Sửa đổi bảo lãnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 52)

- Quy chế Bảo lãnh ngân hàng 2006: Bảo lãnh thể hiện bằng thƣ bảo lãnh,

2.2.2. Sửa đổi bảo lãnh

Tính chất không hủy ngang khi đã phát hành bảo lãnh đặt ra yêu cầu về việc xác định quy tắc xử lý trong trƣờng hợp các bên muốn sửa đổi bảo lãnh. Quy chế 26 không quy định bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán là không hủy ngang và cũng chỉ quy định việc sửa đổi bảo lãnh do các bên thỏa thuận (khoản 2, Điều 10). Nhƣng thực tiễn thƣơng mại quốc tế đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến việc sửa đổi bảo lãnh nhƣ: Điều kiện để các bên đƣợc sửa đổi, hình thức sửa đổi, cách sửa đổi, sự ràng buộc của ngƣời bảo lãnh đối với sửa đổi,… URDG 758 giải quyết vấn đề này nhƣ sau:

Vấn đề liên quan đến tính chất không hủy ngang: URDG 758 quy định một bảo lãnh là không thể hủy ngang trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh do đó việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung của bảo lãnh phải đƣợc sự đồng thuận của các bên liên quan. Ngƣời bảo lãnh bị ràng buộc bởi tính không hủy ngang của bảo lãnh thì cũng bị ràng buộc bởi tính không hủy ngang của sửa đổi. Trách nhiệm này bắt đầu từ thời điểm phát hành sửa đổi và kéo dài đến khi ngƣời thụ hƣởng từ chối sửa đổi. Vì bảo lãnh thực hiện nghĩa

vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thƣơng thƣờng đƣợc thực hiện theo phƣơng thức bảo lãnh gián tiếp nên cách sửa đổi cũng thƣờng theo phƣơng thức gián tiếp. Trong đó, việc phát hành một sửa đổi đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ phát hành một bảo lãnh và việc từ chối thông báo sửa đổi cũng phải đƣợc thực hiện với điều kiện: bên thông báo không có khả năng thực hiện, sửa đổi không thỏa mãn tính chân thật bề ngoài, việc từ chối phải đƣợc thông báo ngay cho bên phát hành chỉ thị.

Về quyền của người thụ hưởng: Theo nguyên tắc, quyền của ngƣời thụ hƣởng là chấp nhận hoặc từ chối sửa đổi. Việc chấp nhận hoặc từ chối cũng phải đƣợc thực hiện theo thủ tục thông báo phát hành. Liên quan đến quyền của ngƣời thụ hƣởng, cần xem xét ba vấn đề sau:

Thứ nhất, ngƣời thụ hƣởng không chấp nhận toàn bộ sửa đổi mà chỉ chấp nhận từng phần. Nếu coi sự chấp nhận nhƣ vậy có hiệu lực thì logic tiếp theo là ngƣời bảo lãnh lại xem xét tiếp chấp nhận từng phần của ngƣời thụ hƣởng, lại thực hiện thông báo về việc chấp nhận hay từ chối,… Sẽ là quá rƣờm rà và không hợp lý khi các bên cứ phải thực hiện qua lại các bƣớc nhƣ vậy trong khi mỗi lần thực hiện phải thông qua rất nhiều bên với những thủ tục phức tạp của quan hệ ngoại thƣơng. Để giải quyết vấn đề, URDG 758 quy định việc chấp nhận từng phần của sửa đổi đƣợc coi là từ chối sửa đổi.

Thứ hai, thời hạn trả lời trong trƣờng hợp từ chối sửa đổi. Theo nguyên tắc, thời điểm bắt đầu là thời điểm ngƣời thụ hƣởng tiếp nhận thông báo sửa đổi đến trƣớc khi thông báo chấp nhận sửa đổi hoặc trƣớc khi xuất trình phù hợp với bảo lãnh đã đƣợc sửa đổi. Có thể xảy ra trƣờng hợp, nội dung của sửa đổi có điều khoản quy định khoảng thời gian cho ngƣời thụ hƣởng trả lời từ chối nếu không sửa đổi coi nhƣ đã đƣợc chấp nhận. Trong quan hệ thƣơng mại, theo lý thuyết về tự do ý chí, những ràng buộc của hợp đồng là do mỗi bên tự nguyện chấp nhận và quyền lựa chọn của mỗi bên là ngang nhau. Theo đó, không bên nào có quyền áp đặt ý chí cho bên còn lại.

Điều khoản quy định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị nhƣ trên thể hiện sự áp đặt ý chí của ngƣời bảo lãnh cho ngƣời thụ hƣởng, với điều khoản đó, ngƣời thụ hƣởng bắt buộc phải "chạy" theo ý chí của ngƣời bảo lãnh trong khi đây là quyền đƣợc lựa chọn của họ. Do vậy, việc thừa nhận hiệu lực của điều khoản này sẽ vi phạm nguyên tắc tự do ý chí. URDG 758 cũng không thừa nhận giá trị pháp lý của điều khoản này với khẳng định: "Một điều khoản trong một sửa đổi quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lực, trừ khi bị từ chối trong một thời gian quy định sẽ không đƣợc xem xét đến" (khoản f, Điều 11).

Thứ ba, trƣờng hợp ngƣời thụ hƣởng không trả lời chấp nhận hay từ chối thì đƣợc coi là mặc nhiên chấp nhận hay mặc nhiên từ chối. URDG 758 không đề cập vấn đề này nhƣng theo lý thuyết về hợp đồng, một thông báo trả lời chấp nhận có thể đƣợc thể hiện một cách rõ ràng dƣới dạng lời nói, văn bản, hành vi cụ thể; hoặc dƣới hình thức ẩn tức là đƣợc suy ra từ thái độ, hành vi ứng xử của bên đƣợc đề nghị. Im lặng về nguyên tắc không đƣợc coi là sự chấp nhận vì nó hoàn toàn không có một sự bày tỏ ý chí nào của bên đƣợc đề nghị. Nhƣng cũng có một số trƣờng hợp pháp luật quy định sự im lặng của bên đề nghị đồng nghĩa với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Điều này phụ thuộc vào thói quen giữa các bên; tập quán thƣơng mại; đề nghị đƣợc đƣa ra vì lợi ích của bên đƣợc đề nghị,… Trong trƣờng hợp này phải xét đến mối quan hệ kinh doanh giữa các bên đã đƣợc thiết lập từ trƣớc.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)