- Về pháp luật
3.2.1. Phân tích ma trận SWOT của Ngân hàng Indovina
Phân tích SWOT là một trong những kỹ năng hữu ích nhất trong hoạt động
kinh doanh. Phân tích SWOT giúp ta xem xét tất cả các cơ hội có thể tận dụng được.
Bằng cách hiểu được những điểm yếu của mình trong kinh doanh, ta có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro chưa được nhận thức hết. Nhờ công cụ này, các nhà lãnh đạo làm
việc hiệu quả, cải tiến khả năng quyết định, tối đa hóa hiệu quả cá nhân. (Nguyễn Hoàng Phương, 2012, Phân tích SWOT trong chiến lược kinh doanh).
Bảng 3.1 Ma trận SWOT của IVB
CÁC CƠ HỘI (O)
1. Môi trường chính trị - xã hội
khá ổn định ở Việt Nam
2. Hội nhập kinh tế quốc tế mở
ra nhiều vận hội mới
3. Sự hỗ trợ của môi trường
pháp lý trong hoạt động kinh
doanh của ngành ngân hàng ngày càng hoàn thiện
4. Khoa học công nghệ thông
tin ngày càng phát triển mạnh làm cơ sở cho hoạt động ngân
hàng
5. Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và thị trường
cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng trong nước có nhiều tiềm năng
6. Những biến động về tỷ giá,
lãi suất trên thị trường là tương đối ổn định
CÁC NGUY CƠ (T)
1. Trình độ năng lực quản lý
kinh tế vĩ mô còn thấp
2. Môi trường kinh doanh chưa thật sự ổn định, còn nhiều rủi ro
3. Sự trầm lắng của thị trường
bất động sản làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
ngân hàng
4. Nguy cơ lạm phát của nền
kinh tế
5. Tập quán sử dụng tiền mặt
của người dân còn phổ biến
6. Áp lực cạnh tranh ngày càng cao
7. Vấn đề nợ xấu đang có
những ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng
8. Xuất hiện ngày càng nhiều
ĐIỂM MẠNH (S) 1. Công tác quản trị điều hành, quản lý rủi ro và hướng đến khách hàng 2. Nguồn lực tài chính lành mạnh và ổn định do các đối tác góp vốn đều có năng lực tài chính mạnh
3. Văn hóa kinh doanh, môi trường làm việc thân thiện,
chính sách thu hút nhân tài, nguồn nhân lực trẻ và trình độ
học vấn cao
4. Ngân hàng luôn có một bộ
phận giao dịch biết tiếng Hoa để phục vụ cho nhóm khách hàng là người Hoa, Đài Loan và Trung Quốc
5. Sự phối hợp giữa Hội sở và
các chi nhánh được chặt chẽ , thống nhất 6. Hệ thống CNTT hiện đại và phát triển 7. Khách hàng ổn định, có quan hệ truyền thống, và một lượng khách hàng ổn định từ đối tác nước ngoài
ĐIỂM YẾU (W)
1. Thương hiệu còn ít người
biết đến
2. Hoạt động Marketing chưa
mạnh mẽ, thiếu đồng bộ
3. Thị phần kinh doanh, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch còn hạn chế
4. Danh mục sản phẩm dịch
vụ còn chưa đa dạng
5. Chính sách lãi suất cho vay, huy động, phí dịch vụ …
còn chưa được linh hoạt
6. Dịch vụ chăm sóc khách
hàng còn chưa được quan tâm đúng mức
PHỐI HỢP S/O
1. Chiến lược phát triển sản
phẩm mới (S1, S2, S3, S5, S6 +
O2, O4)
2. Chiến lược phát triển thị trường (S1, S2, S3, S4, S5, S6 +
O2, O4, O5)
3. Chiến lược thâm nhập thị trường (S1, S2, S3, S4, S5, S6 +
O1, O2, O3, O4, O5, O6)
PHỐI HỢP W/O
1. Chiến lược phát triển công
nghệ (W1, W2, W3, W4 + O2,
O3, O4, O5)
2. Chiến lược phát triển năng
lực tài chính (W1, W2, W3,W4 + O1, O2, O3, O5,O6)
PHỐI HỢP S/T
1. Chiến lược cạnh tranh bằng
cách khác biệt hóa sản phẩm
(S3, S4, S6 + T6, T8)
2. Chiến lược dẫn đầu với chi
phí thấp (S1, S2, S3 + T2,T4,
T6, T8)
PHỐI HỢP W/T
1. Chiến lược tăng cường
marketing, tiếp thị hình ảnh
(W1, W2, W3 + T1, T2, T6, T8)
2. Chiến lược xây dựng
nguồn khách hàng bền vững
3.2.2 Các chiến lược hình thành từ ma trận SWOT3.2.2.1. Chiến lược phát triển sản phẩm mới :