Hệ thống các qui định pháp lý tác động đến hoạt động mua lại và sáp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 42)

nhập doanh nghiệp của vốn đầu tư tư nhân tại Việt Nam

Hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam chịu tác động bởi pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư, về cạnh tranh và một số luật chuyên ngành có liên quan như pháp luật về đất đai, chứng khoán, tín dụng, sở hữu trí tuệ…Nhìn chung, có nhiều luật và văn bản quy phạm pháp luật tác động đến hoạt động M&A, nhưng với cấp độ, nội dung và mức độ kiểm soát khác nhau. Bảng 2.1tóm tắt các luật hiện hành được áp dụng.

Hoạt động M&A ở Việt Nam được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể khẳng định nó vừa là một trong các hành vi tập trung kinh tế6, vừa là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp và cũng được xem như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp7. Với tư cách là hành vi tập trung kinh tế, hoạt động M&A được kiểm soát bởi Luật Cạnh tranh. Đối với các hình thức giao dịch mang

6 Điều 16 Luật cạnh tranh 2004

tính chất cơ cấu lại doanh nghiệp, như sáp nhập, hợp nhất, chia và tách doanh nghiệp của M&A thì các hoạt động này chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Còn với tư cách là hình thức đầu tư trực tiếp, lúc này Luật Đầu tư phát huy tác dụng đối với hoạt động M&A.

Luật Doanh nghiệp 2005 áp dụng cho doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể từ điều 150 đến 153 đã quy định về phân loại khái niệm và thủ tục, hồ sơ đăng ký các hình thức giao dịch sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, và chuyển đổi công ty.

Luật cạnh tranh 2004 qui định các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp, liên doanh là hành vi tập trung kinh tế. Tập trung kinh tế là một nội dung quan trọng khi xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt, mô hình kiểm soát tập trung kinh tế và chống độc quyền rất cần thiết để bảo vệ môi trường cạnh tranh tự do và lành mạnh, nhất là trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Chính vì vậy, các hình thức tập trung kinh tế kể trên đã được phân biệt một cách rõ ràng. Trong đó, hoạt động thâu tóm mà Luật đề cập ở đây tồn tại dưới hai loại hình, đó là sáp nhập (chuyển toàn bộ nghĩa vụ tài sản và chấm dứt sự tồn tại độc lập của công ty bị sáp nhập) và mua lại doanh nghiệp (thâu tóm toàn bộ hoặc một phần công ty mục tiêu để kiểm soát công ty đó). Mặt khác, hành vi tập trung kinh tế cũng là một trong ba hành vi dẫn đến hạn chế cạnh tranh. Theo kết quả này, Luật qui định hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm khi doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp hình thành do tập trung kinh tế chiếm giữ trên 50% thị phần của thị trường liên quan8, trừ những trường hợp được miễn trừ phải làm hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế theo Điều 19. Về mặt thủ tục, các doanh nghiệp tập trung kinh tế phải có nghĩa vụ thông báo cho Cơ quan quản lý Cạnh tranh khi thị phần kết hợp của họ từ 30% - 50% thị trường liên quan.

8 Điều 18 Luật cạnh tranh 2004

Điều 3 Luật Cạnh tranh định nghĩa thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lí liên quan.

Nếu không sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3% trên tổng doanh thu trước khi tiến hành thương vụ9.

Ngoài ra, Luật Cạnh tranh đã thiết lập các định chế và chế tài cần thiết để thực hiện quản lý cạnh tranh.

Điển hình là Cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục quản lý Cạnh tranh) có chức năng kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; Hội đồng cạnh tranh

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp bị cấm, tập trung kinh tế mà không thực hiện việc thông báo. Như vậy, Luật cạnh tranh đã tạo ra hành lang pháp lý cho các cá nhân và tổ chức có liên quan (kể cả bên thứ ba), kể cả cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của mình hoặc bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường trong các vụ M&A.

Luật đầu tư 2005 qui định về

các hình thức đầu tư thông qua liên doanh, mua cổ phần hoặc góp vốn, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Đồng thời, Luật đầu tư còn qui định các thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thủ tục thẩm tra đầu tư.

Trên đây là các luật của Chính Phủ liên quan đến những vấn đề chung khi tiến hành M&A. Dưới đây, các văn bản luật và dưới luật qui định riêng trong từng ngành. Trước hết, Luật chứng khoán 2006 qui định những thủ tục đăng ký với Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán về việc mua cổ phần để trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng. Đặc biệt, các công ty thuộc các ngành

9 Điều 25 đến điều 29 Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Bảng 2.1: Luật và một số văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập

- Luật các Tổ chức tín dụng 1997: Điều 34 - Luật Cạnh tranh năm 2004: Cạnh tranh và

kiểm soát tập trung kinh tế (Điều 16, 17, 18) - Bộ Luật Dân sự năm 2005: Luật hợp đồng

(Điều 94, 95)

- Luật doanh nghiệp năm 2005: Xem giao dịch M&A như là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp (Điều 44, 145, 152, 153)

- Luật đầu tư năm 2005: Những quy định về đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để tham gia quản lý hoạt động đầu tư... (Điều 21, 25, 29)

- Luật Chứng khoán năm 2006: Công ty niêm yết, chuyển nhượng chứng khoán…(Điều 29, 32, 69)

- Cam kết của Việt Nam trong WTO

- Các văn bản dưới luật khác: Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg, Nghị định số 103/1999/ND-CP và Nghị định 49/2002/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/1999/NĐ-CP; Nghị định 27/2003; Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Nghị định số 69/2007/NĐ-CP; Nghị định số 109/2007/NĐ- CP; Nghị định số 139/2007/NĐ-CP; Thông tư 18.

chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ) muốn chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi thì phải chịu sự điều tiết của Luật chứng khoán.

Thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã phát triển pháp lý đáng kể, đặc biệt các quy định về M&A có yếu tố nước ngoài. Các văn bản dưới luật

khác được liệt kê trong hộp 2 đều là khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (xem chi tiết ở phần phụ lục 2). Cùng với Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật chứng khoán 2006, các văn bản quy phạm pháp luật này qui định chi tiết về nhận chuyển nhượng vốn; quyền mua lại vốn góp hoặc cổ phần; sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; chuyển đổi hình thức đầu tư; đến tỉ lệ sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; trình tự thủ tục… của nhà đầu tư nước ngoài khi mua lại doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân, kể cả công ty cổ phần hóa 100% vốn Nhà nước10). Một điểm đáng chú ý trong luật và cũng là điều thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động mua lại, đó chính là Luật nới lỏng quyền góp vốn hoặc mua cổ phần với “mức không hạn chế” (Điều 10 Nghị định 139/2007/NĐ-CP). Thay vì trước đây tỷ lệ quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam không vượt quá 30%, ngoại trừ một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo cam kết WTO; Cụ thể có 14 lĩnh vực thuộc các ngành ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, các dịch vụ liên quan đến tài chính, hàng hải, quảng cáo, kinh doanh bất động sản,… vẫn còn hạn chế sự mua lại. Hơn nữa, hiện nay, Bộ kế hoạch và đầu tư đang xúc tiến soạn thảo một Nghị định về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, trong đó một số quy định về tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đang được quy định khác nhau trong Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán sẽ được thống nhất. Nếu điều này được thực hiện, các luật sư về M&A, cũng như bản thân doanh nghiệp ắt hẳn sẽ đỡ cực nhọc hơn trong việc tra cứu nhiều văn bản luật cùng lúc.

Nhìn chung, về cơ bản môi trường pháp lý về M&A của Việt Nam đã được ban hành nhưng những qui định về nó được đánh giá là chưa cụ thể và toàn diện.

10 Nghị định 109/2007/NĐ-CP qui định về đối tượng mua được tham gia mua cổ phần khi chuyển doanh

Hình 2.1: Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế 1999 - 2008 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

% v n đ u t ư / G D P

Đầu tư tư nhân Đầu tư Nhà nước

Hơn nữa, thủ tục pháp lí khi tiến hành thương vụ thực tế gặp nhiều khó khăn và phức tạp, tốn kém chi phí và thời gian.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 42)