Chiến lược phát triển thị trường

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ kinh tế xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng indovina đến năm 2020 (Trang 73)

- Về pháp luật

3.2.2.2 Chiến lược phát triển thị trường

Bộ máy điều hành của IVB nhanh nhạy và linh hoạt, cùng với tình hình tài chính lành mạnh và đội ngũ nhân lực trẻ có trình độ sẽ khai thác thêm các thị trường

mới, tận dụng cơ hội đầy tiềm năng của thị trường trong nước mà IVB chưa thiết lập

mạng lưới, đồng thời phát triển thêm kênh giao dịch. IVB cần xem xét mở thêm chi nhánh tại những khu vực có nhiều DN Đài Loan đầu tư và những thị trường tiềm năng

khác như Bà Rịa- Vũng Tàu, Nha Trang…với định hướng IVB là ngân hàng bán lẻ.

3.2.2.3. Chiến lược thâm nhập thị trường :

IVB tận dụng các cơ hội do sự phát triển của nhu cầu thị trường, sự phát triển

của nền kinh tế và sự ốn định về chính trị, xã hội. Phát huy các thế mạnh của mình cùng với việc tận dụng các cơ hội hiện có, IVB sẽ dần thâm nhập vào các phân khúc thị trường khác vốn lâu nay chưa được quan tâm, tập trung cho mở rộng và phát triển

mạnh dịch vụ bán lẻ.Ví dụ : như mảng cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng VISA… vốn được các NHTMCP khai thác mạnh nhưng trong gian qua IVB chưa quan tâm đến

phân khúc thị trường này. Củng cố và gia tăng thị phần thông qua các giải pháp như :

cải tiến SPDV; mở rộng mạng lưới bán hàng; giảm chi phí đầu vào để hạ giá đầu ra; điều chỉnh các chiến lược quảng cáo và khuyến mãi; phát triển các chiến lược truyền thông để làm cho khách hàng tin tưởng SPDV của IVB; phát triển các chiến lược bán

hàng.

3.2.2.4. Chiến lược cạnh tranh bằng cách khác biệt hóa sản phẩm

Với công nghệ hiện đại và phát triển cùng với đội ngũ nhân viên trẻ có trình độ

cao tạo ra các SPDV có tính cạnh tranh cao và có đội ngũ nhân viên nói tiếng Hoa lưu

loát, IVB có thể tạo ra những sản phẩm riêng biệt cho nhóm khách hàng thuộc nhóm đối tượng này. Đặc biệt ở tại khu vực TP Hồ Chí Minh, số lượng người Hoa chiếm khá

đông và chủ yếu là thương nhân, hộ kinh doanh buôn bán. Đối với nhóm doanh nhân

đến từ Đài Loan, IVB có thể tìm hiểu nhu cầu của họ thông qua Văn phòng Kinh tế Đài Bắc, Hội Hiệp thương Đài Loan tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh và gặp gỡ trực

tiếp các DN để đưa ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ.

Ngoài ra, IVB có thể tạo ra những SPDV khác biệt phục vụ cho nhóm khách

hàng Việt nam, tuy nhiên phải cần có thời gian và công sức. Tuy nhiên, nếu sản phẩm

khác biệt không dựa trên những gì thuộc về thế mạnh của mình thì cũng rất dễ bị các

ngân hàng khác bắt chước thực hiện.

3.2.2.5 Chiến lược dẫn đầu với chi phí thấp :

Với đội ngũ nhân viên có trình độ và năng lực điều hành của Ban Tổng giám đốc, cùng với nguồn lực tài chính lành mạnh, IVB sẽ tích cực huy động với các nguồn

vốn rẻ, tiết kiệm chi phí không cần thiết để giảm chi phí huy động vốn. Từ đó đưa ra

mức lãi suất cho vay thấp, cũng như phí dịch vụ ở mức cạnh tranh nhằm thu hút khách

hàng . Cụ thể đối với các DN có vay vốn tại IVB thì bắt buộc phải chuyển toàn bộ

(hoặc một phần) doanh thu từ bán hàng về tài khoản tiền gửi tại IVB. Đây là một trong

những nguồn huy động từ tiền gửi thanh toán có chi phí huy động vốn cực thấp.

3.2.2.6. Chiến lược phát triển hệ thống công nghệ :

IVB tuy hiện tại cũng đã có một hệ thống công nghệ khá hiện đại nhưng trước

hàng nước ngoài thì việc cải tiến, phát triển hệ thống công nghệ sẽ phải được IVB

quan tâm trong thời gian tới. Cụ thể là tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống CNTT, hệ

thống máy chủ cũng như việc nghiên cứu ứng dụng những phần mềm công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng , đa dạng SPDV và phát triển mạng lưới.

3.2.2.7 Chiến lược phát triển năng lực tài chính :

Năng lực tài chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, IVB cần tiếp tục tăng thêm vốn điều lệ để

tránh bị tụt hạng so với các đối thủ cạnh tranh, nâng cao được sức chống đỡ khi thị trường không được tốt. Đồng thời, có nguồn lực tài chính để đầu tư cho các hoạt động

phát triển thương hiệu và mạng lưới nhằm thu hút được nhiều khách hàng hơn. Trong những năm tiếp theo việc phát triển năng lực tài chính sẽ được IVB tiếp tục chú trọng. Đây cũng là cơ sở để IVB thực hiện các chiến lược khác như phát triển hệ thống công

nghệ, phát triển thị trường, phát triển thương hiệu…và tạo ưu thế cạnh tranh với các

NHTM khác.

3.2.2.8 Chiến lược tăng cường Marketing, tiếp thị hình ảnh :

IVB có thể vẫn là ngân hàng dẫn đầu trong khối liên doanh nhưng so với các

NHTM khác thì thương hiệu IVB còn yếu. Do hiện nay, ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được phép mở tại Việt Nam nên mô hình NHLD phần nào đã mất đi lợi thế

của mình. NHLD Vid Public theo quyết định số 526/QĐ-NHNN ngày 23/3/2012 của

NHNN thì thời hạn được gia hạn thêm cho liên doanh này là từ năm 2012 đến cuối năm 2015. Cho đến nay cả hai NHLD Vid Public và Việt – Thái đều có vốn điều lệ

thấp hơn 3.000 tỷ. Hiện nay, hai ngân hàng đang có xu thế chuyển nhượng phần của ngân hàng trong nước cho đối tác nước ngoài và sẽ trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Như vậy, trong vài năm tới trên thị trường ngân hàng thì chỉ còn 2 NHLD là IVB và Việt – Nga. Là NHLD đầu tiên thành lập tại Việt Nam nhưng không đi vào

xu thế chung của các NHLD trên thị trường, IVB luôn quan tâm đến chiến lược dài hạn của mình. Ngày 24/6/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 1525/QĐ-NHNN chấp thuận đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của IVB. Thời gian Ngân hàng này được gia hạn hoạt động là 20 năm. Ngày 17/5/2013 IVB đã chính thức

chuyển trụ sở về tại 97A Nguyễn Văn Trỗi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Đây là trụ sở đầu

tiên thuộc sở hữu của IVB và có qui mô cả về diện tích lẫn tiện nghi đều hơn nhiều so

với trụ sở cũ. Thương hiệu Indovina đã tồn tại hơn 20 năm tuy nhiên đến nay vẫn còn

ít người biết đến. Chính vì vậy, chiến lược tăng cường Marketing, tiếp thị hình ảnh là vô cùng quan trọng. Ngày 17/5/2013, tại Khách sạn New World IVB đã ra mắt bộ

nhận diện thương hiệu mới. Trong thời gian tới IVB cần đẩy mạnh hoạt động quảng

cáo Marketing với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cạnh tranh với các ngân hàng

trong nước.

3.2.2.9 Chiến lược xây dựng nguồn khách hàng bền vững

Do thị trường cạnh tranh nên hoạt động kinh doanh sẽ ngày càng trở nên khó

khăn hơn. Vì vậy việc giữ gìn và phát triển lượng khách hàng hiện tại của ngân hàng rất quan trọng. Nó tạo cho ngân hàng một nguồn thu nhập ổn định và bền vững. Muốn

vậy thì ngân hàng phải luôn đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng này về chất lượng SPDV cũng như quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng. Đối với những

khách hàng có giao dịch thường xuyên thì phân công cán bộ trực tiếp chăm sóc và tư

vấn tài chính cho khối khách hàng này. Ví dụ : theo dõi và thông báo trước cho khách

hàng những khoản tiền gửi đến hạn, tư vấn về các SPDV mới có lợi cho khách hàng, thông báo hoặc giới thiệu cho khách hàng các chương trình khuyến mãi. Đối với khách

hàng có giao dịch tiền mặt lớn thì cần hỗ trợ cho khách hàng phương tiện xe chuyên dùng của ngân hàng để đảm bảo an toàn.

3.2.3 Các công cụ lựa chọn chiến lược

3.2.3.1 Sử dụng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược

Do việc phân tích SWOT chỉ đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ

không phải chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất và không phải tất cả các

chiến lược phát triển trong ma trận SWOT đều được chọn để thực hiện. Do bởi nguồn

lực bị giới hạn nên DN cần phải xem xét để phân bổ nó một cách hiệu quả nhất. Để

quyết định tính hấp dẫn của các chiến lược khả thi có thể thay thế và cung cấp cơ sở

khách quan trong việc lựa chọn chiến lược riêng biệt ta dùng kỹ thuật phân tích ma

Bảng 3.2 Ma trận QSPM nhóm S/O S T T Các yếu tố Phân loại

Các chiến lược có thể thay

thế Cơ sở số điểm hấp dẫn Phát triển sản phẩm mới Phát triển thị trường Thâm nhập thị trường

AS TAS AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong

1 Công tác quản trị điều hành, quản lý

rủi ro và hướng đến khách hàng 3 2 6 3 9 3 9 Lợi thế

2 Nguồn lực tài chính lành mạnh và ổn định do các đối tác góp vốn đều có năng lực tài chính mạnh

3 2 6 4 12 3 9 Lợi thế

3

Văn hóa kinh doanh, môi trường làm việc thân thiện, chính sách thu hút

nhân tài, nguồn nhân lực trẻ và trình

độ học vấn cao

3 3 9 3 9 2 6 Lợi thế

4

Ngân hàng luôn có một bộ phận giao

dịch biết tiếng Hoa để phục vụ cho nhóm khách hàng là người Hoa, Đài Loan và Trung Quốc

3 1 3 2 6 1 3 Lợi thế

5 Sự phối hợp giữa Hội sở và các chi

nhánh được chặt chẽ , thống nhất 3 2 6 3 9 2 6 Lợi thế

6 HT CNTT hiện đại và phát triển 3 4 12 4 12 3 9 Lợi thế

7 Khách hàng ổn định, có quan hệ

truyền thống, và một lượng khách

hàng ổn định từ đối tác nước ngoài

3 2 6 3 9 2 6 Lợi thế

8 Thương hiệu còn ít người biết đến 2 2 4 3 6 4 8 Bất lợi

9 Hoạt động Marketing chưa mạnh mẽ,

thiếu đồng bộ 2 2 4 3 6 3 6 Bất lợi

10 Thị phần kinh doanh, mạng lưới chi

nhánh, phòng giao dịch còn hạn chế 2 2 4 3 6 3 6 Bất lợi

12 Chính sách lãi suất cho vay, huy động, phí dịch vụ … còn chưa được

linh hoạt

2 2 4 4 8 3 6 Bất lợi

13 Dịch vụ chăm sóc khách hàng còn

chưa được quan tâm đúng mức 2 3 6 3 6 3 6 Bất lợi

Các yếu tố bên ngoài

1 Môi trường CT-XH khá ổn định ở

VN 3 3 9 4 12 3 9

Thuận

lợi

2 Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều

vận hội mới 3 4 12 4 12 3 9

Thuận

lợi

3 Sự hỗ trợ của môi trường pháp lý

trong hoạt động kinh doanh của

ngành NH ngày càng hoàn thiện

3 3 9 4 12 3 9 Thuận

lợi

4 Khoa học CNTT ngày càng phát triển mạnh làm cơ sở cho hoạt động

ngân hàng

3 4 12 3 9 2 6 Thuận

lợi

5

Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và thị trường cho sự phát triển

dịch vụ ngân hàng trong nước có

nhiều tiềm năng

3 4 12 4 12 4 12 Thuận

lợi

6 Những biến động về tỷ giá, lãi suất

trên thị trường là tương đối ổn định 2 2 4 3 6 2 4

Thuận

lợi

7 Trình độ năng lực quản lý kinh tế vĩ

mô còn thấp 3 2 6 2 6 2 6

Khó

khăn

8 Môi trường kinh doanh chưa thật sự

ổn định, còn nhiều rủi ro 2 2 4 2 4 1 2

Khó

khăn

9 Sự trầm lắng của thị trường bất động

sản làm ảnh hưởng đến hoạt động

kinh doanh ngân hàng

3 1 3 2 6 2 6 Khó

khăn

10 Nguy cơ lạm phát của nền kinh tế 2 2 4 2 4 2 4 Khó

khăn

11 Tập quán sử dụng tiền mặt của người

dân còn phổ biến 2 3 6 2 4 2 4

Khó

khăn

12 Áp lực cạnh tranh ngày càng cao 3 4 12 2 6 2 6 Khó

13 Vấn đề nợ xấu đang có những ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh

doanh của ngân hàng

3 3 9 2 6 2 6 Khó

khăn

14 Xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm

thay thế 2 3 6 2 4 2 4

Khó

khăn

TỔNG CỘNG (TAS) 186 205 173

Kết quả phân tích cho thấy tổng số điểm hấp dẫn của chiến lược phát triển sản

phẩm mới là 186 điểm, chiến lược phát triển thị trường có số điểm cao nhất là 205

điểm và thấp nhất là chiến lược thâm nhập thị trường với số điểm hấp dẫn là 173điểm.

Do đó ta chọn chiến lược phát triển thị trường cho nhóm S-O

Bảng 3.3 Ma trận QSPM nhóm S/T S T T Các yếu tố Phân loại Các chiến lược có thể thay thế Cơ sở số điểm hấp dẫn Khác biệt hóa sản phẩm Dẫn đầu với chi phí thấp AS TAS AS TAS 1 Công tác quản trị điều hành, quản lý

rủi ro và hướng đến khách hàng 3 2 6 3 9 Lợi thế

2 Nguồn lực tài chính lành mạnh và ổn định do các đối tác góp vốn đều có năng lực tài chính mạnh 3 2 6 3 9 Lợi thế 3

Văn hóa kinh doanh, môi trường làm việc thân thiện, chính sách thu hút nhân

tài, nguồn nhân lực trẻ và trình độ học

vấn cao

3 3 9 3 9 Lợi thế

4

Ngân hàng luôn có một bộ phận giao

dịch biết tiếng Hoa để phục vụ cho

nhóm khách hàng là người Hoa, Đài Loan và Trung Quốc

3 2 6 2 6 Lợi thế

5 Sự phối hợp giữa Hội sở và các chi

nhánh được chặt chẽ , thống nhất 3 2 6 2 6 Lợi thế

7

Khách hàng ổn định, có quan hệ truyền

thống, và một lượng khách hàng ổn định từ đối tác nước ngoài

3 2 6 2 6 Lợi thế

8 Thương hiệu còn ít người biết đến 2 2 4 2 4 Bất lợi

9 Hoạt động Marketing chưa mạnh mẽ,

thiếu đồng bộ 2 2 4 3 6 Bất lợi

10 Thị phần kinh doanh, mạng lưới chi

nhánh, phòng giao dịch còn hạn chế 2 2 4 2 4 Bất lợi

11 Danh mục SPDV còn chưa đa dạng 2 2 4 2 4 Bất lợi

12 Chính sách lãi suất cho vay, huy động,

phí dịch vụ … còn chưa được linh hoạt 2 2 4 2 4 Bất lợi

13 Dịch vụ chăm sóc khách hàng còn chưa

được quan tâm đúng mức 2 2 4 2 4 Bất lợi

Các yếu tố bên ngoài

1 Môi trường chính trị - xã hội khá ổn

định ở Việt Nam 3 3 9 3 9

Thuận

lợi

2 Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều

vận hội mới 3 3 9 3 9

Thuận

lợi

3

Sự hỗ trợ của môi trường pháp lý trong

hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng ngày càng hoàn thiện

3 2 6 2 6 Thuận

lợi

4 Khoa học CNTT ngày càng phát triển

mạnh làm cơ sở cho hoạt động NH 3 3 9 3 9

Thuận

lợi

5

Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và thị trường cho sự phát triển DV

ngân hàng trong nước có nhiều tiềm năng

3 4 12 3 9 Thuận

lợi

6 Những biến động về tỷ giá, lãi suất trên

thị trường là tương đối ổn định 2 2 4 3 6

Thuận

lợi

7 Trình độ năng lực quản lý kinh tế vĩ

mô còn thấp 3 2 6 2 6

Khó

khăn

8 Môi trường kinh doanh chưa thật sự ổn

định, còn nhiều rủi ro 2 2 4 2 4

Khó

9

Sự trầm lắng của thị trường bất động

sản làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh

doanh ngân hàng

3 2 6 2 6 Khó

khăn

10 Nguy cơ lạm phát của nền kinh tế 2 2 4 3 6 Khó

khăn

11 Tập quán sử dụng tiền mặt của người

dân còn phổ biến 2 3 6 2 4

Khó

khăn

12 Áp lực cạnh tranh ngày càng cao 3 3 9 4 12 Khó

khăn

13

Vấn đề nợ xấu đang có những ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh

doanh của ngân hàng

3 2 6 2 6 Khó

khăn

14 Xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm

thay thế 2 4 8 3 6

Khó

khăn

TỔNG CỘNG 170 178

Trong nhóm chiến lược cho nhóm S-T thì chiến lược dẫn đầu với chi phí thấp có số điểm hấp dẫn cao hơn (TAS =178), do đó ta chọn chiến lược này.

Bảng 3.4 Ma trận QSPM nhóm W/O S T T Các yếu tố Phân loại Các chiến lược có thể thay thế Cơ sở số điểm hấp dẫn Phát triển hệ thống

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ kinh tế xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng indovina đến năm 2020 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)