Pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 32)

Pháp luật quốc tế điều chỉnh về quan hệ bảo lãnh rất đa dạng nhƣng thông dụng nhất là các quy tắc của Phòng thƣơng mại quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch thƣơng mại quốc tế đă ̣t ra yêu c ầu về m ột hành lang pháp lý chung cho hoa ̣t đô ̣ng bảo lãnh thanh toán . Trong đó, có thể nói vai trò lớn nhất thuộc về Phòng thƣơng mại quốc tế. Để điều chỉnh quan hệ bảo lãnh, Phòng thƣơng mại quốc tế đã ban hành một số quy tắc nhƣ:

- Các quy tắc thống nhất về Bảo lãnh hợp đồng ấn phẩm số 325, ban hành năm 1978 (Uniform Rules for Contract Guarantees, edition No 325, publication No 1978);

- Các quy tắc thống nhất về Bảo lãnh theo yêu cầu ấn phẩm 458, ban hành 1992;

- Các quy tắc thống nhất Bảo lãnh theo yêu cầu, sửa đổi năm 2010, ban hành năm 2010 (Uniform Rules for Demand Guarantee, revision 2010, publication N0 758 - URDG 758).

Các quy tắc của Phòng thƣơng mại quốc tế song song tồn tại và có hiệu lực thi hành. Tính chất pháp lý của các văn bản do Phòng thƣơng mại quốc tế soạn thảo là không bắt buộc, các bên tham gia có thể tùy ý lựa chọn áp dụng. Nhƣng khi muốn áp dụng thì phải dẫn chiếu đúng quy tắc đó trong các hợp đồng, bảo lãnh hoặc thƣ tín dụng dự phòng. Và, khi đã đƣợc dẫn chiếu thì việc áp dụng các quy tắc của Phòng thƣơng mại quốc tế trở nên bắt buộc. Theo tinh thần của các quy tắc này thì nguyên tắc áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ bảo lãnh là luật tại nơi phát hành bảo lãnh (trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong bảo lãnh).

Vào năm 1995, Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật thƣơng mại quốc tế đã soạn thảo Công ƣớc Liên hiệp quốc về các bảo lãnh độc lập và Tín dụng thƣ dự phòng (United Nations Convention on Independent Guarantee and Standby Letters of Credit). Tính đến thời điểm hiện nay mới có 4 quốc gia (Belarus, ElSavador, Panama, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) tham gia ký kết Công ƣớc và có 5 quốc gia (Ecuador, El Salvador, Cô-oét, Panama, Tunisina) phê chuẩn Công ƣớc này. Một vài quốc gia trên thế giới đã ban hành luật quy định về nghiệp vụ bảo lãnh hay thƣ tín dụng dự phòng của quốc gia mình. Ví dụ nhƣ Mỹ có Bộ luật thƣơng mại thống nhất, Anh có Luật bảo lãnh, Đức có Luật hợp đồng thƣơng mại quốc tế. Các văn bản này mô t ả nội dung của bảo lãnh hoặc thƣ tín dụng dự phòng, quy định trách nhiệm của các bên tham gia, trình tự và cách thức thực hiện bảo lãnh và có hiệu lực áp dụng trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia nơi phát hành bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)