Giai đoạn kết hợp thông qua việc phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ kinh tế xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng indovina đến năm 2020 (Trang 27)

7. Nội dung kết cấu của luận văn

1.3.3.6 Giai đoạn kết hợp thông qua việc phân tích ma trận SWOT

Weaknesses – Opportunities – Threats)

Một công cụ quan trọng trong giai đoạn này giúp cho các nhà quản trị hình thành các chiến lược để lựa chọn đó chính là ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội -

nguy cơ (SWOT). Ma trận SWOT được sử dụng để liệt kê tất cả các cơ hội, các nguy cơ, các điểm mạnh và các điểm yếu trong nội bộ DN, theo thứ tự và vị trí thích hợp. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các yếu tố, các nhà phân tích sẽ tiến hành lựa chọn

những giải pháp chiến lược phù hợp thông qua 4 sự kết hợp: điểm mạnh_cơ hội (S_O), điểm mạnh_nguy cơ (S_T), điểm yếu_nguy cơ (W_T), điểm yếu_cơ hội (W_O). Tuỳ

theo lĩnh vực kinh doanh của DN mà nhà quản trị sẽ sử dụng một hoặc nhiều ma trận SWOT để tiến hành phân tích và lựa chọn giải pháp thích hợp. Sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài để hình thành nên bốn nhóm chiến lược khi phân tích SWOT là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi nhà quản trị phải phân tích, phán đoán tốt, và sẽ không

có một kết hợp tốt nhất. Mô hình SWOT thường đưa ra 4 nhóm chiến lược cơ bản:

+ Các chiến lược S_O: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh bên trong của

+ Các chiến lược S_T: Các chiến lược này dựa trên điểm mạnh của DN để ngăn

ngừa hoặc hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài.

+ Các chiến lược W_O: Các chiến lược này giảm điểm yếu bên trong nội bộ để

tận dụng các cơ hội từ bên ngoài. Những điểm yếu này là rào cản ngăn DN khai thác tốt các cơ hội lớn nên DN cần khắc phục ngay những yếu điểm để tận dụng tốt thời cơ.

+ Các chiến lược W_T: Đây là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm điểm

yếu bên trong nội bộ để ngăn chặn hoặc hạn chế các nguy cơ bên ngoài. Nếu một DN

đang có những nguy cơ từ môi trường bên ngoài mà không biết cách khắc phục những điểm yếu của mình thì rất khó tồn tại.

Ma trận SWOT được hình thành theo các bước sau :

- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty.

- Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài công ty. - Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty. - Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO

vào ô thích hợp.

- Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của

chiến lược WO.

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe doạ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược ST.

Bảng 1-1 : Ma trận kết hợp SWOT

Các cơ hội (O)

- Liệt kê các cơ hội quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trường bên ngoài DN

Các đe doạ (T)

- Liệt kê các nguy cơ quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trường bên ngoài DN

Những điểm mạnh (S) - Liệt kê những điểm mạnh quan trọng nhất Các chiến lược SO - Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược ST -Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe doạ

Những điểm yếu (W)

- Liệt kê những điểm yếu quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trường nội bộ DN

Các chiến lược WO

-Vượt qua điểm điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội

Các chiến lược WT

-Giảm thiểu các điểm yếu và tránh các mối đe doạ

(Nguồn : Fred, 2012, Khái luận về quản trị chiến lược)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sỹ kinh tế xây dựng chiến lược kinh doanh ngân hàng indovina đến năm 2020 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)