phúc
Theo quan niệm của người xưa gia đình là tổ ấm, là nơi chia bùi sẻ ngọt của mọi thành viên trong gia đình. Nếu gia đình hạnh phúc thì mọi thành viên cảm thấy vui vẻ, sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau, nó làm tiền đề cho kinh tế gia đình phát triển. Ngày nay, gia đình hạnh phúc được xem là tổ ấm của mọi thành viên. Trong tổ ấm đó mọi người đều cảm thông, chia sẻ buồn vui, được làm việc phù hợp với năng lực và sở thích, thu nhập, sử dụng tài chính thích hợp, gia đình thực sự là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.Phụ nữ Kiên Giang ngày nay cho rằng xây dựng gia đình hạnh phúc nhằm phát triển kinh tế gia đình, mọi thành viên trong gia đình cùng nhau lao động sản xuất làm cho gia đình có cuộc sống ấm no, chung sức xây dựng tổ ấm của mình.
lập, chứng tỏ bản lĩnh của người phụ nữ trong đời sống hiện đại.Tuy nhiên họ cũng biết lắng nghe ý kiến của chồng con, cùng với chồng con xây dựng gia đình giàu có, hết lòng chăn lo cho cuộc sống gia đình luôn phát triển, tạo nên cuộc sống phong phú về vật chất cũng như đời sống tinh thần. Đây là yếu tố cơ bản để phụ nữ phát huy vai trò của mình. Muốn làm được việc đó người phụ nữ phải có hiểu biết, có năng lực tổ chức cuộc sống trong gia đình, họ đóng vai trò trung tâm là trụ cột trong phát triển kinh tế gia đình, nhằm làm cho cuộc sống gia đình ngày càng phong phú hơn, đồng thời vun đắp tình cảm cho các thành viên trong gia đình được yên ấm.
* Nguyên nhân của thành tựu.
Những công lao mà phụ nữ Kiên Giang đạt được chứng tỏ sự nhận thức và chỉ đạo đúng đắn của Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội đã quan tâm đến phụ nữ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát huy một cách có hiệu quả vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình của phụ nữ nông dân trong tỉnh. Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành, được cụ thể hoá kịp thời ở từng địa phương đã ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình phụ nữ nông dân và đến từng thành viên, “vì chăm lo cho phụ nữ cũng tức là
chăm lo cho thế hệ mai sao của dân tộc, chăm lo cho sự phát triển của đất nước và toàn xã hội trong tương lai’’ [7, tr. 55]. Vì vậy việc tạo điều kiện cho
phụ nữ phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ là điều vô cùng cần thiết nhằm nâng cao mức sống, chất lượng sống của toàn xã hội nói chung, của các gia đình nói riêng.
Những thành tựu đạt được trong việc phát huy vai trò của phụ nữ Kiên Giang trong phát triển kinh tế hộ gia đình có phần chỉ đạo sát sao và có sự phối hợp hành động của các cơ quan: Hội liên hiệp phụ nữ, Sở Nông nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, từ đó tạo điều kiện để phụ nữ Kiên Giang cùng các thành viên trong gia đình phát triển kinh tế hộ gia đình mình tốt hơn.
- Với sự nhạy bén, năng đông Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã mạnh dạn tìm những mô hình kinh tế thích hợp cho phụ nữ như: kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, buôn bán nhỏ,hỗ trợ vốn vay cho phụ nữ…đã khơi dậy các tiềm năng của các thế hệ phụ nữ, tạo điều kiện cho các chị em vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Phụ nữ nông dân Kiên Giang đã nhận thức tương đối đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Các thế hệ phụ nữ và các thành viên trong gia đình nỗ lực phấn đấu cùng nhau hoàn thành tốt trọng trách của mình, góp phần tạo nên sự khởi sắc của quê hương Kiên Giang ngày thêm giàu đẹp.
Do tác động mặt trái cơ chế thị trường một bộ phận phụ nữ lười lao động, không quan tâm đến đến làm ăn kinh tế hợp pháp, mà chỉ biết làm giàu phi pháp, bất chấp đạo lý, xem trọng đồng tiền, bỏ mặt con cái, cha mẹ già, kết quả có tiền bạc nhưng con cái hư hỏng, cha mẹ già không nơi nương tựa, đấy là một phần trách nhiệm thuộc về phụ nữ.
Trước những biến đổi lớn lao của kinh tế - xã hội giai đoạn mới, vai trò của phụ nữ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc còn gặp nhiều trở ngại. Gia đình đã trở thành “một đơn vị kinh tế nhỏ’’. Với thu nhập thấp, phụ nữ nông dân không buông tay mà phải lo thu vén khéo léo để tổ chức cuộc sống gia đình nông dân, tính toán chi ly, hợp lý, tiết kiệm để có cái ăn, cái mặc cho gia đình, học hành cho con cái, sinh hoạt văn hoá, giao tiếp, dự phòng khi đau ốm, nhiều gia đình nông dân phải làm thêm nghề phụ để phát triển kinh tế cho gia đình mình, phụ nữ nông dân là người chủ động làm kinh tế hộ gia đình. Cuộc sống công nghiệp hóa, đòi hỏi mọi người phụ nữ nông dân phải làm việc căng thẳng, lao động cật lực để kiếm sống, nên thời gian gần gũi giữa các thành viên trong gia đình nông dân là rất ít. Luật hôn nhân gia đình quy định: chế độ một vợ, một chồng nhằm bảo vệ
hạnh phúc lứa đôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và con cái. Điều đó cho thấy mặt nào đã giải phóng phụ nữ khỏi áp bức, ngược đãi, đày đoạ trong cuộc sống gia đình bất hạnh. Cũng phải nói thực tế ở Kiên Giang, một bộ phận phụ nữ quan niệm hạnh phúc gia đình được đo bằng giá trị đồng tiền, bằng những điều kiện vật chất xa hoa. Vì thế, hiện tượng lấy chồng nước ngoài ngày càng nhiều, nhất là Đài Loan, Trung Quốc…Họ mong muốn có cuộc sống sang giàu mà không cực nhọc, hiện tượng này đã lan nhanh không những ở thành thị mà cả nông thôn vùng sâu vùng xa. Hậu quả của những cuộc hôn nhân không tình yêu tan vỡ mà nỗi đau khổ người phụ nữ phải gánh chịu.