Phát hành và thông báo phát hành bảo lãnh

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 50)

- Quy chế Bảo lãnh ngân hàng 2006: Bảo lãnh thể hiện bằng thƣ bảo lãnh,

2.2.1.Phát hành và thông báo phát hành bảo lãnh

Quy trình thực hiện bảo lãnh bắt đầu từ giai đoạn phát hành bảo lãnh. Thông thƣờng một bảo lãnh có hiệu lực kể từ thời điểm thoát ra khỏi sự kiểm soát của ngƣời phát hành. Nhƣng để nhận biết sự kiện này thực tiễn thƣơng mại quốc tế cho thấy ngƣời bảo lãnh phải thông qua một bên gọi là bên thông báo bảo lãnh thực hiện việc thông báo phát hành bảo lãnh. Vậy pháp luật Việt Nam quy định về phát hành bảo lãnh nhƣ thế nào?

Pháp luật Việt Nam không có khái niệm bên thông báo bảo lãnh cũng nhƣ quy định về việc thông báo phát hành bảo lãnh. Theo tinh thần Quy chế 26 có thể hiểu việc phát hành bảo lãnh đƣợc thực hiện trực tiếp đến ngƣời thụ

hƣởng (tức là không thông qua trung gian thực hiện thông báo phát hành). Nhƣng điều này chỉ có thể thực hiện khi ngƣời bảo lãnh và ngƣời thụ hƣởng cùng chung một quốc gia (nói cách khác thì bảo lãnh phải đƣợc thực hiện theo phƣơng thức trực tiếp). Trong khi đó, đặc trƣng của bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thƣơng lại là mối quan hệ của những chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau mà thông thƣờng pháp luật của các quốc gia không cho phép ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phát hành bảo lãnh trực tiếp trên lãnh thổ của họ. Bên cạnh đó, một vấn đề pháp lý khác liên quan đến việc phát hành bảo lãnh đƣợc đặt ra là quyền lựa chọn của ngƣời thụ hƣởng (tức là quyền từ chối hay chấp nhận bảo lãnh của ngƣời thụ hƣởng) hoặc trách nhiệm về tính an toàn pháp lý của bảo lãnh. Vấn đề này cũng không đƣợc đề cập rõ ràng trong luật thực định của Việt Nam. Thực tiễn thƣơng mại quốc tế cho thấy vấn đề đã đƣợc giải quyết thông qua vai trò của bên thông báo bảo lãnh. Vậy pháp luật quốc tế quy định về bên thông báo bảo lãnh nhƣ thế nào?

Vai trò đầu tiên của bên thông báo bảo lãnh là xác minh tính chân thực bề ngoài của bảo lãnh. Trong thƣơng mại quốc tế việc xác thực tính chân thực bề ngoài của bảo lãnh rất quan trọng vì thông qua đó ngƣời thụ hƣởng có thể đƣợc đảm bảo rằng bảo lãnh là giả hay thật, bảo lãnh có rõ ràng hay không, ngƣời đƣợc hƣởng lợi là ai,… URDG 758 quy định trách nhiệm của bên thông báo là kiểm tra tính chân thực bề ngoài của bảo lãnh; phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của bảo lãnh, không dịch thuật, giải thích các thuật ngữ chuyên môn của bảo lãnh, thông báo nguyên trạng. Bên thông báo có quyền tiếp nhận thông báo khi bảo lãnh thỏa mãn tính chân thực bề ngoài hoặc có quyền từ chối thông báo khi không sẵn sàng hoặc không có khả năng thực hiện thông báo, hoặc khi bảo lãnh không thỏa mãn tính chân thực bề ngoài. Trong trƣờng hợp từ chối, bên thông báo phải thông báo lại ngay cho ngƣời bảo lãnh. Một vấn đề đặt ra là nếu bên thông báo đồng ý tiếp nhận bảo lãnh và phát hiện bảo lãnh không thỏa mãn tính chân thực bề ngoài thì có đƣợc tiếp tục thông báo không? Xuất phát từ trách nhiệm thực hiện hợp đồng,

bên thông báo phải báo ngay cho bên phát hành chỉ thị. Nếu bên phát hành chỉ thị vẫn quyết định thông báo bảo lãnh thì bên thông báo bảo lãnh phải thông báo cho ngƣời thụ hƣởng về sự không thỏa mãn tính chân thật bề ngoài này. Theo URDG 758, chỉ khi thực hiện đầy đủ các bƣớc nhƣ vậy bên thông báo bảo lãnh mới không phải chịu trách nhiệm về tính chân thật bề ngoài của bảo lãnh. Về cách phát hành bảo lãnh, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể nhƣng thƣơng mại quốc tế thƣờng áp dụng hai cách phát hành là phát hành bằng thƣ hoặc bằng điện. Cách phát hành bảo lãnh bằng thƣ phải thực hiện hai tác nghiệp: Thông báo bằng điện nội dung bảo lãnh và chuyển bản gốc bảo lãnh. Cách phát hành bằng điện thƣờng thực hiện với SWIFT MT 760. Với SWIFT MT760 cần lƣu ý chỉ định rõ ràng là điện phát hành bảo lãnh (issue) hay điện yêu cầu ngân hàng nhận phát hành bảo lãnh (request).

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 50)