Thị trường vốn sở hữu tư nhân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 46)

Thị trường PE là nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của thị trường tài chính doanh nghiệp trong một nước. Sự tài trợ của PE có tác động tích cực đến tình hình tài chính và chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp, ví dụ như với sự góp mặt của quỹ đầu tư tư nhân (quỹ PE) chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi trong thực hành quản trị của công ty. Đối với các nhà đầu tư tài chính, PE cung cấp một danh mục tài sản có tiềm năng cho siêu lợi nhuận và đa dạng hoá đầu tư. Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, PE cho phép dòng vốn

đầu tư chảy theo hướng các dự án khả thi hơn và chảy vào các công ty kinh doanh hiệu quả. Một mặt nó giúp tài trợ kỹ thuật mới; mặt khác nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm. Quả vậy, ngân hàng phát triển Châu

Á (ADB) cho rằng khu vực tư nhân ở Việt Nam đặc biệt quan trọng bởi vì nó có thể có một tác động đáng kể về xoá đói giảm nghèo thông qua các ảnh hưởng về tăng trưởng và việc làm.11

Cùng với tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước (SOEs), khu vực tư nhân đã tăng lên nhanh chóng từ giữa thập niên 1990, và đặc biệt khi Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2000, đã làm cho dễ dàng hơn trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mới (xem bảng 2.2). Vốn đầu tư tư nhân (bao gồm khu vực tư nhân trong nước và FDI) so với đầu tư Nhà nước nhìn chung tăng qua 10 năm (1999 – 2008) và đến năm 2008, hơn 150.000 doanh nghiệp tư nhân trong nước đóng góp hơn 50% GDP của một nước. Điều này đã được ghi nhận trong hình 2.1.

Bảng2.2: Số lượng doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

 Năm 1999 : 3,601 (Luật doanh nghiệp 1999)

 Năm 2001 : 45,000 (Luật chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp)

 Năm 2004 : 70,000

 Năm 2006 : 130,000 (Luật doanh nghiệp 2005 mới)

 Năm 2007 : 150,000+

Nguồn: Watson, Farley & Williams12, www.wfw.com

Hơn thế nữa, một trong những cải cách quan trọng của nền kinh tế Việt Nam là cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước thông qua cổ phần hóa. Cổ phần hóa là bước quan trọng để Việt Nam có thể hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời, cổ phần hóa tạo cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước một cơ hội mua lại cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước. Vả lại, bộ phận doanh nghiệp Nhà nước lại nắm giữ các ngành chủ chốt của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân thì còn nhỏ bé. Vì vậy, có thể khẳng định, bộ phận này đã làm tăng thêm sự phát triển thị trường vốn cổ phần tư nhân ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường vốn sở hữu tư nhân sôi động trong những năm gần đây là do sự hiện diện của khu vực vốn đầu tư nước ngoài. Thật vậy, kể từ năm 2005 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã tạo nên sự chú ý đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Để có được đại diện trong thị trường Việt Nam nhanh nhất, các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia đã chọn con đường mua lại doanh nghiệp Việt Nam dựa trên những lĩnh vực đầu tư mới. Cụ thể Việt Nam đã tạo thuận lợi cho một cơ hội đầu tư tư nhân đầy đủ ở 3 phần chiến lược của nó, đó là vốn tăng trưởng, mua lại, và đầu tư mạo hiểm. Ví dụ như, Vinacapital là một công ty quản lý quỹ độc lập, bắt đầu xem xét các cơ hội đầu tư tại Việt Nam từ năm 2004, đã đưa ra một danh mục quỹ đầu tư đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực, bao gồm các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm, quỹ đầu tư tăng trưởng, quỹ chuyên về bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng. Với khoảng thời gian hoạt động không đầy 3 năm tại Việt Nam, đến năm 2008 vốn đầu tư của VinaCapital đã lên đến 1,42 tỉ USD.

Hơn lúc nào hết, chương trình tự do hoá thương mại, chi phí lao động thấp, thuận lợi trong nhân khẩu học…tất cả những yếu tố này đã làm cho thị trường PE Việt Nam trở nên hấp dẫn nhất để đầu tư. Theo minh hoạ ở hình 2.2 tỉ lệ thâm nhập của đầu tư tư nhân13 vào thị trường Việt Nam đã đứng đầu trong các nước Châu Á vào năm 2007, cao hơn cả thị trường đầu tư tư nhân phát triển như Nhật Bản và Australia.

Hình 2.2: Tỉ lệ thâm nhập của đầu tư tư nhân ở Việt Nam so với các nước Châu Á năm 2007

0.08% 0.09% 0.15% 0.17% 0.25% 0.34% 0.38% 0.39% 0.44% 0.50% 2.65% 1.77% 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 3.0% In do ne si a T ha ila nd Ja pa n M al ay si a K or ea C hi na HK S in ga po re A us tr al ia In di a V ie tn am U S A

Nguồn: IMF World Economic Outlook Database (April 2008), Asia Private Equity Review, Axiom Asia

Có thể nói ngành công nghiệp PE ở Việt Nam bắt đầu sôi động từ năm 2000, cùng với sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù so với các nước Châu Á, thị trường PE Việt Nam vẫn còn nhỏ. Nhưng khi được hỏi: quốc gia nào mà các quỹ đầu tư tư nhân sẽ chọn làm mục tiêu trong vòng 5 năm, thì Việt Nam đạt 36% trong 169 người tham gia phỏng vấn, tỉ lệ này được đánh giá rất cao trong số các nước có nền kinh tế đang trỗi dậy, cụ thể cao hơn cả Singapore, Korea, Japan, Malaysia, Thailan, New Zealand, Philippins14. Qua đó có thể kết luận rằng thị trường PE của Việt Nam vẫn còn non trẻ, đầy tiềm năng và là trung tâm điểm của “trang đầu tư tư nhân mới” trong khu vực Asean.

13 Tỉ lệ thâm nhập của cổ phần tư nhân được tính toán bằng tỉ lệ giữa vốn huy động của quỹ trong nước/GDP

2.3. Hoạt động mua lại doanh nghiệp bằng nguồn vốn vay (LBOs) của vốn đầu tư tư nhân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)