LBOs từ sau năm 2008 (thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 39)

Như đã trình bày, LBO có mức độ đòn bẩy rất cao, mà trung tâm điểm của các thương vụ LBO nổi tiếng trên thế giới lại diễn ra ở Mỹ và Châu Âu; do đó, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đang phát triển trong ngành công nghiệp này. Theo nhiều phân tích ban đầu về cuộc khủng hoảng đã cho thấy rằng có sự suy giảm lớn trong hoạt động LBOs, cùng với nhiều công ty đầu tư tư nhân sẽ không thể đáp ứng các khoản thanh toán lãi vay dự kiến. Ước lượng được rằng các công ty vỡ nợ trên có thể lên đến một nửa số nợ LBO trong vài năm kế tiếp (xem phụ lục 8 để biết thêm về các vụ LBOs phá sản trong năm 2008). Hơn nữa, thậm chí các công ty PE này không thể thoái vốn được, thông qua hình thức bán lại cho nhà đầu tư tài chính khác hoặc việc tái đầu tư cũng hết sức khó khăn.

Dẫu sao, để khắc phục tình hình trên, hàng loạt các chiến lược trong kỳ này được các quỹ đầu tư tư nhân sử dụng, chủ yếu theo phương pháp truyền thống, bằng cách tập trung cắt giảm chi phí, tăng tối đa khả năng tạo dòng tiền đáp ứng nghĩa vụ trả nợ, chọn lựa danh mục tài sản đầu tư một cách thận trọng, giảm tỉ số đòn bẩy và thậm chí thu gom một phần vốn đã đầu tư trước đó qua việc bán các tài sản có khả năng bán được trong thời điểm khó khăn hiện nay. Trong khi đó, họ vẫn không quên tìm kiếm các thương vụ, công ty phù hợp có mức độ đòn bẩy không cao.

Nhìn chung, trong thời kỳ hậu khủng hoảng, các công ty đầu tư tư nhân cố gắng tái cấu trúc tài chính ở các công ty vỡ nợ. Và có một niềm tin rằng các công ty, những nhà tài trợ và những người cho vay đơn giản là những người mua tài chính qua thời gian, cho dù trong thời kỳ kinh tế suy thoái, bằng nhiều phương cách khác nhau như mở rộng kỳ hạn thanh toán, chuyển đổi hình thanh toán lãi vay bằng tiền mặt sang bằng hiện vật…Vì vậy, LBOs vẫn diễn ra nhưng với mức độ đòn bẩy thấp hơn, khó khăn hơn về thẩm định cho vay và tăng cường bảo vệ các nhà đầu tư nhiều hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

LBO – một trong những hình thức của M&A – là một chiến lược liên quan đến việc mua lại một công ty bằng cách sử dụng một số lượng đáng kể nợ tài chính để tài trợ cho giá mua. Các thương vụ LBO chiếm ưu thế trong giao dịch cổ phần tư nhân và tỉ lệ nợ trong các thương vụ này có thể tăng đến 90%, nhưng tỉ lệ 65-70% thì phổ biến hơn.

Trong nhiều thập kỷ qua, LBO đã phát triển và hứa hẹn là một tiêu chuẩn mới trong sự thay đổi doanh nghiệp trên toàn thế giới. Ngày nay, không có giới hạn cho qui mô giao dịch LBO. Với số lượng vốn sẵn có và sự hợp tác của các Quỹ đầu mua lại đã mang lại cho họ có sức mạnh lớn trong thị trường vốn toàn cầu. Tuy nhiên, sự phát triển của LBO tuỳ thuộc vào tình hình“sức khoẻ” của thị trường nợ và sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ngược lại, ở Việt Nam, thuật ngữ LBO vẫn còn mới mẻ và chưa thật sự hoạt động chính thức trong thị trường M&A, cũng như trong thị trường vốn đầu tư tư nhân, mặc dù thị trường vốn đầu tư tư nhân ở Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư trên thế giới. Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI DOANH

NGHIỆP VIỆT NAM BẰNG VỐN VAY CỦA

QUỸ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN

Vốn sở hữu tư nhân (private equity – PE) được biết đến bởi hai hoạt động chính của nó, đó là đầu tư mua lại (buyout) và đầu tư vốn mạo hiểm (venture capital). Trong đó, LBO là một giao dịch mua lại bằng số lượng rất ít vốn chủ sở hữu và số lượng lớn vốn nợ. Số nợ này được vay đảm bảo bởi tài sản của công ty thu mua.

Mô hình góp vốn tư nhân trở thành một hiện tượng toàn cầu. Thật vậy, thị trường đầu tư vốn tư nhân phát triển vào những thập niên 1980 ở Mỹ. Đầu tiên ngành công nghiệp PE lan rộng khắp Châu Âu, sau đó du nhập vào những phần còn lại của thế giới như Châu Á và Australia. Và ở Việt Nam, thị trường vốn PE được đánh giá là thị trường đầu tư đầy tiềm năng và hấp dẫn, với tỉ lệ thâm nhập vốn PE cao nhất trong khu vực Châu Á vào năm 2007 (xem phần 2.2 của chương).

Bởi vì LBO là một phần chính trong hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư tư nhân. Cho nên, trong chương này, bằng cách lựa chọn các thương vụ mua lại và sáp nhập có giá trị lớn của các công ty và quỹ đầu tư PE theo báo cáo của hãng PriceWaterHouseCoopers và Cục quản lý cạnh tranh, chúng tôi đi sâu phân tích thực trạng của hoạt động LBO tại Việt Nam (phần 2.3). Đồng thời chúng tôi tìm hiểu cấu trúc vốn cũng như cấu trúc đòn bẩy trong các thương vụ này nhằm đưa ra những chứng cứ cho việc kết luận rằng hoạt động LBO chưa thể hiện đầy đủ bản chất của nó trong thị trường PE ở Việt Nam (phần 2.4)

Bên cạnh đó, LBOs là một loại hình thâu tóm doanh nghiệp, được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay. Nếu như M&A nhằm mục đích tái cấu trúc hoạt động của

doanh nghiệp, thì LBOs được xem là một hoạt động nhằm tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Riêng trong Luật doanh nghiệp 2005 có qui định các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp như chia, tách, sáp nhập, mua lại, hợp nhất doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp….đó cũng chính là các hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp xét về góc độ tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi trình bày hệ thống luật pháp tác động đến thị trường mua lại và sáp nhập nói chung cũng chính là hành lang pháp lý điều tiết các thương vụ LBOs nói riêng (phần 2.1).

Cuối cùng, sau khi khảo sát thực trạng hoạt động LBOs của quỹ PE trong thị trường M&A tại VN, chúng tôi đưa ra nhận định về sự khác nhau giữa LBOs tại VN so với các nước trên thế giới. Để rồi đi đến tìm hiểu về tác động của LBO đến các doanh nghiệp VN cả hai mặt: tích cực và tiêu cực (phần 2.5). Phần cuối của chương kết luận về những nguyên nhân làm cho hoạt động LBOs chưa phát triển tại VN.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 39)