Sự tác động của những điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 54 - 57)

Kiên Giang nằm ở tận cùng phía tây nam Tổ quốc, có đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh An Giang và Hậu Giang. Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Tỉnh Kiên Giang thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 6.245 km2; dân số 1.623.834 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm: 84,6%; dân tộc Khơme chiếm: 13,18%; dân tộc Hoa chiếm: 2,16% và một số dân tộc khác như: Tày, Nùng, Chăm cùng sinh sống trong một cộng đồng dân cư của tỉnh.

Là tỉnh đa dạng về địa hình, có đồng bằng, rừng núi, hải đảo và cả một vùng biển hơn 60.000 km2, với nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú về khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản; là tỉnh duy nhất của đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng đá vôi với hàng trăm triệu tấn, nguyên liệu chính của công nghiệp xi măng đã và đang phát triển ở Kiên Giang.

Bên cạnh tiềm năng về tài nguyên, tạo hóa đã kiến tạo nên Kiên Giang một nửa địa hình là đất liền, một nửa còn lại là biển đảo, nên nơi đây có một cảnh quan thiên nhiên đa dạng, độc đáo, xinh đẹp. Những bãi cát trắng ở Bãi Kem, Bãi Thơm (Phú Quốc), ở An Sơn, Lại Sơn (Kiên Hải), những thắng cảnh nổi tiếng như: Hòn Phụ Tử, Chùa Hang, Thạch Động, Đông Hồ, Hà

Tiên, Kiên Lương. Đặc biệt, rừng U Minh bạt ngàn, thuần nhất tràm xanh từng là căn cứ cách mạng, là khu di tích lịch sử nổi tiếng của cả Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Lịch sử hình thành và phát triển của Kiên Giang có quan hệ mật thiết với lịch sử hình thành và phát triển của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cuối thế kỷ thứ XVII, cư dân người Việt, Hoa, Khơme đã đặt chân đến đây và cùng nhau ra sức khai phá vùng đất hoang dã chưa có chủ này. Từ buổi đầu khai phá, vùng đất Kiên Giang đã là nơi hội tụ nhiều yếu tố: thiên thời, địa lợi nhân hòa; đồng thời cũng là nơi hội tụ được nhiều giá trị nhân văn để sớm hình thành nên sức sống mới của con người nơi đây: thẳng thắng, trung thực, sống giản dị, đoàn kết giữa các tộc người trong cộng đồng dân cư. Đây chính là sức mạnh đoàn kết để cùng chung sức khai phá, xây dựng và bảo vệ xứ sở này. Khi trở thành trấn Hà Tiên của đất nước Việt Nam, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực trong chiến công chống Pháp là một diễn son kháng chiến của dân tộc, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần quật cường của cộng đồng các dân tộc ở Kiên giang.

* Phương thức sản xuất nhỏ tiểu nông còn ảnh hưởng nặng nề

trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ở Kiên Giang.

Xuất phát điểm của dân tộc ta gắn liền với xã hội nông nghiệp cổ truyền đại bộ phận dân cư là nông dân, bởi vậy tàn dư của tư tưởng tư hữu, sản xuất nhỏ, manh mún vẫn là phổ biến. Hình ảnh của gia đình trung nông với khoảng trên dưới 2 mẫu canh tác là một đơn vị kinh tế độc lập điển hình. Kinh tế trồng lúa nước tiểu nông làm cho con người phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Từ ngàn xưa, người dân Kiên Giang trên mảnh đất này đã có truyền thống tôn trọng nghĩa tình, đoàn kết nhau để chống lại thiên tai địch họa để sản xuất và sinh sống. Trong điều kiện ấy đã hun đúc nên trong con người Kiên Giang triết lý sống về cội nguồn, lòng nhân ái đoàn kết cộng

đồng, mà trong đó nổi bật nhất là tình yêu quê hương đất nước, yêu xứ sở mình và quyết tâm làm giàu trên quê hương của mình. Chính điều đó mà từ gian khó, người nông dân nơi đây, đặc biệt là các thế hệ phụ nữ nông dân Kiên Giang đã chung lưng đấu cật để biến vùng đất này từ vùng đất hoang hóa, nước mặn, phèn chua, thành ruộng vườn, thành thị, sầm uất, đông vui, thành làng xóm trù phú. Điều kiện thiên nhiên và tính chất lao động nông nghiệp đã gắn kết con người ngày càng gần gũi nhau hơn, thể hiện rõ tính cộng đồng trong dân cư, tính cộng đồng cũng chính là điều kiện để gia đình nông dân tồn tại, tạo nên tình cảm, tâm lý, tập quán sống và phong cách của mỗi con người, của các gia đình nông dân ở Kiên Giang. Phát huy vai trò của phụ nữ từ nền tảng của gia đình nông dân - là nơi các thành viên trong gia đình nông dân gắn bó với nhau nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân ngày thêm khá hơn, vươn lên làm giàu cho gia đình và cho xã hội.

Với nền sản xuất nhỏ tiểu nông nên các gia đình nông dân ở Kiên Giang vẫn chưa thoát khỏi tính chất tư hữu nhỏ, bảo thủ, vì lợi ích cục bộ gia đình, làng xã. Cuộc sống vẫn còn khép kín trong luỹ tre làng, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời’’, đã làm nẩy sinh tâm lý tự bằng lòng với cuộc sống nhỏ nhoi “túp lều tranh, mo cơm quả cà’’, mà ít quan tâm đến sự vận động của xã hội bên ngoài. Mặt khác, do quá coi trọng yếu tố cộng đồng nên tự do cá nhân thường bị vi phạm, cá nhân phải kìm nén, thậm chí dập tắt những ý muốn nguyện vọng riêng tư. Do vậy, tính sáng tạo của cá nhân trong lao động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, trong quan hệ xã hội cũng bị hạn chế, gây khó khăn không ít đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân nói chung và phát huy vai trò phụ nữ trong gia đình nông dân nói riêng.

Do còn chịu ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ tiểu nông, nên một bộ phận phụ nữ Kiên Giang, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số thường bằng lòng với cuộc sống hiện tại, cam phận, cam chịu cảnh nghèo, tự ti, và không dám

cách tân vươn tới những gía trị mới, tiến bộ trong cuộc sống hiện đại nói chung, cũng như trong hoạt động kinh tế gia đình nói riêng. Đây thực sự là một lực cản lớn cản trở việc phát huy vai trò của phụ nữ nông dân Kiên Giang trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế kinh tế hộ gia đình nông dân ở tỉnh Kiên Giang hiệ nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w