Polylobatispora ambiguasp nov

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của nhóm nấm Hyphomycetes phân lập từ lá cây mục (litter fungi) ở một số rừng Quốc gia Việt Nam (Trang 108)

v So sánh hình thái giữa chủng VN05-F0031 với các loài gần gũi

Chi Polylobatisporađược Matshushima mô tả vào năm 1996, loài chuẩn là P.

deltoideaMatsush., được phân lập từ lá cây rụng ở Malaysia. Bào tử lúc đầu hình cầu, sau hình thành các vết sẹo nhỏ, mịn, các vết sẹo nhỏ mịn này phát triển thành hình ngôi sao hoặc cánh hoa là đặc điểm để phân loại Polylobatispora khác biệt với các chi khác. Hình dạng bào tử này đã được phát hiện ở Nhật năm 1996.

Ngoài P. deltoidea(bào tử hình bông hoa 3 cánh), P. quinquecornuta (bào tử

hình sao 5 cánh) cũng đã được phân lập và mô tả cùng thời gian, cùng địa điểm và cùng tác giả. Trong quá trình nghiên cứu về đa dạng vi nấm phân lập từ lá rụng Rừng Quốc gia Bạch Mã, 1 chủng nấm có bào tử hình cầu với nhiều vết sẹo nhô ra không rõ ràng đã được phân lập (VN05-F0031)(Hình 3.16). Chúng được cho là có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài trong chi Polylobatispora. Qua phân tích trình tự gen ADNr 28S đoạn D1D2 và xây dựng cây chủng loại phát sinh cho ta thấy chúng nằm giữa 2 loài P. deltoideaP. quinquecornuta (Hình 3.17).

Nhận xét: Trong mô tả 2 hình thái loài P. deltoideaP. quinquecornuta, Matsushima cho rằng bào tử sinh ra theo dạng thể bình. Tuy nhiên, trong các bức

mô tả của ông chưa được chính xác, việc nghiên cứu, xác định lại sự phát sinh bào tử của 2 loài nấm này cần được tiến hành, nhưng đáng tiếc là chủng chuẩn của 2 loài nấm này đã bị phá hủy do động đất ở Kobe, Nhật Bản vào năm 1995 [118].

Tại các bảo tàng giống chuẩn trên thế giới cũng không lưu giữ một loài chuẩn nào của chi này. Tuy nhiên tại Trung tâm nguồn gen Quốc gia- Viện Công Nghệ và Thẩm Định Quốc Gia Nhật Bản đã phân lập và phân loại được 1 chủng thuộc loài P.

quinquecornuta, và 3 chủng thuộc loài P. deltoidea. Trong nghiên cứu này, chúng

tôi cũng phân lập được 5 chủng thuộc loài P. quinquecornuta, và 2 chủng thuộc loài

P. deltoidea. Cả 4 chủng phân lập ở Nhật và 7 chủng phân lập ở Việt Nam đã được nghiên cứu và so sánh. Về mặt hình thái, chúng giống nhau và giống mô tả trước

đây của Matsushima. Tuy nhiên bào tử của chúng có dạng nảy chồi nội sinh (holoblastic) chứ không phải dạng thể bình (phyalidic) như mô tả của Matsushima.

Hình 3.16 Hình dạng cơ quan sinh bào tử của các loài trong chi Polylobatispora

Hình 3.17 Cây phát sinh chủng loại của VN05-F0031 với các loài có mối quan hệ họ hàng gần, cây được xây dựa vào trình tự ADNr 28S đoạn D1D2

v Xây dựng cây phát sinh chủng loại VN05-F0031 với các loài gần gũi

Về phân tích trình tự gen đoạn rARN đoạn 28S, chúng có mối quan hệ gần gũi với nhau và gần gũi với loài mới phân lập (Hình 3.17). Kết quả cho thấy, 4 chủng P.

quinquecornuta được phân lập ở Việt Nam (VN05-0025, VN05-F0035, VN05-

F0036 và VN05-F0037) và chủng P. quinquecornuta NBRC106823 nằm trên cùng 1 nhánh, chúng thuộc cùng về 1 loài.

2 chủng P. deltoidea (VN11-F0021 và VN11-F0043) nằm trên cùng 1 nhánh-

ở mức độ cùng loài với 2 chủng P. deltoidea NBRC106820, 106821 và 106822) VN05-F0031 nằm trên 1 nhánh nhỏ, khác nhau ở mức độ loài so với 2 nhánh thuộc 2 loài P. quinquecornuta P. deltoidea. Như vậy có thể kết luận: VN05- F0031 là 1 loài mới trong chi Polylobatispora sp. Loài này được tạm thời đặt tên là

Polylobatispora ambiguasp. nov.

Geosmithia pallida AM421065

Scutisporus brunneus Scutisporus brunneus NBRC106816NBRC106818

Scutisporus brunneus NBRC103575 81 Scutisporus brunneus NBRC106819 87 Scutisporus sp. NBRC 106817 65 Polylobatispora deltoidae VN11-F0043

Polylobatispora deltoidae Polylobatispora deltoidae VN11-F0021NBRC 106822

Polylobatispora deltoidea NBRC 106821 Polylobatispora deltoidea NBRC106820 100 97 67 Polylobatisporasp. Nov. VN05-F0031 Polybatidpora quiquecornataVN05-F0038 Polylobatispora quiquecornata NBRC106823 Polylobatispora quiquecornata VN05-F0025 Polybatispora quiquecornata VN05-F0036 73 Polylobatispora quiquecornata VN05-F0035 Polybatispora quiquecornata VN05-F0037 100 100 68 100 99 0.05

vMô tả loài chuẩn Polylobatispora ambiguaYen et K. Ando sp. nov. (VN05-F0031)

Khuẩn lạc màu trắng trên môi trường LCA và PDA. Sợi nấm không màu, mọc chìm trong thạch, rất ít sợi khí sinh. Bào tử trực tiếp sinh ra trên môi trường nuôi cấy. Cuống sinh bào tử suy giảm. Tế bào sinh bào tử hình trụ, thuôn dài, kích thước 5-20 x 3-3.5 µm. Bào tử sinh sản theo kiểu nảy chồi nội sinh, không màu lúc còn non, về già có màu xám nhạt. Bào tử lúc đầu là một khối hình cầu, sau xuất hiện nhiều chồi nhỏ, kích thước 1-2 (3) µm. Kích thước đường kính vòng trong bào tử

khoảng 10-12 µm (Hình 3.16 c,d).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của nhóm nấm Hyphomycetes phân lập từ lá cây mục (litter fungi) ở một số rừng Quốc gia Việt Nam (Trang 108)