữ chỉ là người phụ trong gia đình. Hiện nay trong cơ chế mới đã có sự thay đổi rõ rệt, phụ nữ Kiên Giang đã tham gia vào hoạt động kinh tế và các công tác xã hội, thời gian dành cho nội trợ trong gia đình cũng giảm dần. Thực tế cho thấy ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có phụ nữ tham gia, kể cả những

lĩnh vực khó khăn mà trước đây chỉ có nam giới mới đảm nhận được như: thuyền trưởng, phi công, giám đốc các công ty doanh nghiệp lớn…Như vậy phụ nữ ngày nay không những đảm nhận công việc nội trợ trong gia đình mà còn đảm nhận cả công việc phát triển kinh tế cho gia đình, ngay một lúc phụ nữ đảm nhận cả hai vai trò: vừa chăm lo cho gia đình, vừa phải làm kinh tế và tham gia công tác xã hội. Do đó, thời gian chăm sóc cho gia đình ít dần trong khi cuộc sống phát triển đòi hỏi phụ nữ ngày càng năng động hơn để phát huy tốt vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Muốn làm được việc này đòi hỏi phải có sự chia sẻ, góp sức của người chồng và các thành viên trong gia đình. Có thể nói trong gia đình nông dân đã có sự tiến bộ rõ rệt, người chồng có sự chia sẻ công việc gia đình với vợ con, có sự bàn bạc đi đến quyết định những vấn đề quan trọng như công ăn việc làm, phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái. Đây chính là điểm mới bởi đa số hiện nay phụ nữ được tham gia vào các tổ chức đoàn thể như sinh hoạt tổ phụ nữ, nhóm phụ nữ đã giúp cho phụ nữ tiến bộ rất nhiều. Về phía nam giới cũng thường xuyên được sinh hoạt tại các tổ nông dân hoặc tổ nhân dân tự quản, giúp họ hiểu hơn nỗi nhọc nhằn của phụ nữ, từ đó có sự chia sẻ để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, tiến tới xây dựng gia đình bình đẳng.

Phụ nữ Kiên Giang đã rất khéo léo trong việc phân công lao động các thành viên trong gia đình, căn cứ vào khả năng, thể lực của mọi thành viên. Những công việc như đánh bắt gần bờ, chăn nuôi thuỷ, hải sản thường do con trai đảm nhiệm, vì họ có sức khoẻ tốt hơn nữ, còn những việc nhẹ nhàng hơn như: đan lát, thiêu thùa, may vá, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ… thường do con gái đảm nhận. Nhờ có sự phân công hợp lý nên sự đóng góp kinh tế của các thành viên ngày càng tăng, cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định trong gia đình cũng như xã hội, góp phần phát triển kinh tế gia đình ngày càng tốt hơn.

Kết luận, Trong bất cứ thời đại nào người phụ nữ cũng có vai trò người

vợ, người mẹ, người nội trợ trong gia đình, đồng thời họ còn là người lao động tạo thu nhập gia đình. Nhưng ở mỗi một thời đại khác nhau thì vai trò của phụ nữ cũng thể hiện ở mức độ khác nhau, đúng như nhận định của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của phụ nữ trong chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác chủ nghĩa xã hội và ngày nay vai trò phụ nữ được phát huy trên nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực kinh tế, phụ nữ có mặt ở các lĩnh vực sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp- dịch vụ và du lịch, phụ nữ đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân. Để thấy được vai trò đó, qua thực tế kiểm nghiệm.

Chương 2

THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 48)