Vai trò của các nhà tài trợ nợ của giao dịch LBO – Xây dựng sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 84)

cho vay mua lại DN trong hệ thống ngân hàng.

Hệ thống tín dụng ở VN chưa có sản phẩm cho vay mua lại DN. Tuy nhiên, giao dịch LBO sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu vắng vai trò của các nhà tài trợ nợ (ngân hàng và các nhà đầu tư có tổ chức). Vì vậy để phát triển giao dịch LBO trong thị trường M&A tại VN, rất cần thiết phải xây dựng mô hình kinh doanh LBO của ngân hàng. Bởi vì người cung cấp nợ cho giao dịch LBO điển hình là ngân hàng (đặc biệt các ngân hàng đầu tư). Ngoài cấp khoản cho vay, ngân hàng còn có vai trò là góp vốn cổ phần vào quỹ đầu tư LBO như các đối tác hữu hạn khác.

Bên cạnh đó, điều cần thiết phải tìm hiểu cấu trúc nợ của một thương vụ LBO. Vì đây là một cấu trúc có phần khá phức tạp, bao gồm một số hoặc tất cả các loại nợ vay như sau: vốn vay cấp 1, vốn vay phụ, vốn trung gian, trái phiếu sinh lãi cao và cổ phiếu ưu đãi. Theo quan điểm của ngân hàng, nợ LBO không giống như các hình thức nợ thương mại khác, ở chỗ thanh toán nợ vay phụ thuộc rất nhiều vào dòng tiền của công ty mục tiêu trong tương lai. Mặt khác, một giao dịch LBO thường do nhà đầu tư tài chính (quỹ đầu tư tư nhân) tài trợ một phần vốn cổ phần để mua lại công ty mục tiêu.

Về bản chất, LBO là một loại giao dịch có tính đòn bẩy rất cao. Điều này có nghĩa là mức độ rủi ro trong các giao dịch LBO quả là không nhỏ. Thông thường các đối tác đầu tư LBO gặp phải hai loại rủi ro, đó là rủi ro kinh doanh và rủi ro lãi suất. Nhưng những nhà đầu tư tài chính và những người cho vay hy vọng và tin rằng dòng tiền cao và ổn định được tạo ra trong các công ty mục tiêu LBO tốt có thể bù đắp các loại rủi ro này. Vì vậy, khi xây dựng mô hình kinh doanh LBO, các ngân hàng phải hoàn thành phân tích công ty mục tiêu và ngành, thẩm định tình hình tài chính và sử dụng mô hình tài chính để quyết định số lượng và cấu trúc khoản vay của LBO, cụ thể họ phải dự tính dòng tiền của công ty và dự tính cả trong trường hợp đặc biệt công ty sẽ làm gì để ứng phó khi tình hình kinh tế quốc gia gặp khó khăn; đánh giá khả năng trả nợ của công ty mục tiêu; tính toán chi phí mua lại; tính toán giá trị doanh nghiệp vào thời điểm thoái vốn; tính toán tỉ suất thu hồi nội bộ qua các năm và năm cuối cùng cho thoái vốn. Do đó, việc làm này mang tính quan trọng vì giúp phòng ngừa rủi ro vỡ nợ của các dự án LBO.

Dù vậy, dưới góc độ ổn định tài chính, các ngân hàng phải đặt nhiệm vụ quan trọng trong quản trị rủi ro các khoản vay cho những giao dịch LBOs đầy rủi ro. Thứ nhất, các ngân hàng phải thường xuyên có một sự chú ý đặc biệt đối với các khoản vay LBOs, bằng một số hành động cụ thể như nhận định rủi ro tuỳ vào số tiền vay mượn và các khoản vay khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, cho vay tổ hợp truyền thống là một trong những công cụ quản trị rủi ro chủ yếu được sử dụng để phân tán rủi ro vỡ nợ trong các ngân hàng. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường vốn VN, để công cụ quản trị rủi ro này có hiệu quả, cần thiết phát triển thị trường nợ thứ cấp; bởi vì thị trường này sẽ giúp các công cụ tài chính có tính thanh khoản cao hơn, xác định tỷ suất lợi nhuận tốt hơn và giúp xác định giá chuẩn cho nguồn vốn trung và dài hạn. Và do đó các khoản cho vay tổ hợp có thể bán lại trên thị trường thứ cấp như bất kỳ loại chứng khoán nào khác. Thứ hai, việc mở rộng thị trường tín dụng phái sinh cũng sẽ tăng cường hơn nữa quản trị rủi ro vỡ nợ vì nó cho phép các ngân hàng phân phối rủi ro cho bên thứ ba, là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro này.

Một khía cạnh quan trọng là, ngay cả khi giao dịch LBO có rủi ro cho các ngân hàng, nên coi nó chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ vốn đầu tư ngân hàng, điều đó có

nghĩa là một thị trường LBO yếu có thể không bao giờ là lý do duy nhất cho một cuộc khủng hoảng ngân hàng32. Theo kinh nghiệm mô hình kinh doanh LBO ở châu Âu, Chính Phủ quy định ép buộc các tổ chức tín dụng thực hiện các tiến trình đánh giá nội bộ vốn đầu tư, tức là có thể có nhiều hơn nhu cầu quản lý rủi ro. Cụ thể là các tổ chức tín dụng cần phải có vốn đầu tư cao hơn bao gồm kinh doanh tín dụng, kinh doanh LBOs và kinh doanh khác, vì LBO được coi như là các giao dịch có rủi ro cao, trong đó rủi ro kinh doanh từ các công ty đầu tư tư nhân có giao dịch LBO phải gánh chịu thường cao.

Về phía quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, cần nâng cao vai trò các nhà chức trách tài chính trong việc giám sát vốn các tổ chức tín dụng và nếu có bất cứ điều gì bất ổn; các chính quyền tài chính sẽ có sức mạnh để hành động chống lại các định chế tài chính quản trị yếu kém.

Trên đây đã đề cập vai trò tài trợ chủ yếu của ngân hàng trong các thương vụ LBO. Tuy vậy, rất cần thiết khi cần phải phát huy vai trò của các nhà tài trợ nợ khác như quỹ hưu bổng, công ty bảo hiểm, các cá nhân giàu có, nhà đầu tư nước ngoài,…vì trong thời điểm hiện nay, trên thế giới, vai trò của các nhà tài trợ này ngày càng tăng trong các giao dịch đòn bẩy cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)