Các nguyên lý cơ bản trong xác định danh pháp nấm (nomenclature)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của nhóm nấm Hyphomycetes phân lập từ lá cây mục (litter fungi) ở một số rừng Quốc gia Việt Nam (Trang 37)

Một loài (chi, lớp, bộ, họ) nấm được cho là mới phải được công bố và được chính thức công nhận bởi các nhà phân loại học, chúng thường được mô tả bằng tiếng La tinh. Tuy nhiên nhiều tạp chí uy tín về nghiên cứu nấm, chẳng hạn Mycocience (Nhật), Mycology (Mĩ) đã cho phép các tác giả bỏ bước phân loại nấm bằng tiếng La tinh khi công bố một đơn vị phân loại mới từ năm 2011. Việc định danh nấm (kể cả nấm men) đều tuân theo quy tắc của Mã Quốc tế về Danh mục các Loài Thực vật (ICBN), mã này được thông qua trong từng cuộc Hội thảo Quốc tế về

phải chuẩn và được ưu tiên. Từ năm 1753 Linnaeus đã đặt tên nấm gồm 2 phần, gồm tên chi/loài, tên tác giả chính/ đồng tác giả (tên tác giả thường viết tắt), ví dụ:

Suililus tuteus (L.) Greg. [49].

Mỗi bậc phân loại phải được chuẩn hóa (typified) nhờ một loạt các bậc phân loại thấp hơn, ví dụ: một họ được chuẩn hóa bằng 1 chi, một chi được chuẩn hóa bằng 1 loài, một loài chuẩn được lưu giữ bằng một tiêu bản trong một Bảo tàng giống chuẩn Herbarium, nhưng từng bậc phân loại sẽ trở lại 1 tiêu bản chuẩn. Từ

1958 đã có quy định với mỗi báo cáo một loài mới phải kèm theo thông tin về tiêu bản chuẩn được lưu giữ. Có một số khó khăn khi công bố loài mới hiện nay là một số loài chuẩn đã được công bố quá lâu thường không được lưu giữ tại một bảo tàng giống chuẩn nào [49].

Bên cạnh việc đặt tên, loài nấm mới đó phải được kí gửi vào ngân hàng nấm học Mycobank. Đây là một hệ thống lưu trữ điện tử cho một taxon mới, gồm 3 yếu tố chính: i) lưu trữ (deposit) một tên mới; ii) Mô tả đầy đủ và khoa học về đơn vị

phân loại đó; iii) thêm các thông tin khoa học vềđơn vị phân loại đó (nếu cần) [49].

1.5NẤM TỒN TẠI TRÊN XÁC THỰC VẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP

PHÂN LẬP CHÚNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của nhóm nấm Hyphomycetes phân lập từ lá cây mục (litter fungi) ở một số rừng Quốc gia Việt Nam (Trang 37)