Nhóm giải pháp về giáo dụ c đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho phụ nữ trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 124 - 133)

Thứ nhất, các cấp Hội cùng với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành

chức năng, các đoàn thể tổ chức tốt việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước, chủ trương công tác Hội. Phối hợp với ngành Tư pháp đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ nông dân. Chú trọng nâng cao hiểu biết pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật, tăng cường công tác giáo dục truyền thống cho phụ nữ nông dân. Bởi vì, phụ nữ nông dân ở vùng sâu vùng xa, ít được tiếp xúc với các cơ quan Đảng và Nhà nước, ít có thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước nên việc thực thi còn hạn chế, đôi lúc vi phạm mà không biết, khi bị gia đình ngược đãi phụ nữ cũng không biết dựa vào đâu để được bảo vệ quyền lợi.

Thứ hai, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông, giáo

dục nâng cao ý thức về mọi mặt cho phụ nữ nông dân. Đặc biệt coi trọng tính thiết thực, hiệu quả của công tác truyền thông tại cộng đồng địa phương, cung cấp kịp thời tài liệu truyền thông, tài liệu sinh hoạt cho phụ nữ nông dân ở địa phương mình đến từng khu phố, xã, phường, và tận các ấp, đồng thời tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Làm tốt công tác vận động phụ nữ nông dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung.

Tăng cường chỉ đạo các cơ quan thông tin tuyên truyền của Hội ở cơ sở, tăng đầu sách, tăng số báo, chuyên mục, về phong trào phụ nữ nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, về Luật bình đẳng giới, về các nội dung phát triển kinh tế gia đình, giáo dục gia đình, về giáo dục phẩm chất, đạo đức người phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. đồng thời phối hợp chặt chẽ với đài truyền hình của tỉnh tăng thời lượng phát sống về phong trào của phụ nữ sản xuất giỏi và hoạt

động của phụ nữ về phát triển kinh tế hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh.

Thứ ba, vận động xã hội và chủ động đề xuất chính sách hỗ trợ tạo điều

kiện nâng cao trình độ cho phụ nữ nông dân. Khuyến khích phụ nữ nông dân tích cực học tập dưới mọi hình thức để nâng cao kiến thức, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và năng lực lao động. Cùng với ngành Giáo dục và Đào tạo Bộ đội Biên phòng, các cơ quan có liên quan của địa phương vận động và tổ chức các hoạt động xóa mù chữ và giáo dục sau xoá mù chữ để thực hiện mục tiêu quốc gia về xoá mù chữ. Phụ nữ nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, tôn giáo, còn nhiều khó khăn cầm quan tâm tạo điều kiện để con em trong độ tuổi, nhất là trẻ em gái, được đi học, duy trì và phát triển các hình thức quỹ khuyến học hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, để nâng cao trình độ dân trí cho phụ nữ nói và phụ nữ nông dân nói riêng.

Thứ tư, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các hội nghề nghiệp, các

câu lạc bộ trong tỉnh, tổ chức hội thảo, tọa đàm triển lãm nhằm cung cấp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các nữ khoa học, nữ trí thức, nữ văn nghệ sĩ, nữ công chức và nữ nông dân. Để từ đó các đối tượng phụ nữ có thêm kiến kiến thức tổng hợp, vận dụng vào hoạt động kinh tế tăng thu nhập cho gia đình nhất là phụ nữ nông dân có đều kiện giao lưu học hỏi ở những phụ nữ khác về kiến thức, kỷ năng lao động, nhằm làm tăng gia đình.

3.2.6.Nâng cao năng lực mọi mặt cho phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới, đồng thời tạo điều kiện để phụ nữ phát huy có hiệu quả vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Tăng cường nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục

nâng cao trình độ năng lực của phụ nữ:

Trước hết, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết

về các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, Tiếp tục tuyên truyền quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

X, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X, đặc biệt là tuyên truyền bầu cử Quốc Hội khoá XII vừa qua, Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh lần thứ VIII. Bên cạnh đó còn tăng cường giáo dục truyền thống gắn với tuyên truyền học tập ý nghĩa các ngày lễ lớn của Đảng, của Nhà nước, của Hội, tập trung tuyên truyền giáo dục về phẩm chất chuẩn mực của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện nếp sống văn minh, phối hợp với Đoàn thanh niên giáo dục về tiền hôn nhân cho 50% nữ thanh niên; tuyên truyền kiến thức về giới, nhất là luật bình đẳng giới, Luật chống bạo lực gia đình.

Tiếp tục phát động phong trào thi đua yêu nước hàng năm trong tất cả các tầng lớp phụ nữ, nhất là phụ nữ nông dân, nhằm nâng cao chất lượng thực hiện phong trào thi đua của Trung Ương Hội “Phụ nữ tích cực học tập, lao

động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc’’ gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư’’ đảm bảo 100% cán

bộ , hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện.

Vận động phụ nữ nông dân tham gia phong trào xã hội học tập, khuyến khích phụ nữ nông dân học tập bằng các hình thức để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề,. Vận động các bà mẹ hưởng ứng “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường’’, cuộc vận động “Nói không với tiêu

cực rong thi cử và thành tích trong giáo dục’’,, nhằm góp phần đạt tỷ lệ trẻ

em trong độ tuổi đến trường, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở của tỉnh vào cuối năm 2007.

Thứ hai, phụ nữ Kiên Giang nói chung và phụ nữ nông dân Kiên Giang cần phải chủ động vươn lên để khẳng định vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Trong phát triển kinh tế hộ gia đình phụ nữ nông dân cần phải vươn lên nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Ngày nay với nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi con người phải vươn lên về mọi mặt để hoàn thiện bản thân mình mỗi phụ nữ cũng phải tự biết vươn lên học tập, nâng cao trình độ cho mình bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu không sẽ bị loại trừ không có công ăn việc làm.

Xây dựng gia đình “ít con, no ấm, bình đẳng , tiến bộ, hạnh phúc’’, phụ nữ phải gắn trên vai nhiều trách nhiệm. Họ phải làm tốt kinh tế gia đình nhằm để thực hiện chức năng người vợ, người mẹ trong xây dựng tổ ấm của mình. Hiện nay. Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới, thực hiện gần 2/3 tổng số

giờ lao động, nhận được 1/10 tổng thu nhập và sở hữu gần 1/1000 tổng số của cải trên thế giới [43, tr. 156]. Như vậy họ phải lao động cật lực để đảm

bảo thu nhập và các nhu cầu khác của gia đình. Nhưng để hoàn thành tốt vai trò của mình đòi hỏi họ phải nỗ lực học tập để tiến bộ, bởi sự vươn lên, sự tiến bộ của người phụ nữ và gia đình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người phụ nữ muốn tiến bộ phải có chỗ dựa vững chắc đó là gia đình.Người phụ nữ có trình độ học vấn, chuyên môn cao mới có khả năng phát triển kinh tế gia đình, tổ chức tốt cuộc sống gia đình để lúc nào trong gia đình cũng tràn đầy hạnh phúc. Sự nâng dần trình độ của bản thân sẽ giúp cho người phụ nữ có nghệ thuật cảm hóa chồng, tránh được tình trạng bạo lực trong gia đình.

Để thực thực hiện tốt các chức năng của gia đình đòi hỏi các thế hệ phụ nữ nông dân Kiên Giang phải không ngừng vươn lên khắc phục trở ngại của bản thân, của gia đình để tham gia nhiều lớp học với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Kiến thức mà chị em phụ nữ thu được ở nhiều môi trường khác nhau: Từ thông tin đại chúng, bạn bè, tổ chức Hội Phụ nữ các cấp, qua tư vấn, qua toạ đàm, qua các điển hình sản xuất giỏi, các cuộc hội thi, hội thảo…cho đến nay, phần lớn phụ nữ còn bị chi phối rất nhiều cho công việc

gia đình như nội trợ, bếp núc, nuôi con nhỏ, hầu như thời gian giành cho bản thân rất ít, vì vậy để có thời gian học hỏi nâng cao trình độ thì phải có sự chia sẻ của các thành viên trong gia đình, nhất là người chồng, để họ vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Nâng cao hiệu quả hỗ trợ phụ nữ nông dân thoát nghèo, phát triển

kinh tế vươn lên làm giàu chính đáng.

Trước hết vận động phụ nữ nông dân tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn; nâng cao kiến thức Việt Nam gia nhập WTO, kiến thức khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất, khuyến khích phát triển ngành nghề phi nông nghiệp như thương mại, dịch vụ, chế biến nông sản, nghề thủ công…tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Điều này giúp cho phụ nữ nông dân Kiên Giang có đủ tự tin để phát triển kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó các cấp chính quyền tạo điều kiện trong việc chỉ đạo tổ chức khảo sát nắm sát các đối tượng phụ nữ trong diện nghèo. Phấn đấu có 80% trở lên hộ nghèo do phụ nữ nông dân làm chủ hộ được giúp đỡ về vốn, kiến thức, kinh nghiệm sản xuất. Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng tiết kiệm gắn với tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển sản xuất, đồng thời mở rộng các mô hình cho vay vốn theo tổ, nhóm liên kết sản xuất kinh doanh để phụ nữ nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay.

Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình điểm làm kinh tế có hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động chương trình, dự án đang thực hiện, đồng thời tranh thủ các dự án mới; tiếp tục mở rộng nhận uỷ thác từ ngân hàng chính sách xã hội. Phối hợp với các trường dạy nghề của tỉnh và huyện mở các lớp dạy nghề cho lao động nữ, kết hợp tư vấn việc làm thông qua hình thức phát triển các

ngành nghề tại địa phương để tạo việc làm tại chỗ, hoặc đưa đi lao động tại các tỉnh trong nước và nước ngoài. Đồng thời tranh thủ các dự án hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp, tập huấn kiến thức quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ hộ. Vận động phụ nữ đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác, kinh tế trang trại, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần tạo việc làm mới cho lao động nữ tại địa phương, nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh.

- Phụ nữ Kiên Giang phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm xây dựng gia

đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Cần nâng cao nhận thức của phụ nữ về vai trò của gia đình đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng, trách nhiệm của phụ nữ, của các thành viên trong gia đình, xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực: no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình ; tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW của Ban bí thư về “Xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước’’, Luật hôn nhân và gia đình, Chính sách dân số kế hoạch hoá

gia đình.

Bên cạnh đó cũng cần tuyên truyền phổ biến kiến thức, làm mẹ, làm vợ, ứng xử giao tiếp, tổ chức cuộc sống gia đình, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phòng chống tai nạn thương tích, giúp trẻ phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ, đạo đức. Vận động phụ nữ nông dân thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiện, chống lãng phí, xây dựng tình làng nghĩa xóm, quan tâm giúp đỡ các gia đình khó khăn, hoạn nạn, người già neo đơn, tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.

Phối hợp với các ban ngành liên quan hướng dẫn cho phụ nữ nông dân về kiến thức chăm sóc sức khoẻ, phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm, phòng chống bạo lực gia đình, phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS và

phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết liên tịch với Công an về quản lý con em và người thân không phạm tội và tệ nạn xã hội. Đồng thời, cũng mở rộng các dự án cải thiện nhà ở cho phụ nữ nghèo, dự án tín dụng môi trường; dự án truyền thông nâng cao nhận thức về nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán tái hòa nhập cộng đồng.

- Phụ nữ Kiên Giang cần kế thừa truyền thống của phụ nữ Việt Nam,

kế thừa truyền thống cần cù trong lao động sản xuất, tích cực tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần làm giàu quê hương.

Phụ nữ Việt Nam có truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu,

đảm đang”. Không những anh hùng trong chiến đấu mà ngay trong lao động

sản xuất cũng thể hiện là người lao động cần cù, chăm chỉ. Trong thời chiến phụ nữ không chỉ là người anh hùng trong đánh giặc, mà còn là hậu phương vững chắc. Phụ nữ nông dân luôn xông xáo trên mọi lĩnh vực trong thời chiến cũng như thời bình: tham gia công tác xã hội, đảm đang việc nhà, từ ngàn xưa phụ nữ Việt Nam được gắn danh hiệu đảm đang trong lao động sản xuất, nuôi chồng con đánh giặc ngoài tiền tuyến. Ngày nay, phụ nữ nông dân Kiên Giang đã và đang ra sức lao động, sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, phụ nữ nông dân Kiên Giang còn thực hiện tốt phát triển kinh tế hộ gia đình bằng nhiều mô hình như: chăn nuôi với quy mô lớn kết hợp với trồng trọt các loại cây ăn trái có chất lượng cao, buôn bán nhỏ… nhằm tăng thu nhập , cải thiện đời sống gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Phụ nữ phải phấn đấu vượt lên những định kiến của xã hội để khẳng

định vai trò của mình trong gia đình và xã hội, phát triển kinh tế hộ gia đình được tốt hơn.

tưởng này đã cản trở sự phát triển của phụ nữ nông dân. Ở nông thôn vẫn còn quan niệm cho rằng kinh tế gia đình do người chồng gánh vác, bởi vì họ có quyền quyết định mọi việc trong gia đình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trong xã hội nông thôn. Nhiều người quan niệm rằng phụ nữ không làm được kinh tế gia đình, mà chỉ biết công việc nội trợ, không được giao tiếp xã hội hoặc không tham gia quản lý xã hội. Với vai trò thấp kém lại bị bóc lột nhiều nhất trong gia đình và xã hội, họ phải đảm nhận nhiều công việc “không tên’’, nhiều người phụ nữ có địa vị không hơn một nô lệ, là một thứ tài sản có chuyển nhượng cầm cố, là người phục vụ hy sinh cho gia đình vô điều kiện “Miếng nạc thì để phần chồng, miếng xương phần mẹ,

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 124 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w