Giá mua lại của thương vụ là 30 triệu USD và số tiền này được thể hiện trong bảng cân đối kế toán (xem bảng 3.1 tóm tắt mô hình đầu ra của thương vụ), nó được xem là khoản vốn tăng thêm phải trả trong tổng nguồn vốn (giảm nguồn vốn). Giả sử PENM tài trợ cho giao dịch này bằng 9 triệu USD vốn cổ phần và 21
25 Lấy mức lãi suất dài hạn thực tế trong năm 2008 mà tập đoàn Hoà Phát đã vay ở các tổ chức tín dụng.
26 Các chỉ tiêu này trùng với số liệu thực đánh giá về tập đoàn Hoà Phát tại trang web: cophieu68.com vào ngày 5/8/2009.
triệu bằng vốn vay. Riêng nguồn vốn cổ phần bao gồm 2 triệu USD vốn cổ phần ưu đãi và 7 triệu USD vốn cổ phần thường. Phần vốn vay gồm có: vay luân chuyển là 5,3 triệu USD, nợ cấp 1 đảm bảo bằng tài sản cố định là 8,9 triệu USD, nợ phụ là 6,8 triệu USD. Ngoài ra, do PENM chưa am hiểu tận tường về luật liên quan đến M&A ở VN nên phải phát sinh khoản chi phí tư vấn luật là 0,2 triệu USD và khoản phí này được cộng vào nợ vay cấp 1 (8,9 triệu USD cộng với 0,2 triệu USD). Như vậy, tổng chi phí mua lại 5,2% cổ phần của CTCP Tập đoàn Hoà Phát là 30,2 triệu USD (30 triệu USD trả cho chủ sở hữu Hoà Phát và 0,2 triệu USD là phí thuê tư vấn luật).
Bảng 3.1 cho thấy, về nguyên tắc tổng tài sản (tổng sử dụng nguồn) phải cân bằng với tổng nguồn vốn (tổng nguồn). Vì vậy, theo cột điều chỉnh trong bảng cân đối kế toán, tổng nợ dài hạn tăng 21,2 triệu USD và vốn cổ phần giảm 21 triệu USD (9 triệu USD là tổng vốn cổ phần thường và cổ phần ưu đãi của cổ đông PENM ít hơn 30 triệu USD phải trả cho các chủ nợ khác của CTCP Hoà Phát). Vậy, khoản chênh lệch giữa tổng nợ dài hạn và vốn cổ phần tăng thêm 0,2 triệu USD trong tổng sử dụng nguồn, chính là khoản dùng để tài trợ cho phí tư vấn luật pháp. Do đó, tổng tài sản tăng thêm 0,2 triệu USD và tổng nguồn vốn cũng tăng thêm 0,2 triệu USD giữa thời điểm trước và sau khi kết thúc giao dịch.
Ngoài ra, trong bảng cân đối kế toán, để dự toán cho nợ vay luân chuyển, chúng tôi căn cứ vào nhu cầu vay luân chuyển hàng năm cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chính bằng số chênh lệch giữa tổng các khoản nợ vay (gồm nợ ngắn hạn, nợ cấp 1, nợ phụ, tổng vốn cổ phần) và tổng tài sản. Đặc biệt, trong mô hình LBO, có khoản mục “các tài sản đầu tư hiện có chờ bán” được đưa vào trong bảng cân đối kế toán. Đây cũng là khoản mục cho sự điều chỉnh dòng tiền vốn cổ phần và dòng tiền của công ty, để có dòng tiền tự do. Trong thương vụ này, khoản mục các tài sản đầu tư hiện có chờ bán không có, bởi vì các tài sản đều dùng để đáp ứng cho nhu cầu vốn luân chuyển vẫn không đủ (nên phải vay thêm vốn luân chuyển).
Do thương vụ này được đánh giá bởi nhà đầu tư PEMN, nên tỉ suất thu hồi nội bộ (IRRs) trung bình mà PEMN mong đợi giả sử phải vượt qua tỉ lệ tối thiểu là 20% trong suốt thời gian nắm giữ cổ phần của Hoà Phát (2009 – 2015). Mặt khác, IRRs được tính toán với giả định rằng khoản đầu tư này có thể bán lại được tại các bội số khác nhau của dòng tiền vốn cổ phần đã điều chỉnh (dòng tiền tự do) trong những năm có thể bán lại khoản đầu tư (ví dụ trong bảng 3.2 là thời điểm năm thứ 4, 5, 6). Do đó, IRRs được tính toán bằng cách dùng khoản đầu tư bằng tiền mặt ban đầu (ví dụ, 9 triệu USD trong giá mua 30,2 triệu USD) được bù đắp bởi dòng tiền vốn cổ phần trong năm thứ nhất, và dòng tiền vốn cổ phần trong mỗi năm tiếp theo, cho đến năm thoái vốn thì lấy dòng tiền vốn cổ phần trong năm thoái vốn cộng với dòng tiền vốn cổ phần được đánh giá với một bội số trong năm thoái vốn tương ứng (ví dụ, giá trị khoản đầu tư được đánh giá trong năm thứ 4 thoái vốn gấp 8 lần dòng tiền vốn cổ phần trong năm đó) (Xem bảng 3.2).
Kết quả tính toán trong bảng tóm tắt mô hình đầu ra sẽ được trình bày cụ thể dưới đây, bằng phương pháp đo lường rủi ro khả biến.