- Quy chế Bảo lãnh ngân hàng 2006: Bảo lãnh thể hiện bằng thƣ bảo lãnh,
2.5.2. Về thời hạn hiệu lực
Thời hạn hiệu lực đƣợc xác định từ thời điểm bắt đầu hiệu lực đến thời điểm kết thúc hiệu lực. Điều 18- Quy chế 26 quy định thời điểm kết thúc bảo lãnh là thời điểm chấm dứt bảo lãnh đƣợc ghi trong cam kết bảo lãnh. Trong trƣờng hợp, cam kết bảo lãnh không ghi cụ thể thì thời điểm chấm dứt đƣợc xác định tại thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt. Với quy định này, có thể nhận thấy thời hạn hiệu lực của bảo lãnh đƣợc xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc theo luật định.
Trường hợp theo thỏa thuận của các bên: Trong thực tiễn thƣơng mại quốc tế, cam kết bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán thƣờng ghi ngày hết hiệu lực của bảo lãnh hoặc ghi các quy định về trƣờng hợp hết hiệu lực. Thực chất của việc thỏa thuận là để xác định giới hạn thực hiện việc xuất trình
chứng từ yêu cầu thanh toán của ngƣời thụ hƣởng. Việc xuất trình chỉ đƣợc chấp nhận khi đƣợc thực hiện trƣớc hoặc vào thời điểm bảo lãnh hết hiệu lực. Vấn đề là nếu cam kết vừa ghi ngày hết hiệu lực vừa xác định trƣờng hợp hết hiệu lực nhƣ tình huống đã đề cập thì thời điểm chấm dứt bảo lãnh sẽ xác định nhƣ thế nào (?). Trong trƣờng hợp này, không có cơ sở nào để viện dẫn cho việc ƣu tiên ngày hết hiệu lực hay trƣờng hợp chấm dứt bảo lãnh vì cả hai đều là ý chí của các bên khi thiết lập quan hệ bảo lãnh. Cho nên, việc lựa chọn phải dựa theo một logic khác. Có thể hiểu việc đƣa vào bảo lãnh các lựa chọn đó cho thấy ý chí của các bên là mong muốn chấp nhận hậu quả pháp lý khi các sự kiện đó xảy ra (hậu quả pháp lý ở đây là bảo lãnh hết hiệu lực). Do đó, cho dù sự kiện nào xảy ra trƣớc thì đều đã đủ điều kiện làm phát sinh hậu quả pháp lý của nó mà không cần đến sự xảy ra của sự kiện kia nữa. Nói cách khác, nếu cho rằng phải để tất cả sự kiện xảy ra thì hậu quả pháp lý mới phát sinh thì điều đó cũng có nghĩa là sự kiện xảy ra trƣớc đã bị sự kiện xảy ra sau làm vô hiệu (giải thích nhƣ vậy sẽ đi ngƣợc lại ý chí của các bên). Theo logic này thì lựa chọn phù hợp cho thời điểm chấm dứt bảo lãnh sẽ là thời điểm xảy ra trƣớc. Lựa chọn này cũng đƣợc thông lệ quốc tế thừa nhận (Điều 2- URDG 758 giải thích "hết hiệu lực là ngày hết hiệu lực hoặc trường hợp hết hiệu lực hoặc nếu cả hai cùng được quy định thì chọn cái nào hết hiệu lực sớm hơn" [39]) nhƣng không đƣợc đề cập trong pháp luật Việt Nam.
Trường hợp theo luật định: Quy chế 26 quy định, trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận thì bảo lãnh kết thúc khi nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt. Điều 20- Quy chế 26 xác định các trƣờng hợp nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt nhƣ sau:
1. Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người thụ hưởng;
2. Tổ chức tín dụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh;
3. Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
4. Thời hạn của bảo lãnh đã hết;
5. Người thụ hưởng đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người bảo lãnh hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật;
6. Theo thoả thuận của các bên [15].
Qua điều luật này, có thể nhận thấy sự vô lý trong quy định về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh theo Quy chế 26. Cụ thể, tại Điều 18, nhà làm luật khẳng định căn cứ chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh sẽ đƣợc xem xét để xác định thời hạn hiệu lực của bảo lãnh khi các bên không có thỏa thuận; dẫn chiếu tiếp đến Điều 20 sẽ thấy sự kiện thời hạn bảo lãnh hết (khoản 4) hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo thỏa thuận của các bên (khoản 6) lại là căn cứ xác định thời hạn bảo lãnh trong Điều 18. Việc quy định nhƣ vậy sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng và giải thích luật. Nếu xem quy định tại Điều 20 là tất cả các trƣờng hợp kết thúc bảo lãnh thì sẽ thấy sự "vừa thừa vừa thiếu". Thừa ở chỗ cả Điều 18 và Điều 20 đều đƣa ra các trƣờng hợp kết thúc bảo lãnh, nhƣng theo logic tại Điều 18 thì các trƣờng hợp tại Điều 20 là các trƣờng hợp kết thúc bảo lãnh còn lại mà Điều 18 không đề cập (Điều 18 quy định: Trường hợp cam kết bảo lãnh không ghi cụ thể thời điểm chấm dứt bảo lãnh thì thời điểm chấm dứt bảo lãnh được xác định tại thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt quy định tại Điều 20 của Quy chế này). Theo đó, khoản 4 và khoản 6 của Điều 20 là thừa vì nó đã đƣợc xác định trong Điều 18. Thiếu ở chỗ, Điều 20 đã đƣa ra các trƣờng hợp bảo lãnh kết thúc và nếu tóm tắt lại thì chỉ là một trong ba trƣờng hợp: hết hạn bảo lãnh; nghĩa vụ bảo lãnh không còn và do ngƣời thụ hƣởng từ bỏ (nghĩa vụ bảo lãnh không còn ở đây không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm về nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt của nhà làm luật mà đƣợc hiểu là nghĩa vụ bảo lãnh đã đƣợc thực hiện hoặc đối tƣợng
của nghĩa vụ bảo lãnh đã đƣợc thực hiện trong quan hệ hợp đồng cơ sở hoặc đã đƣợc thay thế bởi nghĩa vụ khác- tức là các trƣờng hợp thuộc khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3). Nếu vậy thì điều luật dự liệu thiếu trƣờng hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn bảo lãnh trong khi nghĩa vụ bảo lãnh vẫn tồn tại và ngƣời thụ hƣởng cũng không từ bỏ.Việc dự liệu thời hạn luật định trong trƣờng hợp này là rất cần thiết vì trong nhiều trƣờng hợp, vì một lý do nào đó, mặc dù việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán đã xảy ra nhƣng ngƣời thụ hƣởng lại không thực hiện ngay việc xuất trình chứng từ mà cố tình kéo dài thì sẽ gây ra những bất lợi không công bằng cho ngƣời bảo lãnh (đặc biệt trong quan hệ thƣơng mại quốc tế, ngƣời bảo lãnh sẽ phải đối diện với các rủi ro về tỷ giá ngoại tệ). Để giải quyết vấn đề trên, URDG 758 có đƣa ra thời hạn là 3 năm kể từ ngày phát hành và đối với bảo lãnh đối ứng là 30 ngày dƣơng lịch sau ngày kết thúc bảo lãnh (theo Điều 25).
Với các phân tích nhƣ trên, có thể nói việc xem xét lại quy định về thời hạn bảo lãnh trong Quy chế 26 là điều cần thiết. Trong đó, nhất thiết phải có sự phân biệt rõ ràng các trƣờng hợp kết thúc thúc bảo lãnh. Qua đó, xác định lại logic thiết lập quy định về hiệu lực bảo lãnh với những giải thích phù hợp về thời điểm phát hành và các trƣờng hợp kết thúc bảo lãnh.