Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ kinh tế xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng indovina đến năm 2020 (Trang 38)

7. Nội dung kết cấu của luận văn

2.1.4.6 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Bảng 2.6: Doanh số Mua – Bán ngoại tệ của IVB các năm 2008 - 2012

ĐVT: 1.000 USD

Năm DS mua DS bán Lợi nhuận

2008 1,296,249.99 1,296,165.28 3,071.00 2009 681,127.83 697,267.66 2,178.00 2010 954,219.10 930,228.83 2,265.00 2011 1,326,678.38 1,337,500.23 3,923.00 2012 1,213,089.64 1,217,075.43 1,560.00

(Nguồn: Báo cáo thường niên của IVB các năm 2008-2012)

Suy thoái kinh tế thế giới đã làm cho hoạt động XNK gặp khó khăn và bị sụt

giảm nghiêm trọng. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động thanh toán của IVB cũng

Năm Số dư bảo lãnh Mức tăng trưởng

2008 111.86 36,6%

2009 118.02 6%

2010 532.87 350%

2011 442.56 -17%

không tránh khỏi sự sụt giảm. Năm 2009, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của IVB đã giảm 29% so với nămtrước đó. Sau đó tăng dần lên trong các năm 2010 và 2011. Tuy nhiên đến năm 2012, hoạt động XNK vẫn còn nhiều khó khăn nên cả doanh số mua

bán ngoại tệ lẫn lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ của IVB đều giảm.

2.1.4.7 Hoạt động thanh toán quốc tế

Bảng 2.7 : Doanh số thanh toán quốc tế của IVB các năm 2008-2012

ĐVT: 1.000 USD

(Nguồn: Báo cáo thường niên của IVB các năm 2008-2012)

Hoạt động thanh toán quốc tế của IVB tuy không mạnh nhưng rất được IVB

chú trọng, vì đây là hoạt động có ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng và đây là một

hoạt động hỗ trợ cho các DN hiện đang có quan hệ tín dụng hoặc tiền gửi thanh toán

tại IVB. Do năm 2009, tình hình suy thoái trở nên nghiêm trọng đã làm cho doanh số

thanh toán xuất khẩu của IVB giảm 29,2% và doanh số thanh toán nhập khẩu giảm

3,9%. Hoạt động này chủ yếu tập trung tại hội sở chính (năm 2012 chiếm 26%), và 2 chi nhánh có giao dịch thanh toán quốc tế nhiều là Bình Dương (chiếm 22,1%) và

Đồng Nai (chiếm 19,2%).

2.1.4.8 Hoạt động kinh doanh thẻ

Năm 2007, IVB mới bắt đầu triển khai phát hành thẻ ATM cho khách hàng. Do mạng lưới chi nhánh, PGD cũng như số lượng khách hành của IVB chưa nhiều nên số lượng thẻ ATM phát hành và số lượng máy ATM được lắp đặt tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn ít so với hệ thống NHTM khác. Trong thời gian tới, việc đầu tư

cho hoạt động phát triển mạng lưới ATM, POS tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh số NK 787,687.07 756,988.70 977,130.88 1,089,778.02 989,352.50 Tốc độ tăng trưởng NK(%) -3.90% 29.08% 11.53% -9.22% Doanh số XK 990,270.78 700,805.79 1,014,442.94 1,152,194.65 1,361,354.28 Tốc độ tăng trưởng XK(%) -29.23% 44.75% 13.58% 18.15%

hoạt động thanh toán và sử dụng thẻ của khách hàng được thuận lợi, an toàn và hiệu

quả sẽ được IVB quan tâm nhiều hơn. Hệ thống thẻ của IVB đã được kết nối với hệ

thống điểm chấp nhận thẻ (POS) với các ngân hàng trong liên minh Smart link và

Banknetvn, đem lại tiện ích cho chủ thẻ của IVB có thể giao dịch thanh toán hoặc rút

tiền trên mạng lưới hàng triệu ATM và POS trên toàn quốc. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng thêm SPDV của mình, IVB cũng đang chuẩn bị những bước cuối cùng để

ra mắt thẻ tín dụng VISA của IVB vào quí III năm nay.

Bảng 2.8 : Số lượng máy ATM được lắp đặt và doanh số phát hành thẻ ATM của IVB giai đoạn 2008-2012

Năm Số lượng ATM Số lượng thẻ phát hành

2008 22 1.355

2009 27 2.959

2010 35 21.209

2011 37 32.257

2012 39 43.668

(Nguồn: Báo cáo thường niên của IVB các năm 2008-2012)

2.1.4.9 Các dịch vụ khác

+DV Internet Banking: IVB là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng

chữ ký số trong các giao dịch điện tử tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2012, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng đạt 82 khách hàng doanh nghiệp và 678 khách hàng cá nhân với tổng giá trị thanh toán qua Internet trong năm 2012 khoảng 170 tỷ đồng.

+DV SMS Banking: Dịch vụ SMS Banking của IVB cung cấp 4 loại dịch vụ tin

nhắn trên điện thoại di động như: tra cứu số dư tài khoản, tự động thông tin theo yêu cầu, chuyển khoản và mua thẻ điện thoại trả trước. Số lượng thuê bao di động đăng ký

sử dụngđến 31/12/2012 đạt 552, với tổng số tin nhắn cả năm 2012 lên tới gần 49.316 giao dịch với tổng giá trị là hơn 4 tỷ đồng. Với dịch vụ SMS Banking-Thanh toán hóa

đơn trả sau, khách hàng của IVB có thể thanh toán các loại hóa đơn cho các nhà cung

cấp các dịch vụ khác như thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet, mua vé máy bay…

Qua các số liệu trong phần 2.1.4 có thể thấy IVB đã hoạt động khá hiệu quả

trong thời gian qua. Vốn điều lệ luôn được bổ sung và tăng trưởng nhưng vẫn còn ở

mức thấp. Cả nguồn vốn huy động và cho vay đều tăng trưởng qua các năm. Trong đó, nguồn vốn huy động luôn lớn hơn dư nợ cho vay. Tuy nhiên, SPDV của IVB vẫn còn

chưa được đa dạng, hệ thống mạng lưới còn ít. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh như ROA và ROE có chiều hướng đi xuống nên IVB cũng cần xem xét đánh giá

lại hoạt động kinh doanh của mình một cách kỹ lưỡng để có sự điều chỉnh cần thiết

nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của mình. Trong cơ cấu khách hàng của IVB

khoảng 20% là khách hàng nước ngoài (trong đó chủ yếu là Đài Loan), đây là nhóm

khách hàng ổn định và trung thành nên cần được IVB quan tâm chăm sóc. IVB cũng

cần phát huy thế mạnh của mình về cho vay ngoại tệ vì lãi suất cho vay ngoại tệ của

IVB khá cạnh tranh so với các NHTM khác. Trong thời gian tới, ngoài việc phát hành thêm thẻ VISA, IVB cũng cần mở rộng thêm các SPDV khác như nghiệp vụ Option,

Forward…trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn.

2.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển của IVB 2.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của IVB 2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Trong những năm qua môi trường kinh tế thế giới và trong nước đã có nhiều biến động lớn.

- Đối với nền kinh tế thế giới : Năm 2012 được coi là một trong những năm

kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng nợ công tiếp tục lan rộng tại khu vực đồng Euro đã khiến tình hình tài chính của các nước trong khu vực này trở nên khó

khăn hơn. Cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa

lầy và chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng

tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang

tiếp diễn, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan.Nhìn chung là tăng trưởng

kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Đã có một

đều nhận định là không mấy khả quan so với năm 2012, thậm chí còn có một số dự

báo cho rằng khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm vào năm 2013.

-Đối với nền kinh tế Việt Nam : Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của

suy thoái kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng GDP của VN cũng bị suy giảm.

Bảng 2.9: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2008 – 2012 của Việt Nam ĐVT : Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1.GDP 1.485.038 1.658.389 1.980.914 2.535.008 2.832.600 2. Tỷ lệ tăng trưởng (%) 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03

(Nguồn : Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê các năm 2008-2012)

Nền kinh tế Việt Nam bước sang năm 2013 vẫn chưa có dấu hiệu của sự phục hồi.

Ngoài sự bi quan về triển vọng kinh tế, các DN còn lo ngại về bất ổn về môi trường

kinh doanh, sự suy giảm về cầu tiêu dùng trên thị trường giá và nguyên vật liệu tăng.

Ngoài ra, các DN cũng còn lo ngại về sự biến động trong chính sách quản lý cũng như

sự khó khăn trong năm 2013. Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế VN công bố ngày 12/7, World Bank đánh giá môi trường vĩ mô nhìn chung tương đối ổn định, song tăng trưởng chậm kéo dài là một thách thức cần chú ý.Môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định là nét tích cực về Việt Nam theo cách nhìn của World Bank. Lạm phát nửa đầu năm ở mức vừa phải, 6,7%. Các cán cân đối ngoạiđược cải thiện. Xuất khẩu tăng ở mức cao nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm từ 11,8% GDP (năm 2008) xuống khoảng 7,7% GDP trong 6 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là điạ chỉ đầu tư hấp dẫn trong tương lai ở khu vực ASEAN. Thách thức với Việt Nam lúc này là tình hình tăng trưởng ì ạch. Tăng trưởng GDP tăng 5,25 % trong năm 2012 (theo giá so sánh 2010),

mức thấp nhất kể từ năm 1998.Trong khi đó, quá trình cải cách mới bắt đầu nhưng

tiến hành chậm và chưa được thực hiện quyết liệt. Tỷ lệ đầu tư giảm. Đến quý một năm nay, tổng đầu tư giảm còn 29,6 % GDP thay vì mức 38,5 % năm 2010. Nợ nước

ngoài vẫn bền vững vì thặng dư cán cân vãng lai ở mức cao, nhưng nợ trong nước đang gia tăng. Sức khỏe của các doanh nghiệp chưa phục hồi. Ngân hàng Thế giới dự

báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước tính ở mức 5,3% trong năm nay và khoảng 5,4% vào năm sau. Lạm phát dự kiến 8,2% vào cuối năm 2013.Tăng trưởng kinh tế

chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng CSTT và tài khóa từ đó sẽ tạo áp lực lạm

phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô. Việc triển

khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà

đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng. (Nguồn: World Bank, Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam ngày 12/7,

http://www.worldbank.org/vi/news/feature/2013/07/12/taking-stock-july-2013-an- update-on-vietnams-recent-economic-development-key-findings [Ngày truy cập 12 tháng 7 năm 2013]).

2.2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật

- Về chính trị : Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trong

những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định được các tổ chức quốc tế thừa

nhận là có nền chính trị ổn định nhất khu vực châu Á. Đây là tiền đề cho sự phát triển

kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.

- Về pháp luật :Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản

xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách tín dụng đều có liên quan và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động ngân hàng. Môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính nghiêm minh.

Hiện nay, hệ thống pháp luật của VN còn nhiều bất ổn, hành lang pháp lý còn

chưa rõ ràng, còn thiếu minh bạch, có quá nhiều thể chế lạc hậu chưa được chỉnh sửa

nên dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các bên tham gia giao dịch trong thị trường tài chính, ngân hàng. Hệ thống pháp luật đang áp dụng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ở VN còn rất nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế hoạt động. Ví dụ như tính độc lập của Ngân hàng Trung ương – yếu tố quan trọng để kiềm chế lạm phát. Những đạo luật

quan trọng là nền tảng cho kinh tế thị trường vận hành thông suốt như Luật Đất đai,

đưa ra thường thay đổi khá đột ngột. Trong khi đó, vấn đề ổn định là nền tảng của kinh

tế vĩ mô. Hệ thống các văn bản pháp luật, các nguyên tắc chuẩn mực kế toán liên quan

đến hoạt động tài chính - tiền tệ - ngân hàng đang tiếp tục được chỉnh sửa, bổ sung,

ban hành phù hợp để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao hiệu quả

hoạt động của hệ thống ngân hàng.

NHTM chịu sự chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác

nhau. Bên cạnh đó NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ của NHNN và được xem là một trung gian để NHNN thực hiện các CSTT. Ngoài những hệ thống văn bản trong nước các NHTM còn phải chịu chi phối bởi các qui định, chuẩn mực chung của WTO

trong việc quản trị hoạt động kinh doanh. NHNN cũng đã phần nào thực hiện tốt vai

trò quản lý của mình như NHNN tiếp tục thực hiện CSTT thận trọng và linh hoạt. Về

lãi suất, bám sát diễn biến của thị trường tiền tệ, NHNN đã điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn; lãi suất chiết khấu và lãi suất cơ bản VND phù hợp với tình hình kinh tế của thị trường Việt Nam nhằm kiểm soát lạm phát trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Tỷ giá đã được NHNN điều hành linh hoạt đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát

và khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng hiện nay còn thiếu, cần phải tiếp tục hoàn thiện. Đặc biệt là các văn bản quy định về

kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro trong hoạt động của các NHTM.

Nhìn chung môi trường chính trị – pháp luật VN vẫn được các nhà đầu tư đánh

giá là khá tốt và có tác động tích cực, song vẫn còn một số vấn đề dưới đây:

+ Vẫn còn thiếu nhiều khung pháp lý cho hệ thống các giao dịch nghiệp vụ mà thực tế các công ty chứng khoán, ngân hàng đang thực hiện.

+ Rất nhiều quy định mới của pháp luật đang can thiệp sai lệch về chuyên môn của các định chế tài chính, ngân hàng và có phần quá cứng nhắc bảo thủ, dẫn hệ thống

giao dịch thị trường đi ngược tiến trình phát triển lịch sử về những quy tắc ứng xử của

vài chục năm trước đây.

+ Sự áp dụng không đồng nhất về tư duy pháp lý giữa các cơ quan quản lý Nhà

nước về chuyên môn với các cơ quan tư pháp gây nên những yếu tố rủi ro pháp lý bất thường cho ngành tài chính, ngân hàng.

+ Sự nhầm lẫn về ranh giới pháp lý với ranh giới quy tắc tiền lệ tập quán trong

hoạt động giao dịch kinh doanh gây nên những rủi ro cho các định chế tài chính và ngân hàng.

2.2.1.3 Môi trường công nghệ

Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất cho mỗi ngân hàng. Công nghệ ngân hàng được thể hiện tập trung ở hệ thống ngân hàng lõi (core banking system) và các mô-đun liên quan đến tất cả các bộ phận nghiệp vụ và quản trị rủi ro nhằm cung cấp những SPDV

có giá trị tăng. Khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ của một ngân hàng nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả và tối ưu những yêu cầu nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu tốt nhất của khách hàng về SPDV ngân hàng cũng là tiêu chí phản ánh năng lực công nghệ của

một ngân hàng. Năng lực công nghệ tốt giúp cho việc giám sát điều hành của HSC đối với các kênh phân phối trong toàn hệ thống ngân hàng được xuyên suốt và kịp thời,

các kênh phân phối các SPDV truyền thống của ngân hàng thông qua hệ thống các chi

nhánh/PGD sẽ dần được bổ sung bằng các kênh phân phối mới dựa trên nền tảng

CNTT, viễn thông như internet, điện thoại...Nếu một ngân hàngđược trang bị hệ thống

thông tin, viễn thông hiện đại thì sẽ dễ dàng đa dạng hóa các kênh phân phối SPDV và

các danh mục SPDV, nhờ đó có thể mở rộng thị phần, tăng cường khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ kinh tế xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng indovina đến năm 2020 (Trang 38)