- Về pháp luật
2.2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Sau cơn sốt thành lập ngân hàng vào đầu năm 2007 thì đến tháng 8/2008 Chính
phủ đã quyết định tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới. Điều này đã làm gia
tăng rào cản gia nhập ngành đối với những nhà đầu tư có ý định tham gia vào trong lĩnh vực này, việc gia nhập trong lĩnh vực ngân hàng sẽ không phải là mối lo ngại. Với
mức vốn điều lệ qui định là 3.000 tỷ đồng và sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo thì cũng khó khăn cho các nhà đầu tư muốn tham gia lĩnh vực này. Thậm chí các ngân
hàng hiện nay đang có xu hướng sáp nhập với nhau để tăng vốn điều lệ và đáp ứng đủ các qui định của NHNN. Xu hướng trong thời gian tới là các ngân hàng sẽ tinh gọn nhưng có qui mô lớn hơn, số lượng ngân hàng sẽ ít đi nhưng sẽ tăng về chất của mình.
Đồng thời, với tình hình nợ xấu đang ngày một gia tăng, lãi suất cho vay ngày một
thấp đi, hoạt động kinh doanh của ngân hàng không còn dễ kiếm lợi nhuận như trước
nữa. Các tập đoàn lớn trước đây có đầu tư ngoài ngành cũng đang phải thoái bớt vốn
ra khỏi những ngân hàng trước đây đã tham gia đầu tư góp vốn. Hoạt động kinh doanh
của ngân hàng không còn hấp dẫn như trước nên việc gia nhập thêm trong lĩnh vực
này hầu như không có. Tuy nhiên, khi tình hình kinh tế tốt hơn, Chính phủ cho phép
thành lập ngân hàng trở lại. Đặc biệt là khi hoạt động ngân hàng đi vào nề nếp, bài bản hơn, trình độ quản trị cũng tốt hơn thì sẽ lại tiếp tục có những DN gia nhập vào lĩnh
vực này là điều không thể tránh khỏi. Các ngân hàng mới gia nhập sẽ có được nhiều
kinh nghiệm rút ra sau khủng hoảng, họ sẽ quản trị rủi ro tốt hơn, tình hình tài chính lành mạnh hơn đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng cao trong lĩnh vực này sẽ là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với các ngân hàng hiện tại.
Để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ tiềm ẩn này thì mỗi ngân hàng hiện tại
phải tăng cường tiềm lực tài chính của mình, tạo cho mình một “vùng đệm” thật sự
vững chắc. Đồng thời, phải xây dựng được lòng trung thành của khách hàng đối với
mình thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng SPDV, tạo ra sự khác biệt sản
phẩm, xác định rõ phân khúc thị trường để khai thác và phát triển, thực hiện tái cấu trúc, đổi mới công nghệ tạo ra chi phí thấp. Khi đó, các DN có ý định gia nhập vào lĩnh vực ngân hàng muốn có lợi nhuận thì sẽ phải mất chi phí chuyển đổi rất lớn và họ
sẽ phải cân nhắc kỹ trước khi tham gia vào lĩnh vực này.