Xuất trình chứng từ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 54 - 56)

- Quy chế Bảo lãnh ngân hàng 2006: Bảo lãnh thể hiện bằng thƣ bảo lãnh,

2.2.3.Xuất trình chứng từ

Xuất trình là việc chuyển giao chứng từ quy định trong bảo lãnh cho ngƣời bảo lãnh để yêu cầu ngƣời bảo lãnh thực hiện cam kết trong bảo lãnh. Mục đích của xuất trình nhằm: Yêu cầu thanh toán; yêu cầu gia hạn thanh toán; yêu cầu thay đổi số tiền của bảo lãnh hoặc yêu cầu chuyển giao chứng từ đối với bên thông báo. Thông thƣờng bộ chứng từ xuất trình gồm: Chứng từ yêu cầu thanh toán, bản tuyên bố chứng minh sự vi phạm và các chứng từ khác (phụ thuộc thỏa thuận của mỗi bên). Quy chế 26 không quy định về xuất

trình chứng từ nhƣng theo URDG 758 trong thực hiện xuất trình chứng từ cần lƣu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, thời hạn xuất trình đƣợc xác định tối đa là khoảng thời gian hiệu lực của bảo lãnh, ngƣời thụ hƣởng chỉ đƣợc xuất trình trong khoảng thời gian trƣớc khi hết hạn hiệu lực.

Thứ hai, nghĩa vụ của ngƣời bảo lãnh là thanh toán ngay khi nhận đƣợc chứng từ hợp lệ nên bộ chứng từ khi xuất trình phải có đầy đủ chứng từ yêu cầu thanh toán, bản tuyên bố chứng minh sự vi phạm và các chứng từ có liên quan khác nhƣ: biên bản giám định, phán quyết của tòa án hoặc trọng tài,... Song, nếu yêu cầu thanh toán chỉ ra việc xuất trình đầy đủ sẽ đƣợc thực hiện sau thì ngƣời thụ hƣởng chỉ xuất trình chứng từ yêu cầu thanh toán và việc xuất trình những chứng từ còn lại đƣợc thực hiện trong thời gian trƣớc khi bảo lãnh hết hiệu lực.

Thứ ba, hình thức chứng từ xuất trình có thể bằng văn bản hoặc điện tử. Việc lựa chọn hình thức chứng từ để xuất trình thƣờng đƣợc xác định trong bảo lãnh. Trong đó, nếu lựa chọn hình thức điện tử, các bên nên quy định cụ thể trong bảo lãnh hình thức điện tử, hệ thống chuyển giao dữ liệu và địa chỉ điện tín cho việc xuất trình. Trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận thì bất cứ hình thức điện tử nào cho phép xác minh đƣợc tính chân thực đều đƣợc chấp nhận. Ngƣợc lại, nếu xuất trình một chứng từ điện tử không thể xác minh đƣợc tính chân thực thì sẽ xem nhƣ chƣa xuất trình. Nếu lựa chọn hình thức văn bản thì cần xác định rõ phƣơng thức chuyển giao chứng từ cụ thể. Có một điều cần chú ý là URDG 758 cho phép các bên có thể thực hiện phƣơng thức chuyển giao khác phƣơng thức đã lựa chọn trong bảo lãnh nếu thỏa thuận của các bên không loại trừ các phƣơng thức chuyển giao khác. Và trong trƣờng hợp bảo lãnh không quy định hình thức của chứng từ xuất trình thì mặc nhiên việc xuất trình phải đƣợc thực hiện bằng hình thức văn bản.

Thứ tư, nếu việc xuất trình chứng từ thực hiện theo đúng trình tự, chứng từ xuất trình phù hợp yêu cầu thì ngƣời bảo lãnh bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thay. Có thể hiểu xuất trình là điều kiện để bắt đầu thực

hiện nghĩa vụ thanh toán thay. Nếu xuất trình quá hạn hoặc xuất trình không phù hợp thì đƣơng nhiên ngƣời bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ. Nhƣng trong thực tiễn thƣơng mại quốc tế xảy ra những tranh chấp liên quan đến việc đã thực hiện xuất trình chƣa (?). Để giải quyết vấn đề, URDG 758 xác định những trƣờng hợp đƣợc xem là chƣa xuất trình gồm: Chƣa chuyển giao chứng từ; không xác minh đƣợc tính chân thực của chứng từ điện tử; rút lại yêu cầu thanh toán do gia hạn hiệu lực bảo lãnh; xuất trình bị ngăn trở do trƣờng hợp bất khả kháng rơi vào thời điểm bảo lãnh hết hiệu lực- đối với trƣờng hợp này, xuất trình sẽ thực hiện sau 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc sự kiện bất khả kháng. Những dự liệu nhƣ vậy có ý nghĩa trong giải quyết các tranh chấp về thực hiện bảo lãnh.

Thứ năm, quy tắc về tính riêng biệt của mỗi lần xuất trình. Có một vấn đề đặt ra là khi bảo lãnh có điều khoản ngăn cấm việc yêu cầu thanh toán từng phần hoặc thanh toán nhiều lần thì ngƣời thụ hƣởng có quyền thực hiện xuất trình bộ chứng từ khác không nếu đã xuất trình một chứng từ yêu cầu thanh toán nhƣng không phù hợp với điều kiện thanh toán và bị từ chối thanh toán (?). Để trả lời, trƣớc hết phải hiểu rằng mục đích của điều khoản ngăn cấm yêu cầu thanh toán từng phần hoặc thanh toán nhiều lần là để ngăn cản ngƣời thụ hƣởng không đề nghị nội dung này trong chứng từ yêu cầu thanh toán chứ không phải vì mục đích cản trở ngƣời thụ hƣởng thực hiện xuất trình chứng từ phù hợp điều kiện thanh toán. Do đó, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho ngƣời thụ hƣởng, URDG 758 quy định việc xuất trình hoặc thanh toán một chứng từ không phù hợp không làm mất đi quyền xuất trình các chứng từ khác, đồng thời việc rút lại xuất trình cũng không làm ảnh hƣởng đến việc xuất trình các yêu cầu thanh toán lần sau.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 54 - 56)