Trong lịch sử phát triển của dân tộc, cùng với phụ nữ cả nước, các thế hệ phụ nữ Kiên Giang đã góp nhiều công sức trong việc giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới, họ lại bước vào cuộc chiến đấu mới chống đói nghèo, lạc hậu, mang hết sức mình để xây dựng gia đình Kiên Giang hôm nay no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, góp phần xây dựng xã hội Việt Nam công bằng, bình đẳng, dân chủ, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Phụ nữ Kiên Giang luôn được trân trọng và chính bản thân họ cũng đã ý thức được trách nhiệm của bản thân vươn lên tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dù ở đâu, cương vị nào, các thế hệ phụ nữ Kiên Giang cũng đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở Kiên Giang hiện nay, từ phong trào sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện những gương làm kinh tế giỏi, với quy mô, hình thức sản xuất tổng hợp, kinh tế trang trại có thu nhập hàng trăm triệu đồng trong năm. Những đóng góp của phụ nữ đã góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện, đưa tổng sản lượng lương thực của tỉnh đạt 2,5 triệu tấn năm 2005. Trong đó không ít hộ gia đình nông dân phụ nữ là chủ hộ, là nhân tố, trụ cột để phát triển kinh tế hộ, là người lao động sản xuất năng động, đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình và góp phần vào phong trào xóa đói giảm nghèo của tỉnh rất lớn. Trách nhiệm này rất lớn lao đối với người phụ nữ, bởi họ phải vun vén sắp xếp thật khéo léo để tạo dựng cuộc sống gia đình có đầy đủ vật chất, đáp ứng yêu cầu thiết yếu của các thành viên trong gia đình, tạo sự ấm êm trong gia đình. Bên cạnh đó, họ còn thực hiện tốt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ và đặc biệt hơn, họ còn phải cố
gắng hoàn thành tốt trách nhiệm của người công dân đối với xã hội.
Theo sự đánh giá của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Kiên Giang, từ năm 2001 - 2006, các tầng lớp phụ nữ đã nỗ lực phấn đấu góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của phụ nữ nông dân nói riêng. “Trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển nông thôn: phụ nữ
chiếm trên 70 % lực lượng lao động của tỉnh, tham gia hầu hết ở các khâu sản xuất, chế biến trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, theo hướng thâm canh, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, phụ nữ đã tham gia tích cực trong xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả kinh tế cao, mở rộng các dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển, góp phần khai thác tiềm năng, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp’’. Sự nỗ
lực chỉ đạo lãnh đạo của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã tạo điều kiện cho phụ nữ Kiên Giang phát triển kinh tế gia đình, đặc biệt là phụ nữ nông dân đã phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, thông qua các mô hình như: “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,
vươn lên làm giàu chính đáng’’.
Hội đã tích cực khai thác nhiều nguồn vốn từ các chương trình, dự án, đặc biệt là nhận uỷ thác vốn từ ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ phụ nữ nghèo. 5 năm qua các cấp hội đã quản lý và điều hành 239 tỷ đồng, hỗ trợ cho 79.667 lượt phụ nữ nghèo vay vốn kinh tế, kết quả là giúp cho 2.792 hộ thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Đi đôi với hỗ trợ vốn, các cấp Hội còn phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ, có 70% phụ nữ vay vốn được tiếp nhận các nội dung trên. Phối hợp tổ chức dạy nghề phù hợp với nhu cầu của các đối tượng phụ nữ, của từng địa phương như nghề may, đan lục bình,
gia công thảm trúc, đồng thời hỗ trợ phát triển nghề truyền thống như dệt chiếu đan đệm, bó chổi, làm gốm của phụ nữ dân tộc Khơme (huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Gò Quao). Hội còn phối hợp tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức hội chợ việc làm, xuất khẩu lao động… cho phụ nữ nói chung và phụ nữ nông dân nói riêng.
Hội đã giúp đỡ như phụ nữ huyện Giồng Riềng phát triển kinh tế hộ gia đình bằng cách: “Cho vay với lãi suất thỏa thuận, cho mượn lúa, gạo, tiền,
con giống, vạn dần đổi công…’’ Kết quả có 592 chị em tham gia với tổng số
tiền là 156.684.000 đồng và phát triển mới 129 tổ, nhóm tín dụng tiết kiệm, có 755 thành viên với tổng số vốn xoay vòng là: 49.000,000đ/ tháng, nâng tổng số tổ phụ nữ của toàn Huyện lên 296 tổ thu hút được 2.740 chị tham gia, với tổng số tiền góp vốn xoay vòng là 148.661.000đ/tháng. Ngoài nguồn vốn tự giúp nhau, Hội LHPN Huyện còn tín chấp Ngân hàng người nghèo đầu tư cho 15/16 xã, thị, trong đó có 557 lượt chị được vay với tổng số tiền là 953,5000.000đ và nguồn từ phụ nữ tỉnh hỗ trợ được là 629.500.000đ giải quyết cho vay xoay vòng 578 chị em của 7/16 xã, thị trấn. Điều này nói lên rằng sự chỉ đạo sâu xát của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đã giúp cho phụ nữ Kiên Giang có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế gia đình.
Ngoài việc giúp vốn, Hội còn tạo điều kiện cho phụ nữ ở nông thôn phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương như: mô hình chăn nuôi bò, nuôi cá, vót đũa, chầm nón, bánh tráng, trồng trầu, bó chổi, dệt chiếu, đan lát… từ đó giúp cho hơn 300 chị em có việc làm ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, Hội liên hiệp phụ nữ huyện còn phối hợp với trường hướng nghiệp dạy nghề mở 5 lớp cắt may cho 125 chị em, đồng thời Hội đã giới thiệu 120 chị em đi lao động ở các xí nghiệp trong và ngoài tỉnh và tư vấn 56 chị về việc làm, số chị em tự tìm việc làm là 1.746 chị. Đây chính là cơ sở và diều kiện để chị em phát triển kinh tế cho gia đình. Không
những thế, Hội còn kết hợp với Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật huyện mở 15 lớp tập huấn cho phụ nữ về phòng trừ sâu bệnh… thu hút được 471 chị tham gia; kết hợp với Trạm thú y mở một lớp thú y tại cơ sở có 95 chị tham gia, lớp học này nhằm nâng cao kiến thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi cho phụ nữ. Trong năm bình xét được 473 phụ nữ sản xuất giỏi cấp cơ sở.
Không giống như phụ nữ Huyện Giồng Riềng, phụ nữ xã Thổ Sơn huyện Hòn Đất, ngoài việc ruộng đồng, chủ yếu tập trung khôi phục lại nghề truyền thống đan đệm bàng và đập đá.Tuy nhiên, nơi đây nhiều hộ gia đình vẫn còn rất nghèo do đông con, thiếu việc làm, thiếu vốn, chủ yếu là thiếu vốn để sản xuất. Từ thực tế của địa phương, Hội liên hiệp phụ nữ xã đề nghị Hội cấp trên hỗ trợ vốn từ ngân sách người nghèo và nguồn vốn tự đóng góp của phụ nữ để phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, Hội còn vận động chị em thường xuyên tham gia các lớp chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn giúp nhau phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn, qua đó kinh tế hộ gia đình đạt hiệu quả cao hơn.
Ở xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp là xã có diện tích tự nhiên 5.180 ha, dân số là 21.903, trong đó phụ nữ chiếm 51%. Nông dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ. Hàng năm, ngoài hai vụ lúa thời gian nông nhàn còn rất dài, đa số phụ nữ ở nông thôn thiếu việc làm, một số bộ phận gia đình còn thiếu ăn khi giáp hạt. Trước thực trạng đó, dưới sự chỉ đạo của Hội cấp trên, Đảng Uỷ xã, Hội phụ nữ xã Thạnh Đông B quyết tâm thực hiện chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, làm đòn bảy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bằng mô hình “cho vay vốn lồng ghép tổ hùn vốn xoay vòng’’ đã giúp 19 chị thoát nghèo, 240 chị trung bình vươn lên khá. Thực tế đã chứng rằng, mô hình này làm ăn có hiệu quả, đã giúp họ tăng gia sản xuất đi đôi với thực
hành tiết kiệm, chị em đã có tích luỹ. Điều này, có thể khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế gia đình hộ nông dân, ở Kiên Giang trong thời gian vừa qua.
Nói đến phát triển kinh tế gia đình ở Kiên Giang, chúng ta không thể không nói đến xã Đảo Dương Tơ huyện Phú Quốc, là xã đảo cách xa trung tâm các thành phố lớn trong cả nước. Đời sống của nông dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và đánh bắt hải sản nhỏ ven bờ. Trước đây là vùng nông thôn nghèo, trong đó đa số gia đình nông dân nghèo do thiếu vốn sản xuất, thiếu việc làm; mặt khác do mặt bằng dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa, cho nên tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao. Trước thực trạng đó, Hội phụ nữ tỉnh và huyện đã quyết tâm giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Chị Nguyễn Thị Thu Ba là chủ tịch Hội phụ nữ của huyện Phú Quốc đã nói: Sự đói nghèo sẽ tác động trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em. Muốn thoát
khỏi cảnh nghèo đói thì phải giải quyết cho chị em phụ nữ nghèo có vốn đầu tư cho sản xuất, có việc làm ổn định để giảm bớt đi cảnh nghèo đói và vay nặng lãi đối với chị em nữ. Do vậy, việc hỗ trợ vốn tạo việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho chị em phụ nữ là việc làm cần thiết trước mắt và lâu dài, là một hoạt động thiết thực đối với phụ nữ.
Như vậy, để phát triển kinh tế trước hết là cần phải có vốn. Phụ nữ nơi đây đã huy động nguồn vốn từ nhiều phía, như: Quỹ quốc gia giải quyết việc làm; vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo; vốn Ngân hàng phát triển Nông thôn; đặc biệt là nguồn vốn tự có trong nội bộ phụ nữ. Tổng nguồn vốn của chị em huy động được là 2 tỷ 248 triệu đồng từ các mô hình kinh tế như buôn bán nhỏ, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt gần bờ…Trong tổng số 603 chị em được vay vốn có 218 chị từ nghèo vươn lên khá và 319 chị đủ ăn. Qua đó cho thấy, mặc dù nguồn vốn huy động không lớn lắm nhưng phần nào
cũng nói lên vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh nói chung và phụ nữ ở cơ sở nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc chỉ đạo, lãnh đạo cơ sở phát triển