- Gánh nặng trả nợ cao: LBOs là giao dịch sử dụng đòn bẩy tài chính cao, nên áp lực trong việc tạo ra dòng tiền dương để trả nợ vay luôn là vấn đề quan tâm nhất của doanh nghiệp. Nếu dòng tiền của doanh nghiệp và việc bán các tài sản không đủ đáp ứng các khoản thanh toán lãi vay từ các món nợ cao thì LBOs thất bại và kéo theo những hệ quả trầm trọng.
- Chia sẻ quyền kiểm soát: Các quỹ PE thông thường cử người tham gia vào hội đồng quản trị để cải thiện hoạt động của doanh nghiệp được đầu tư bằng tư cách quyền kiểm soát của cổ đông chiến lược.
- Cấu trúc vốn của DN bị thay đổi: Sau khi hoàn tất giao dịch, cấu trúc vốn của DN bị mua lại sẽ thay đổi theo tính chất đòn bẩy tài chính của LBOs. Tức là nợ chiếm ít nhất là 70% trong tổng vốn. Về thực chất, đây chưa phải là một tác động tiêu cực của LBOs, trừ khi nền kinh tế suy thoái, tỉ suất lãi suất cao có thể phá hoại ngầm nhiều vụ giao dịch mua đứt bằng nợ có thế chấp (LBOs).
- Thu phí quá nhiều: Có một số ý kiến cho rằng, khi quỹ PE trở thành cổ đông chiến lược trong các DN VN, họ đã thu phí quá nhiều (thường 20% của lợi nhuận và 1,5 đến 2% của tài sản vốn). Điều này có thể thu hẹp lợi nhuận của các nhà đầu tư khác.
Nhìn chung, tác động tích cực của giao dịch LBOs đến các DN VN quả là không nhỏ. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực của nó đáng được cân nhắc. Có điều, nếu dung hoà cả hai tác động này, mô hình cấu trúc LBOs của quỹ PE sẽ trở nên được quan tâm hơn trong thời gian sắp đến trong thị trường M&A tại VN.