Số liệu LBOs trên thế giới từ năm 1980– 2008

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 37)

Trên thế giới đã có nhiều hơn 7000 thương vụ LBOs từ 1980-2007, với tổng giá trị lên đến 3600 tỉ USD, trong đó có 2700 tỉ USD được thực hiện sau năm 2000.

Giá trị và số lượng LBOs tăng nhanh chóng vào đầu thập niên 1980s. Giữa những năm 1980 các công ty lớn bắt đầu trở thành mục tiêu của LBOs; các giao dịch LBO bình quân tăng từ 2.064,7 triệu USD vào năm 1981 đến 187.860,9 triệu USD vào năm 1988, chiếm khoảng một phần năm trong tổng số giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A) vào năm 1988. Mặc dù LBOs thu hút nhiều sự chú ý trong năm 1980, nhưng chúng vẫn còn nhỏ cả về số lượng và giá trị so với các vụ sáp nhập. Ví dụ, vào năm 1987 đã có 3701 vụ sáp nhập nhưng chỉ có 259 vụ LBOs, chiếm chỉ 7% trong tổng số giao dịch mua lại. Tuy nhiên, LBOs thực hiện vào năm 1988 lên đến 21,3% tổng giá trị giao dịch, qua đó cho thấy xu hướng LBO điển hình có giá trị lớn hơn so với giá trị của thương vụ sáp nhập điển hình. Hình 1.4 cho thấy giá trị LBO giảm đột ngột trong giai đoạn 1990 – 1995. Sự sụt giảm này tương ứng với sự suy tàn trong thị trường trái phiếu rủi ro cao bắt đầu xuất hiện vào cuối 1988. Suốt khoảng thời gian 5 năm (1996 – 2000), LBOs trung bình khoảng 4% trong tổng giá trị M&As; giá trị LBOs có xu hướng nhỏ đi, trung bình 30 triệu USD đến 40 triệu USD, với nhiều vụ LBO sụt giảm còn khoảng từ 4 triệu USD đến 5 triệu USD. Bốn năm sau đó, LBOs tiếp tục tụt xuống khoảng 3,5% trong tổng giá trị M&As. Tuy nhiên, một lần nữa chu kỳ đỉnh cao của LBOs lại xuất hiện, gần đây đã bắt đầu tăng tốc ở đầuthập niên này và nó đạt đến đỉnh trong khoảng thời gian 2006 – 2007 với tổng số thương vụ đạt 405.507,8 triệu USD vào năm 2006 và 392.821,6 triệu USD vào năm 2007. Đến cuối năm 2007, chu kỳ này bị dừng lại do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nhìn chung, giữa hai chu kỳ tăng trưởng, các công ty có giao dịch LBO hoạt động hiệu quả với tên gọi là cổ phần tư nhân, nhưng tính chất và rủi ro của mô hình doanh nghiệpvẫn không thay đổi, có nghĩa là sử dụng đòn bẩy và nợ cao, chiến lược tái cấu trúc tài chính vàđầu tư ngắn hạn của họ đều nhằm hướng đến việc làm thế nào tạo ra nhiều lợi nhuận trên cổ phần. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính

toàn cầu đang lan tỏa đã làm giảm qui mô và số lượng các thương vụ LBO, nhưng chúng vẫn tiếp tục diễn ra.

Chính vì vậy, các ngân hàng đầu tư với bảng cân đối kế toán yếu kém đã tháo dỡ những công cụ tài chính có đòn bẩy trong quá khứ, ít nhất là tạm thời để đông lạnh các khoản vay cho những chiến lược LBOs rủi ro. Vì thế, các công ty đầu tư LBO đang tìm kiếm các nguồn vốn khác như quỹ đầu tư Nhà nước.

Hình 1.4: Số lượng và tổng giá trị giao dịch LBO trên thế giới, 1980 - 2007

.0000 50.0000 100.0000 150.0000 200.0000 250.0000 300.0000 350.0000 400.0000 450.0000 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 $b il li o n 100 200 300 400 500 600 700 800 n u m b er

Giá trị giao dịch Số vụ LBO

Nguồn:Thomson Financial Securities Data, 6/4/2008

Bảng 1.4: 10 thương vụ LBO lớn nhất thế giới

Ngày

Thông báo Công ty mục tiêu Công ty thu mua

Giá trị thương vụ

(tỉ $)

11/19/2006 Equity Office Properties Trust Blackstone Group LP 40,656.91 7/24/2006 HCA Inc. Hercules Acquistion Corp. 32,918.95

2/26/2007 TXU Corp. Investor Group 32,105.38

10/24/1988 RJR Nabisco Inc Kohlberg Kravis Roberts & Co 30,598.78 10/2/2006 Harrah's Entertainment Inc. Investor Group 27,888.11 4/2/2007 First Data Corp Kohlberg Kravis Roberts & Co 25,669.69 5/20/2007 Alltel Corp. Atlantis Holdings, LLC 25,101.71

2/8/2006 BAA PLC Airport Development 21,810.57

5/29/2006 Kinder Morgan Inc Knight Holdco LLC 21,609.72 7/3/2007 Hilton Hotels Corp. Blackstone Group LP 20,168.28

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 37)