Quan sát khuẩn lạc và cấu trúc sinh bào tử dưới kính hiển vi thường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của nhóm nấm Hyphomycetes phân lập từ lá cây mục (litter fungi) ở một số rừng Quốc gia Việt Nam (Trang 58)

Ø Quan sát các đặc điểm khuẩn lạc

Dùng que cấy, cấy điểm chủng nấm cần nghiên cứu vào môi trường thạch đĩa LCA, PDA. Đặt đĩa nuôi cấy trong tủ ấm 25oC, trong 7-14 (30) ngày [41; 55; 56; 156], quan sát các đặc điểm khuẩn lạc (kích thước, màu sắc khuẩn lạc; màu sắc mặt trái khuẩn lạc; sự hình thành giọt tiết, sắc tố ra ngoài môi trường,...) và các đặc điểm vi học của chúng.

Ø Quan sát các đặc điểm vi học

Chuẩn bị dụng cụ

- La men, lam kính, thuốc nhuộm xanh cotton, đèn đốt bằng ga, kim nhọn 0,02mm, kính quang học Zeiis Axioplan II (Zeiis, Đức).

Cách làm

- Nấm được cấy trên môi trường thạch đĩa LCA, ở nhiệt độ 25oC từ 1-2 tuần. - Quan sát trục tiếp khuẩn lạc dưới kính quang học ởđộ phóng đại 200 lần. - Nhỏ một giọt xanh cotton blue 0.1% (hoặc nước vô trùng, hoặc lactophenol) lên lam kính.

- Dùng kim nhọn đã khử trùng bằng đèn gas, lấy trên bề mặt thạch một miếng chứa khuẩn lạc có kích thước khoảng 0,2mm × 0,2mm rồi chuyển sang lam kính.

Đặt lamen lên, quan sát dưới kính quang học ở các vật kính có độ phóng đại 400 lần và 1000 lần.

Sau đó so sánh với khóa phân loại của các tác giả uy tín trên thế giới [141-149; 124; 156] tìm ra sự tương đồng giữa hình ảnh của chủng nấm cần phân loại và hình ảnh trong sách, từđó đưa ra kết luận.

Ý nghĩa của phương pháp

Phương pháp này dùng để phân loại đến chi, thậm chí là đến loài các chủng nấm có khả năng sinh bào tử trần, đặc biệt là nhóm nấm Hyphomycetes.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của nhóm nấm Hyphomycetes phân lập từ lá cây mục (litter fungi) ở một số rừng Quốc gia Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)