Nhóm giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 106 - 110)

- Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về bình đẳng giới, về giải

phóng phụ nữ và vai trò của phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân nói riêng.

Phát triển kinh tế gia đình nông dân ở Kiên Giang gắn liền với vai trò, trách nhiệm của người phụ nữ nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là nhiệm vụ to lớn, lâu dài, chịu nhiều thử thách trước yêu cầu của đất nước nói chung, của Kiên Giang nói riêng. Thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn của cấp uỷ, chính quyền các cấp, từng gia đình và chính bản thân người phụ nữ nông dân.

Phát huy vai trò phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình cần phải hiểu rõ hơn về vai trò của phụ nữ nông dân đối với gia đình và vai trò của gia đình đối với xã hội. Đặc biệt là ý nghĩa của phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân đã góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nhằm thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Trước đây vẫn tồn tại quan niệm cho rằng kinh tế trong gia đình do người chồng gánh vác, vì người chồng là trụ cột gia đình, có trách nhiệm nuôi con cái, lo toan mọi cuộc sống cho gia đình, còn người vợ chỉ là người nội trợ, làm những công việc vặt vãnh trong gia đình, không thể làm kinh tế được, chính vì thế mà vai trò của phụ nữ rất mờ nhạt. Những nhận thức sai lầm này hiện vẫn còn tồn tại trong cấp Uỷ và chính quyền các cấp ở Kiên Giang từ đó dẫn đến, thờ ơ hoặc xem nhẹ vai trò của người phụ nữ, điều đó đã làm hạn chế sự quyết tâm phấn đấu của phụ nữ nông dân trong lĩnh vực phát triển kinh tế hộ gia đình của phụ nữ nông dân Kiên Giang hiện nay.

việc, nhưng chưa có sự chia sẽ của nam giới, khi ra ngoài xã hội cũng chịu nhiều thiệt thòi, mặc dù các nhà nghiên cứu khẳng định cống hiến của phụ nữ nông dân trong lĩnh vực phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân không thua vì nam giới. Vì vậy, để phụ nữ nông dân tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của mình, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi nhận thức của mọi thành viên trong xã hội để làm chuyển biến hành vi đối xử với phụ nữ nông dân. Nhiệm vụ trước mắt là cần phải nâng cao trình độ nhận thức cho mọi người, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp. Để làm được điều này đem lại hiệu quả thiết thực, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thông qua những lớp kiến thức về giới nhằm thay đổi nhận thức trong đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp cơ sở và các thành viên trong xã hội.

Trong quá trình tuyên truyền cần giúp cho mọi người, ngành, giới, đoàn thể, đặc biệt là các tầng lớp phụ nữ ở Kiên Giang nhận thức đúng đắn vai trò, chức năng của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Qua đó mọi phụ nữ nông dân thấy rằng mình không phải thấp kém, vị trí thấp kém so với nam giới không phải là điều kiện tự nhiên, mà là kết quả của sự phân biệt đối xử với phụ nữ từ bao lâu đời, nó chính là nguyên nhân duy trì sự bất bình đẳng giới cho tới ngày nay. Mặt khác, muốn xóa sự bất bình đẳng này, đòi hỏi sự phấn đấu vươn lên của chính bản thân phụ nữ nông dân Vì vậy, để khẳng định vai trò của mình, các thế hệ phụ nữ nông dân Kiên Giang cần phải tự tin vững bước, mạnh dạn vươn lên cống hiến sức lực của mình cho gia đình và xã hội, xoá đi sự bất bình đẳng tồn tại từ bao đời nay. Chính phụ nữ nông dân phải độc lập sáng tạo, dám quyết định trong mọi công việc thì mới tạo điều kiện cho phát triển kinh tế hộ gia đìnhnông dân vươn lên, góp phần cho kinh tế - xã hội của tỉnh nhà phát triển bền vững.

Với sự vươn lên của phụ nữ nông dân, cấp uỷ, chính quyền ở các cấp cần có kế hoạch và cách thức giúp đỡ, quan tâm đến cuộc sống, công việc của

chị em đặc biệt là phụ nữ nông dân đơn thân làm chủ hộ. Sự nhận thức của các cấp lãnh đạo sẽ đưa ra những quyết sách thực tế hơn, chiến lược hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ nông dân Kiên Giang sẽ thiết thực hơn. Nếu có sự quan tâm kịp thời thì sẽ có sự đầu tư thỏa đáng, có những chính sách cụ thể giúp người phụ nữ nông dân vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân và kinh tế tỉnh ngày thêm giàu mạnh.

Chú trọng công tác tuyên truyền ý thức pháp luật cho phụ nữ nông dân như: Luật dân sự, luật hành chính, luật lao động, luật hôn nhân gia đình… thường xuyên liên tục, làm cho các thế hệ phụ nữ Kiên Giang nhận thức và hành động đúng để không vi phạm, vì vậy chú ý đến hình thức tuyên truyền, hình phải phong phú, nội dung tuyên truyền phải cụ thể, dễ hiểu. Các cấp phụ nữ phải thường xuyên giáo dục luật hôn nhân - gia đình, tuyên truyền luật bình đẳng giới cho phụ nữ nông dân, động viên phụ nữ nông dân tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân. Mở rộng các hình thức câu lạc, các buổi nói chuyện chuyên đề, phổ biến các chính sách của nhà nước đối với gia đình nông dân và phụ nữ nông dân.

Để tuyên truyền đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải đa dạng hóa các loại hình truyền thông, phát huy có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Hệ thống loa, đài, sách báo cần mở rộng chuyên trang và thời lượng phát sóng, phát hành rộng khắp các tờ tin công tác Hội phụ nữ tỉnh, đưa phong trào làm ăn kinh tế hộ gia đình nông dân có hiệu quả đến từng hộ gia đình, từng khu dân cư ở nông thôn. Ngoài ra Hội phụ nữ tỉnh còn kết hợp với trạm khuyến nông mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật cho phụ nữ nông dân, hay kết hợp với ngân hàng chính sách xét cho phụ nữ nông dân vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, đây chính là nguồn khích lệ lớn đối với phụ nữ nông dân nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân và kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong giai đoạn hiện nay cần lồng ghép giới vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản được nêu ra trong kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 2001 - 2010. Đặc biệt ở các trường chính trị tỉnh nên đưa chương trình giáo dục giới vào môn Dân vận để phổ biến từng đội ngũ cán bộ các địa phương, nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ nông dân vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân, khẳng định vị trí vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

- Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của phụ nữ trong phát triển

kinh tế hộ gia đình.

Trong xã hội vẫn còn có những định kiến đối với phụ nữ “Nữ sinh

ngoại tộc’’con gái là con của người khác, con dâu mới là con trong gia đình,

nhận thức này đã ăn sâu vào các tầng lớp trong xã hội nhất là ở nông thôn và ngay trong gia đình nông dân, bởi quan niệm như thế phụ nữ nông dân không được chia tài sản mà chỉ có nam giới mới được hưởng tài sản của cha mẹ để lại. Bên cạnh đó sự bất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại. Nam giới cũng được trọng dụng hơn nữ giới, bởi vì họ được đào tạo cơ bản hơn, có điều kiện phát triển hơn phụ nữ, có năng lực hơn phụ nữ, cho nên họ gánh vác những trọng trách quan trọng còn phụ nữ chỉ làm những công việc thấp hơn, có thể nói trên thực tế vẫn còn bất bình đẳng giữa nam và nữ còn rất lớn. Hiện việc đề bạc cán bộ giữ những chức vụ quan trọng thường nhắm vào nam giới nhiều hơn phụ nữ. Ngay trong gia đình nông dân người chồng vẫn được xem là trụ cột, là người chủ có quyền quyết định mọi công việc trong gia đình. Ngay trong lĩnh vực kinh tế của gia đình nông dân cũng thế mặc dù người phụ nữ nông dân có những đóng góp không thua kém nam giới, nhưng quyền quyết định vẫn thuộc về nam giới, do định kiến của xã hội từ xưa vẫn còn tồn

tại đến hôm nay. Chính vì thế mà cần phải nâng cao nhận thức cho phụ nữ nông dân, nhất là trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân.

- Nâng cao nhận thức của chính phụ nữ trong việc phát triển kinh tế

hộ gia đình.

Trước hết bản thân phụ nữ nông dân phải xác định vị trí, vai trò của mình trong gia đình cũng như xã hội, từ đó, xoá bỏ những mặc cảm, tự ti, khẳng định mình là người chủ, trụ cột gia đình, đồng thời có quyền quyết định công việc gia đình, góp phần cùng chồng con phát triển kinh tế hộ gia đìnhnông dân để nâng cao cuộc sống cho các thành viên trong gia đình. Muốn làm như thế đòi hỏi phụ nữ nông dân phải có bản lĩnh, tự tin, vượt qua mọi thử thách. Hiện nay phụ nữ nông dân cùng một lúc thể hiện cả hai vai trò vừa là người nội trợ, vừa là lao động làm ra kinh tế cho gia đình nông dân, như thế họ phải có đủ bản lĩnh, kiến thức, năng lực, sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc, đảm bảo cả hai vai trò.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w