Phụ nữ Kiên Giang trong việc phát triển kinh tế và kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 75 - 88)

thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta, nhằm thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

2.2.1.1 Phụ nữ Kiên Giang trong việc phát triển kinh tế và kinh tế hộgia đình gia đình

* Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân

thuần nông- lâm nghiệp.

Phụ nữ nông dân cũng giống như những phụ nữ khác họ vừa là người vợ, người mẹ, là người lao động, đóng vai trò quan trọng trong việc chăm lo công việc gia đình, với những công việc nội trợ, phụ nữ tham gia phát triển kinh tế gia đình. Đối với gia đình này phụ nữ đóng vai trò chính trong sản xuất như: trồng lúa, chăn nuôi và trồng rừng để tạo ra nguồn thu nhập gia đình. Ngoài việc, chăm lo cho các thành viên trong gia đình, công việc nội trợ, tất cả thời gian còn lại phụ nữ cùng chồng con tham gia lao động sản xuất, với tính chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, với những công việc không quá nặng nhọc thích hợp cho phụ nữ, họ thường là người phân công và điều hành công việc trong gia đình, đồng thời họ là người chủ động nắm kinh tế, và điều hành công việc trong gia đình. Vì thế, cùng một lúc họ phải đảm nhận cả hai vai trò, vừa là người vợ đảm đang, người mẹ tốt, đồng thời là người lao động tạo ra nguồn thu nhập trong gia đình. Như vậy, vai trò của phụ nữ là rất quan trọng không thể thiếu được đối với gia đình này.

* Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân

thuần nông - ngư nghiệp - dịch vụ - chăn nuôi.

. Đối với gia đình này, phụ nữ trực tiếp với việc buôn bán sản phẩm nông, ngư nghiệp, mặt dù, họ không trực tiếp tham gia đánh bắt trên biển,

nhưng họ đóng vai trò là người tiêu thụ các sản phẩm đó, đồng thời họ còn tham gia mậu dịch, buôn bán nhỏ lẻ ở chợ hoặc loại tạp hoá ở tại nhà, ở các khu du lịch. Như vậy, cho thấy phụ nữ không những đơn thuần là công việc nội trợ cơm nước, giặt giũ, chăm sóc người gìa và trẻ em mà phụ nữ còn tham gia lao động sản xuất, họ có mặt hầu hết ở các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình.Có thể nói ở bất cứ một gia đình cần có phụ nữ. Bởi vì, họ là người luôn đem lại nguồn vui và hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình. Khác với các quan niệm trước đây, cho rằng nam giới là người chủ gia đình, người tạo ra kinh tế cho gia đình, phụ nữ không làm được việc ấy. Ngày nay, ngoài công việc gia đình phụ nữ tham gia tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, Có những gia đình phụ nữ là người đóng vai trò chính trong việc tạo ra thu nhập gia đình, tuy số này không nhiều nhưng phần nào chứng minh phụ nữ không kém nam giới trong lĩnh vực phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong nông nghiệp đã có những phụ nữ sản xuất giỏi, với mô hình sản xuất tổng hợp, kinh tế trang trại có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Hạnh, Lương Thị Kim Thu ở huyện Tân Hiệp. Các chị đã áp dụng mô hình tổng hợp, vừa sản xuất nông nghiệp,vừa kết hợp chăn nuôi gia xúc gia cầm, vừa buôn bán nhỏ, lẻ, tất cả các hoạt động đó hàng năm đã mang lại cho phụ nữ hàng trăm triệu đồng. Đối với hộ chị Nguyễn Thị Hạnh chị đã kết hợp sản xuất lúa với kinh doanh và chăn nuôi ( xưởng mộc nhỏ ).

Hộ Dương Thị Kim Cúc nông dân sản xuất giỏi hàng năm chị đã tăng gia sản xuất từ 2 đến 3 vụ lúa, nhờ áp dụng khoa học kỷ thuật nên năng xuất lúc nào cũng tăng, đời sống được nâng lên từ nghèo khó chị vượt lên khá giàu. Ông bà ta thường nói “ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm’’. Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong gia đình, nếu như phụ nữ không biết lo toan cho cuộc sống gia đình thì gia đình ấy sẽ không được hạnh phúc, ấm no, bởi vì

theo quan niệm của người xưa phụ nữ là người giữ tay hòm chìa khóa nếu họ không làm được việc ấy thì cuộc sống gia đình sẽ gặp khó khăn.

Thực tế, phụ nữ ngày nay trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nếu họ ý thức được vai trò của mình thì và có trách nhiệm đối với gia đình họ sẽ làm tốt vai trò, người vợ, người mẹ và là người lao động tạo ra của cải vật chất không những cho gia đình và cho cả xã hội.

* Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân

thuần nông - lâm - ngư - du lịch - thương mại.

Phụ nữ đóng vai trò trụ cột trong điều hành phát triển kinh tế gia đình, họ chủ động phân công các thành viên trong gia đình tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, chính sự phân công lao động hợp lý đã giúp cho các thành viên có thêm thu nhập đáng kể đóng góp gia đình. Đối với gia đình thường kết hợp nhiều loại hình kinh tế như vừa làm nông nghiệp, sản xuất lúa, đồng thời họ vừa tham gia đánh bắt thuỷ hải sản, phụ nữ chỉ tham gia buôn bán các loại thuỷ hải sản mà gia đình họ thu được, ngoài ra họ còn tham gia buôn bán các loại dịch vụ, hàng thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch, bên cạnh đó phụ nữ còn tham gia vào lĩnh vực hoạt động thương mại, buôn bán nhỏ lẻ. Đối với gia đình này phụ nữ thường xuyên tham gia vào các loại hình đã có trên địa bàn để phát triển kinh tế gia đình. Như vậy, phụ nữ một lúc phải thực hiện cả hai vai trò, vừa đóng vai trò người nội trợ, người vợ, người mẹ, chăm lo cho các thành viên trong gia đình, vừa đóng vai trò là người lao động tạo ra thu nhập cho gia đình, cả hai công việc hết sức nặng nề đè lên đôi vai người phụ nữ. Ngay bản thân phụ nữ cũng nhận thức được điều đó, họ sẵn sàn vì chồng, vì con mà chấp nhận những công việc nặng nhọc ấy một cách vui vẻ. tiêu biểu cho lĩnh vực sản xuất này là chị Nguyễn Thị Thu Ba đã kết hợp trồng trọt ( trồng tiêu, trồng cây rừng) với chăn nuôi và đánh bắt thủy, hải sản đã giúp gia đình chị từ đủ ăn vươn lên khá giàu.

Phụ nữ nơi đây đã xác định vị trí vai trò của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội, họ có quyết tâm cao trong lao động sản xuất để làm giàu ngay trên quê hương của mình, không để nghèo đói phát triển các phụ nữ đã cùng với tổ chức Hội thực hiện các dự án cho phụ nữ nghèo vay vốn phát triển kinh tế gia đình đạt hiệu quả cao.

* Vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân thuần nông- ngư nghiệp- công nghiệp.

Phụ nữ tích cực tham gia vào các loại hình kinh tế vừa sản xuất nông nghiệp, lại vừa tham gia buôn bán thuỷ hải sản ngư nghiệp, thậm chí trong thời gian nông nhàn họ còn tham gia vào cả lĩnh vực công nghiệp như đập đá, đóng góp xi măng và một số khâu khác trong công nghiệp, đây không phải là lĩnh vực chuyên nghiệp mà họ chỉ làm trong một thời gian ngắn để có thêm nguồn thu nhập gia đình. Đối với gia đình này phụ những là người vợ, người mẹ, người nội trợ gia đình, mà phụ nữ còn là người lao động tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình. Trong gia đình này, phụ nữ thường trực tiếp với sản xuất nông nghiệp, canh tác đồng ruộng, gần như công việc chính mà họ, đồng thời họ cũng có ý muốn mở rộng sản xuất phát triển thành hợp tác nông nghiệp với quy mô lớn, theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đất nước ta.

Từ những tế cho thấy phụ nữ rất đảm đang không những trong gia đình mà ngay cả trong xã hội cũng vậy, nhất là đối với phụ nữ nông dân trong sản xuất nông nghiệp - ngư-lâm nghiệp, họ đã kết hợp các mô hình một cách khéo léo và phù hợp với các thành viên trong gia đình tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình mình.

Ở tỉnh Kiên Giang hiện nay có nhiều tộc người sinh sống, nhưng có ba tộc người đông đảo nhất đó là kinh, Khơme và Hoa, mỗi tộc người có điều kiện sinh sống khác nhau.

Đối với dân tộc Kinh chiếm đa số, họ có mặt hầu hết các khâu trong xã hội, đồng thời họ tham gia nhiều lĩnh vực trong sản xuất nông- lâm-ngư-du lịch, bằng nhiều loại hình kinh tế họ đã kết hợp một cách chặt chẽ, và có sự phân công hợp lý các thành viên trong gia đình để tạo ra nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình họ. Phụ nữ nông dân Kinh họ rất khéo léo vun vén và chăm sóc gia đình, trong chi tiêu luôn có sự tính toán chi ly,làm kinh tế cũng thế họ rất nhạy bén ở lĩnh vực này bằng sự kết hợp các mô hình để tạo ra thu nhập. Khác với phụ nữ Hoa họ sống phần lớn ở các khu đô thị, nguồn thu chính của gia đình họ là qua buôn bán. Con đường mậu dịch để phát triển kinh tế gia đình, bên cạnh đó họ kết hợp chăn nuôi, trồng trọt nhưng đây là kinh tế phụ. Giống như gia đình nông dân người kinh phụ nữ Hoa cũng phải gánh vác công việc nội trợ trong gia đình vừa chăm sóc chồng con vừa là người tham gia lao động tạo ra thu nhập cho gia đình. Nhưng đối với gia đình người Hoa việc phát triển kinh tế gia đình còn nặng về nam giới phụ nữ còn giữ vai trò phụ, với tư tưởng “ trọng nam kinh nữ’’ con trai được xem trọng hơn con gái, với tư tưởng đó người phụ nữ chỉ có công việc nội trợ là chính, những công việc khác trong gia đình đều do nam giới đảm nhận, ít nhiều phụ nữ còn sống phụ thuộc vào người đàn ông, họ chưa chủ động tahm gia lao động tạo nguồn thu nhập giống như phụ nữ người Kinh.Khác với gia đình người Hoa và người Kinh gia đình người Khơme họ sống chủ yều ở vùng sâu, vùng xa, cách xa trung tâm đô thị lớn, với những phong tục tập quán khác các dân tộc Hoa và Kinh, người Khơme họ sống chủ yếu ở chùa với quan niệm chùa là nhà sống cũng ở chùa, thác cũng vào chùa. Đối với phụ nữ Khơme sống chủ yếu dựa vào nam giới, việc làm ra kinh tế nuôi sống gia đình là trách nhiệm của người đàn ông, “ họ là trụ cột gia đình’’. Theo phong tục tập quán của người Khơme con trai lớn lên phải vào chùa tu để báo hiếu cho cha mẹ, điều này cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế gia đình, bởi vì, vứa đến tuổi lao động

thì lại vào chùa không giúp vì cho gia đình mà ngược lại gia đình phải nuôi cho đến khi xuất gia, lúc này mới có điều kiện phụ giúp gia đình, nhưng rất ít vì thường xuất gia là tạo lập gia đìng riêng cho nên phần lớn con trai Khơme ít tham gia phát triển kinh tế cho gia đình, chỉ phụ giúp lúc còn bé nhưng không đáng kể. Đồng thời gia đình Khơme có rất nhiều lễ hội trong năm, những khoản lễ hội này tốn kém rất nhiều, gia đình họ không bỏ qua một lễ hội nào cả, do đó cuộc sống họ không được khá lắm, thường gia đình Khơme con đông với quan niệm “ trời sinh voi sinh cỏ’’họ không có kế hoạch gia đình đông con, nên cuộc sống của họ so với gia đình người Kinh và gia đình người Hoa kinh tế không phát triển bằng. Bản tính người Khơme ít tính toán, lo toan cho cuộc sống gia đình như người Kinh và người Hoa. Với quan niệm ăn ngày nào lo ngày ấy, sự tích luỹ của họ rất ít, phát triển kinh tế gia đình phần lớn họ chưa biết kết hợp nhiều loại hình kinh tế để phát triển, phần lớn đơn thuần trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập không có tích luỹ, chỉ có một bộ phận rất nhỏ họ biết phát triển theo hình thức đa dạng các mô hình kinh tế như người Kinh và người Hoa.

Từ những thực tế Hội liên hiệp phụ nữ đã có những chỉ đạo xác thực với phụ nữ cơ sở, nhằm giúp phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, phụ nữ nghèo vươn lên khá, phụ nữ khá vươn lên giàu, thông qua các phong trào do Hội liên hiệp phụ nữ trung Ương phát động và tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Cụ thể:

- Thực hiện Nghị quyết của đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, và dưới sự lãnh đạo của thường vụ tỉnh uỷ, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Kiên Giang vận dụng sự sáng tạo, linh hoạt chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp để phụ nữ phát huy khả năng, tham gia thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua, 6 chương trình trọng tâm của Hội như: Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ; Hỗ trợ phụ nữ phát

triển kinh tế; Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh; Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng nam - nữ; Hoạt động đối ngoại nhân dân. Gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, của địa phương và các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây

dựng gia đình hạnh phúc’’ do Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đề ra,

được các cấp Hội phụ nữ triển khai thực hiện gắn với cuộc vận động “Toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư’’. Các phong trào này

gắn với địa phương đã tạo nên khí thế sôi nổi trong các tầng lớp phụ nữ của tỉnh.

Hàng năm có 100% Hội phụ nữ cơ sở, Ban nữ công Liên đoàn lao động và các chi hội trực thuộc, tổ chức cho chị em đăng ký thực hiện 3 tiêu chuẩn thi đua. Tỷ lệ đăng ký mỗi năm tăng lên, từ 73% (năm 2002) lên 85,8% (năm 2006). Qua tổng kết 5 năm thi đua từ cơ sở, có 58. 700 chị đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc 5 năm liền, trong đó 2.157 chị đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc cấp tỉnh và 483 chị đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc cấp toàn quốc. Đồng thời có 12.962 công nhân viên chức nữ đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc

nhà’’.Từ kết quả thực hiện phong trào nhiều tập thể và cá nhân đạt thành tích

xuất sắc được cử tham dự Hội nghị cấp tỉnh, trung ương, khen thưởng bằng khen, cờ thi đua, tiêu biểu như Hội liên hiệp phụ nữ Kiên Lương, Hội liên hiệp phụ nữ xã Sơn Kiên huyện (Hòn Đất) và Thị Nguyệt, xã Định Hòa (Gò Quao)… Có thể nói kết quả thực hiện phong trào thi đua yêu nước đã đi vào cuộc sống các tầng lớp phụ nữ và có ý nghĩa chính trị to lớn, tác động đến nhận thức của phụ nữ trong việc học tập nâng cao kiến thức mọi mặt, nâng cao năng xuất lao động, hiệu quả công tác, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Bên cạnh đó Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh còn chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục phát huy truyền thống tốt đẹp, nâng cao nhận thức, năng lực và trình độ của phụ nữ. Đây là vấn đề được các cấp Hội phụ nữ quan tâm với mục tiêu xây dựng người phụ nữ “yêu nước, có tri thức, có sức khoẻ,

năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng’’. Nội dung này được triển khai sâu rộng trong các

tầng lớp phụ nữ, nhất là phụ nữ nông dân bằng nhiều hình thức, linh hoạt,

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w