Kiểm tra chứng từ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 56)

- Quy chế Bảo lãnh ngân hàng 2006: Bảo lãnh thể hiện bằng thƣ bảo lãnh,

2.2.4.Kiểm tra chứng từ

Tình huống 2:

Ngân hàng T phát hành thƣ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của công ty P trong hợp đồng mua tàu A giữa công ty P và ngƣời

bán Hoa Kỳ. Số tiền bảo lãnh là 300.000 usd. Ngân hàng T phát hành thƣ bảo lãnh có trị giá 300.000 usd cho ngƣời bán Hoa Kỳ hƣởng lợi. Bảo lãnh này đƣợc thông báo qua Ngân hàng V- Hoa Kỳ và tham chiếu URDG 758. Khi thực hiện thanh toán, trong quá trình kiểm tra chứng từ, ngân hàng T phát hiện 03 sai biệt giữa chứng từ và bảo lãnh. Ngân hàng T thực hiện thông báo các sai biệt này cho công ty P và ngân hàng V, công ty P đã xác nhận bỏ qua các sai biệt và chấp nhận thanh toán. Nhƣng đến ngày nhận hàng theo thỏa thuận, tàu A đã không cập cảng Hải Phòng do đã bị Tòa án Hàng hải bang Florida bắt giữ trƣớc đó. Công ty P phát đơn kiện ngân hàng T ra Trọng tài vì: ngân hàng T đã không thực hiện đầy đủ, chính xác nghĩa vụ của mình do đó không phát hiện đƣợc sai biệt nghiêm trọng của chứng từ có thể từ chối thanh toán, đó là Bill of Sale chƣa đƣợc "hợp thức hóa" (legalized) bởi Tòa án dân sự Hoa Kỳ mà ngân hàng T đã không phát hiện đƣợc. Vì nếu Bill of Sale đã đƣợc "hợp thức hóa" thì sẽ không có sự việc bắt giữ tàu "A" khi đang trên đƣờng sang Việt Nam. Đây là một lỗi lớn của ngân hàng T và là nguyên nhân gây nên tổn thất cho công ty P.

Công ty P yêu cầu ngân hàng T phải bồi thƣờng thiệt hại với tổng số tiền là 400.571,64 USD gồm các khoản tiền tàu, phí bảo lãnh, lãi vay, phạt chậm thanh toán.

Về vấn đề này, công ty P cho rằng ngân hàng T chỉ phát hiện những sai biệt nhỏ, không quan trọng nhƣng ngân hàng T đã bỏ qua sai biệt lớn là Bill of Sale chƣa đƣợc "hợp thức hóa" bởi Tòa án dân sự Hoa K cho nên tòa án Hàng Hải Hoa Kỳ có quyền bắt giữ con tàu "A" vì con tàu này là vật thế chấp tại ngân hàng Hoa Kỳ.

Ngƣợc lại, ngân hàng T cho rằng các sai biệt chứng từ do ngân hàng T thông báo cho công ty P đều là những sai biệt quan trọng, nhƣng công ty P đều đồng ý bỏ qua và chấp nhận thanh toán.

Phân tích: Trong tình huống này, chƣa xem xét đến việc Bill of Sale có cần đƣợc "hợp thức hóa" hay không? Có thể nhận thấy, công ty P đã có cơ

hội tránh đƣợc rủi ro của hợp đồng nếu quan tâm đến những sai biệt về chứng từ mà ngân hàng T đã thông báo. URDG 758 không có quy định sai biệt lớn hay nhỏ, quan trọng hay không quan trọng, sai biệt chủ yếu hay thứ yếu mà trong việc kiểm tra chứng từ ngƣời bảo lãnh sẽ chỉ dựa trên sự thể hiện trên bề mặt của chứng từ (theo Điều 19) và hễ cứ có sai biệt chứng từ so với các điều kiện của điều khoản bảo lãnh là ngƣời bảo lãnh có thể từ chối tiếp nhận chứng từ xuất trình trừ khi sai biệt đƣợc ngƣời phát hành bảo lãnh chấp nhận bỏ qua (theo Điều 24). Trong tình huống này, Công ty P đã bỏ qua cơ hội từ chối thanh toán.

Tình huống trên cho thấy sự quan trọng của việc kiểm tra chứng từ trong quy trình thực hiện thanh toán. Vậy pháp luật Việt Nam quy định nhƣ thế nào về vấn đề này?

Giống nhƣ quy định về xuất trình chứng từ, pháp luật Việt Nam cũng không có những dự liệu pháp lý cho việc kiểm tra chứng từ. Có vẻ nhƣ nhà làm luật đã trao quyền hạn quá lớn cho các ngân hàng khi hầu nhƣ không có quy định cụ thể nào ràng buộc trách nhiệm của các ngân hàng trong việc thực hiện cam kết bảo lãnh, tối thiểu là các quy định cơ bản về xuất trình chứng từ, kiểm tra chứng từ, các điều kiện của chứng từ yêu cầu thanh toán,... Trong đó, kiểm tra chứng từ cần phải quan tâm các vấn đề sau:

Về thời hạn kiểm tra chứng từ, theo lẽ công bằng và cũng để phù hợp nguyên tắc của quan hệ thƣơng mại, trong việc kiểm tra chứng từ cần thiết phải xác định thời hạn cụ thể nhằm giới hạn quyền lựa chọn của ngƣời bảo lãnh trong việc chấp nhận hay từ chối thanh toán. Nếu các bên thỏa thuận áp dụng URDG 758 thì thời gian kiểm tra chứng từ đƣợc quy định là 5 ngày kinh doanh kể từ ngày tiếp theo ngày xuất trình (Điều 20). Trong thời gian kiểm tra chứng từ, ngƣời bảo lãnh quyết định thanh toán, nếu xuất trình phù hợp hoặc từ chối thanh toán, nếu xuất trình không phù hợp. Trƣờng hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng mà chứng từ đã đƣợc xuất trình nhƣng chƣa kiểm tra thì có thể

hoãn kiểm tra cho đến khi kinh doanh đƣợc khôi phục. Nếu yêu cầu thanh toán chỉ ra việc xuất trình sẽ đầy đủ sau này thì việc kiểm tra cũng đƣợc hoãn cho tới khi chứng từ đƣợc xuất trình đầy đủ, tuy nhiên thời gian hoãn kiểm tra phải nằm trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.

Về chứng từ thanh toán thay, chứng từ là cơ sở để thực hiện giao dịch. Đối với bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thƣơng, chứng từ thanh toán thay đƣợc chỉ ra bằng bản tuyên bố của ngƣời thụ hƣởng chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên đƣợc bảo lãnh. Do đó, chứng từ yêu cầu thanh toán thay bắt buộc phải có hai nội dung: Yêu cầu thanh toán và tuyên bố chứng minh sự vi phạm của ngƣời đƣợc yêu cầu và có thể đƣợc thể hiện trên cùng một chứng từ yêu cầu thanh toán hoặc trong một chứng từ đã ký riêng biệt. Bên cạnh đó có thể có các chứng từ khác nhƣ quyết định của Tòa án, biên bản giám định, kiểm tra,... phù hợp với các yêu cầu thể hiện trong bảo lãnh. Trong đó, chứng từ yêu cầu thanh toán và tuyên bố chứng minh sự vi phạm không thể ghi ngày trƣớc ngày ngƣời thụ hƣởng có quyền xuất trình chứng từ và sau ngày xuất trình chứng từ. Theo nguyên tắc ngƣời yêu cầu và ngƣời thụ hƣởng sẽ ký phát chứng từ theo ngôn ngữ của bảo lãnh.

Về nguyên tắc kiểm tra chứng từ, nguyên tắc kiểm tra chứng từ phụ thuộc vào đó là bảo lãnh có điều kiện hay bảo lãnh vô điều kiện. Nếu là bảo lãnh có điều kiện thì chứng từ phải phù hợp với điều kiện đã xác định trong bảo lãnh. Nếu là bảo lãnh vô điều kiện thì chỉ kiểm tra trên bề mặt của chứng từ yêu cầu xuất trình. Đối với các chứng từ không yêu cầu xuất trình đã đƣợc xuất trình, ngƣời bảo lãnh không có trách nhiệm phải kiểm tra, có thể cho qua hoặc trả lại cho ngƣời xuất trình. Xuất trình phù hợp thì phải thanh toán. Xuất trình không phù hợp thì có thể từ chối thanh toán. Xuất trình phù hợp là sự xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh (dữ liệu của chứng từ không mâu thuẫn dữ liệu yêu cầu của chứng từ đó hoặc dữ liệu của các chứng từ yêu cầu khác tuy nhiên không đòi hỏi giống hệt nhau mà chỉ yêu cầu không mâu thuẫn), phù hợp với các điều khoản có thể áp dụng của URDG 758

nếu có dẫn chiếu áp dụng trong bảo lãnh và phù hợp với tập quán bảo lãnh theo yêu cầu quốc tế đƣợc phản ánh trong các điều kiện của bảo lãnh.

Các trường hợp miễn trách liên quan đến chứng từ: Tính chất độc lập với quan hệ cơ sở của quan hệ bảo lãnh cho phép ngƣời bảo lãnh không phải chịu trách nhiệm về hiệu lực của bảo lãnh đối với hình thức, tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của chứng từ đƣợc xuất trình bao gồm cả chữ ký; các tuyên bố chung hoặc riêng đƣợc quy định hoặc ghi thêm vào chứng từ; mô tả hàng hóa, số lƣợng, chất lƣợng, sự hiện hữu của hàng hóa hoặc các dữ liệu khác trong chứng từ và thiện chí hoặc khả năng thanh toán hoặc các khả năng khác của bất cứ ngƣời phát hành hoặc ngƣời khác trong bất cứ chứng từ nào đƣợc xuất trình. Bên cạnh đó, ngƣời bảo lãnh cũng không phải chịu trách nhiệm trong việc mất mát, hƣ hỏng, sai sót phát sinh khi chuyển giao chứng từ và cũng không có trách nhiệm đối với các sai sót trong việc dịch, giải thích các thuật ngữ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 56)