Đánh giá thương vụ LBO bằng phương pháp đo lường rủi ro khả biến

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 31)

(The Variable Risk Method – VR)

Một thương vụ LBO có thể được đánh giá từ quan điểm của các nhà đầu tư cổ phần thường hoặc từ quan điểm của tất cả các nhà đầu tư khác, cụ thể là cổ đông cổ phần ưu đãi và các chủ nợ. Một câu hỏi được đặt ra: Căn cứ vào đâu để các nhà đầu tư quyết định thực hiện thương vụ LBO? Câu trả lời cũng giống như bao hình thức đầu tư khác, đó là khi số tiền thu được bù đắp được tất cả chi phí mà nhà đầu tư đã bỏ ra, tức là sự đầu tư đem lại mức lợi nhuận mong muốn. Ở đây các nhà đầu tư LBO sẽ thực hiện thương vụ nếu giá trị hiện tại (PV) của các dòng tiền của doanh nghiệp (PVFCFF) hoặc giá trị doanh nghiệp bằng hoặc lớn hơn tổng số vốn đầu tư bao gồm của nợ, cổ phần thường và cổ phiếu ưu đãi (ID+ E + PFD):

PVFCFF– ID + E + PFD 0

Nếu phương trình trên xảy ra, thì công ty mục tiêu sẽ thu được dòng tiền đáng kể cho tất cả các bên tham gia giao dịch, tạo điều kiện cho họ đạt được lợi nhuận mong đợi.

Mức độ đòn bẩy cao trong các giao dịch LBOs đã làm tăng đáng kể rủi ro đối với dòng tiền cho các nhà đầu tư cổ phần. Do đó, chi phí đầu tư cần được điều chỉnh để tăng đòn bẩy của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì nợ sẽ trả dần theo thời gian, chi phí đầu tư sẽ giảm theo thời gian. Tóm lại, theo phương pháp đo lường rủi ro khả biến, nhà đầu tư phải phân tích qua 5 bước sau:

Bước 1: Dự đoán dòng tiền hàng năm

Bước 1 bao gồm dự kiến dòng tiền đầu tư (dòng tiền vốn cổ phần - FCFE). Áp dụng các biện pháp chiết khấu dòng tiền có sẵn cho các cổ đông sau khi tất cả các nghĩa vụ trả nợ khác đã được hoàn tất. Những dòng tiền này nên được dự kiến hàng năm cho đến khi LBO đã đạt được tỉ lệ nợ trên vốn cổ phần mục tiêu. Bởi vì LBO mong muốn khôi phục lại sự đầu tư và lợi nhuận mong muốn bằng cách hoặc là bán cho người mua chiến lược hoặc tham gia IPO thứ cấp, nên LBO phải xác định tỉ số nợ trên vốn cổ phần mục tiêu qua từng năm.

Bước 2: Dự kiến tỉ số nợ trên vốn cổ phần

Sự suy giảm trong tỉ số nợ trên cổ phần phụ thuộc vào kế hoạch trả nợ và tốc độ tăng trưởng giá trị thị trường dự kiến của cổ phần. Giá thị trường của cổ phần thường có thể được giả định để phát triển phù hợp với tỷ lệ phần trăm dự kiến về tốc độ tăng trưởng thu nhập cho các cổ đông cổ phần thường.

Bước 3: Tính toán giá trị kết thúc

Tính toán giá trị kết thúc của cổ phần (TVE) và của doanh nghiệp trong năm t.

Giá trị kết thúc của cổ phần (TVE) = FCFEt+1 / (re- g)

re và g lần lượt là chi phí sử dụng vốn cổ phần thường và tốc độ tăng trưởng dòng tiền có thể được duy trì trong quá trình tăng trưởng ổn định hoặc trong thời gian kết thúc. TVE đại diện cho hiện giá giá trị của vốn cổ phần doanh nghiệp tại thời điểm t. Giá trị này thường được tính toán khi bán cổ phần cho công chúng hoặc người mua chiến lược.

Giá trị kết thúc: Giá trị của dòng tiền tương lai xảy ra vào những năm sau giai đoạn kế hoạch của một dự án hay doanh nghiệp.

Bước 4: Điều chỉnh tỉ suất chiết khấu để phản ánh sự thay đổi rủi ro

Đòn bẩy cao kết hợp với một LBO làm tăng rủi ro cho dòng tiền có sẵn cho nhà đầu tư cổ phần bởi yêu cầu trả nợ ngày càng tăng. Khi mức độ nợ ban đầu rất cao của LBO được giảm, chi phí sử dụng vốn cổ phần cần phải được điều chỉnh để phản ánh sự suy giảm trong rủi ro, và được đo bằng beta đòn bẩy của doanh nghiệp

(FL). Sự điều chỉnh này có thể được ước tính bắt đầu beta đòn bẩy trong năm thứ 1 dự kiến (FL1)như sau:

FL1 = IUL1 (1 + (D/E)F1(1 – tF))

Trong đó IUL1 là beta không có đòn bẩy của doanh nghiệp, (D/E)F1 and tF lần lượt là tỉ số nợ trên vốn cổ phần của DN trong năm thứ nhất dự kiến và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong khoảng thời gian dự kiến,

IUL1=IL1/(1 + (D/E)I1(1 – tI))

Trong đó, IL1, (D/E)I1, and tI lần lượt là beta có đòn bẩy của doanh nghiệp, tỉ số nợ trên vốn cổ phần và thuế suất của doanh nghiệp vào năm trước.

 trong mỗi thời điểm liên tiếp nên tính toán lại dựa trên tỉ số nợ trên vốn cổ phần ở thời điểm tương ứng. Như vậy, chi phí sử dụng vốn cổ phần (re) của doanh nghiệp phải được tính toán lại trong từng thời kỳ bằng cách sử dụng  ước tính trong năm đó.

Bởi vì chi phí sử dụng vốn cổ phần thay đổi theo thời gian, chi phí sử dụng vốn cổ phần tích luỹ của doanh nghiệp được dùng để chiết khấu dòng tiền dự kiến cũng thay đổi theo. Các chi phí sử dụng vốn cổ phần tích lũy được thể hiện như sau:

PV1 = FCFE1/(1+ re1)

PV2 = FCFE2/[(1+ re1)(1+ re2)] …

PVn = FCFEn/[(1+ re1)(1+ re2)…(1+ ren-1)(1+ ren)

Bước 5: Ra quyết định thực hiện thương vụ LBO

Bước 5 yêu cầu phải tính toán các hiện giá (các PV) của dòng tiền vốn cổ phần bao gồm cả giá trị kết thúc được ước tính trong bước 3 và so sánh nó với giá trị của cổ phần được đầu tư ban đầu bao gồm phí giao dịch có liên quan. Kết quả như sau: Đối với các nhà đầu tư sẽ quyết định thực hiện thương vụ LBO nếu PV của FCFE vượt quá giá trị của cổ phần đầu tư trong thương vụ. Nhưng, đối với người cho vay và nhà đầu tư cổ phần khác sẽ thực hiện tài trợ LBO nếu PV của FCFF cao hơn tổng số chi phí của thương vụ (vốn cổ phần cộng với nợ và cổ phiếu ưu đãi).

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam bằng vốn vay của quỹ đầu tư tư nhân (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)