LBOs trong thập niên 1990 và những năm sau 1990

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 35)

Sự thừa thải tài chính LBO kéo dài dẫn đến những hệ luỵ rằng tình trạng phá sản vào cuối những năm 1980, và các ứng cử viên LBO phù hợp giảm đáng kể trong các giao dịch như thế đã ngăn cản bất kỳ sự phục hồi nào của các giao dịch đòn bẩy cao trong thập niên 1990. LBOs đã diễn ra với xu hướng sử dụng tỷ lệ vốn cổ phần lớn hơn nhiều. Vào thời kỳ này, để phản ánh thị trường đầu tư phát triển mạnh mẽ, chiến lược thoái vốn chính là bán cổ phiếu ra công chúng. Tỉ số nợ trên cổ phần mang tính thận trọng nhiều hơn trong những năm 1980. Tỉ lệ cổ phần tăng lên khoảng 30-40%, trong khi đó con số này là 5-10% vào cuối những năm 1980.

Nhiều giao dịch được cấu trúc để nghĩa vụ trả nợ vay không quá 10 năm. Cũng vào thời gian đó, chiến lược của các công ty đầu tư LBO cho phép công ty mục tiêu thiết lập các báo cáo tăng thu nhập nhằm làm cho nó hấp dẫn hơn bất cứ khi nào các công ty này tiến hành niêm yết công chúng. Kết quả là công ty LBO thường tìm kiếm lợi nhuận trong cổ phần đầu tư từ 20% đến 40%.

Trong những năm 1990, quỹ đầu tư LBO được gọi là quỹ cổ phần tư nhân. Mục tiêu của quỹ đầu tư tư nhân tập trung vào các doanh nghiệp có công nghệ thấp trong giai đoạn trưởng thành, vì khả năng gánh chịu được nhiều nợ của họ. Bên cạnh đó, vốn cổ phần tư nhân thông qua các quỹ này đầu tư vào một loạt các thương vụ để đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình. Trong khi các quỹ đầu tư tư nhân thường xuyên đưa ra mức lợi nhuận hấp dẫn trong những năm 90, thì từ năm 2000 trở đi các quỹ đầu tư lại gia tăng tính cạnh tranh cho các cơ hội hấp dẫn bằng cách tăng giá mua cho các công ty mục tiêu và giảm lợi nhuận tài chính.

Các ví dụ điển hình về LBOs gần đây như vụ mua lại QwestDex (trang vàng) bởi Carlyle Group và Welsh Carson, Anderson và Stowe với 7,1 tỷ USD và Kohlberg Kravis Roberts (KKR) của Pháp mua lại nhà sản xuất thiết bị điện Legrand với trị giá 3,6 tỷ USD trong năm 2003. Trong một giao dịch liên quan đến bốn công ty mua lại đó là Vivendi của Thomas H. Lee, Blackstone Group, Bain Capital, và Apax Partners thu mua nhà xuất bản Houghton Mifflin vào cuối năm 2003. Trong năm 2003, các tập đoàn Blackstone cũng mua hãng ôtô TRW với giá 4,7 tỷ USD, bao gồm cả nợ. Vào cuối 2004, bằng các hợp đồng dài hạn, Kohlberg Kravis Roberts & Co mua lại PanAmSat Corp, một công ty chuyên cung cấp dữ liệu cho chương trình vui chơi giải trí cáp cho các công ty vệ tinh, với giá 4,3 tỷ USD, bao gồm 3,55 tỷ USD tiền mặt và 0,75 tỷ USD nợ . Clayton, Dubilier & Rice hoàn thành thương vụ bán doanh nghiệp in ấn, Kinko's, cho FedEx với giá 2,4 tỷ USD trong năm 2004. Tập đoàn Blackstone và hai công ty khác chi trả cổ tức là 450 triệu USD trong năm 2004 chỉ hai tháng sau khi họ thu mua công ty xử lý nước Ondeo Nalco với giá 4,2 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 35)