THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƢƠNG VỚI HỢP ĐỒNG CƠ SỞ
Cam kết bảo lãnh chỉ xuất hiện khi tồn tại một nghĩa vụ tài sản mà một ngƣời nào đó phải thực hiện và việc thực hiện nghĩa vụ này cần đƣợc bảo đảm. Ngƣời bảo lãnh cam kết không phải với tƣ cách ngƣời có nghĩa vụ tài sản đó mà nhƣ là ngƣời có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong trƣờng hợp ngƣời có nghĩa vụ chính không thực hiện. Vậy, mối quan hệ giữa cam kết bảo lãnh và hợp đồng cơ sở là gì?
Quy chế 26 không có quy định trả lời câu hỏi này nhƣng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về giao dịch bảo đảm có một điều nói về mối quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm. Tại Điều 15 nhà làm luật quy định:
1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng
đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Giao dịch bảo đảm bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình [3].
Quy định trên áp dụng chung cho các biện pháp bảo đảm (gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cƣợc, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp). Nội dung của quy định thể hiện rằng khi giao dịch có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm vô hiệu, bị hủy bỏ hoặc đơn phƣơng chấm dứt thì việc chấm dứt giao dịch bảo đảm phụ thuộc vào điều kiện giao dịch có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm đã thực hiện hay chƣa (sự phụ thuộc tƣơng đối). Nếu việc thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm chƣa xảy ra thì giao dịch bảo đảm hết hiệu lực, ngƣợc lại, nếu việc thực hiện đã xảy ra thì giao dịch bảo đảm vẫn có hiệu lực. Trong khi Bộ luật Dân sự quy định hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính (Khoản 4, Điều 406). Sự phụ thuộc này đƣợc hiểu là hợp đồng chính hết hiệu lực thì hợp đồng phụ cũng hết hiệu lực theo mà không phụ thuộc hợp đồng chính đã thực hiện chƣa (khoản 2, Điều 410 Bộ luật Dân sự khẳng định sự vô hiệu của hợp đồng chính chấm dứt hiệu lực của hợp đồng phụ- nghĩa là sự phụ thuộc tuyệt đối). Nhƣ vậy, có thể thấy mặc dù pháp luật đã thiết kế quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và giao dịch có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm thiên về hƣớng không phải là quan hệ "chính - phụ" nhƣng sự xác định này chƣa rõ ràng nên vẫn có những tranh cãi trong thực tế rằng mối quan hệ này là độc lập hay phụ thuộc. Căn cứ giải thích trên có thể nói mối quan hệ giữa cam kết bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong
hợp đồng ngoại thƣơng với hợp đồng cơ sở theo pháp luật Việt Nam chƣa đƣợc nhà làm luật xác định rõ ràng.
Điều 5- URDG 758 thì quy định rất rõ ràng rằng:
Bảo lãnh về bản chất là độc lập với quan hệ cơ sở và đơn yêu cầu phát hành bảo lãnh, người bảo lãnh không có bất cứ một mối liên quan ràng buộc nào với các mối quan hệ như thế. Trong bảo lãnh có tham chiếu đến mối quan hệ cơ sở nhằm mục đích nhận dạng bảo lãnh thì cũng không làm thay đổi bản chất độc lập của bảo lãnh. Sự cam kết của người bảo lãnh để thanh toán thuộc một bảo lãnh sẽ không lệ thuộc vào các khiếu nại hoặc bảo vệ phát sinh từ bất cứ các mối quan hệ nào, ngoại trừ quan hệ giữa người bảo lãnh và người thụ hưởng [39].
Với quy định này, URDG 758 đã khẳng định tính chất độc lập của cam kết bảo lãnh. Xác định tính độc lập của quan hệ bảo lãnh có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết rất nhiều tình huống pháp lý phát sinh liên quan đến quan hệ bảo lãnh, nổi bật là: nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh khi xuất trình hợp lệ, miễn trách của ngƣời bảo lãnh về thiện chí thực hiện hợp đồng trong hợp đồng cơ sở, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của ngƣời thụ hƣởng.
Như vậy, cần phải xác định cam kết bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thương độc lập với hợp đồng cơ sở.
Bên cạnh tính độc lập, URDG 758 còn quy định rất rõ tính chất không hủy ngang và yêu cầu kèm chứng từ đối với quan hệ bảo lãnh. Với việc xem xét bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng ngoại thƣơng là một cam kết độc lập, không hủy ngang và kèm chứng từ, trong các giao dịch pháp lý sẽ giải quyết đƣợc những vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định đƣợc cơ chế giải quyết tranh chấp riêng biệt, không phụ thuộc hợp đồng cơ sở vì bảo lãnh là quan hệ độc lập.
Thứ hai, thể hiện sự bảo đảm thanh toán của ngƣời bảo lãnh (khác với cam kết có thể hủy ngang- có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào, không cần thông báo cho ngƣời thụ hƣởng và các bên có liên quan- thực chất, chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là cam kết trả tiền). Mọi sự thay đổi trong thời gian hiệu lực phải đƣợc sự đồng ý của các bên tham gia, đặc biệt là của ngƣời thụ hƣởng.
Thứ ba, chứng từ là bằng chứng cần thiết chứng minh nghĩa vụ trả tiền của ngƣời bảo lãnh. Theo thông lệ quốc tế, chứng từ thƣờng gồm: chứng từ yêu cầu thanh toán (văn bản hình thành trong thỏa thuận bảo lãnh giữa ngƣời bảo lãnh và ngƣời nhận bảo lãnh- không phải là hợp đồng cơ sở) và "tuyên bố" của ngƣời thụ hƣởng thể hiện sự chứng minh vi phạm nghĩa vụ của ngƣời yêu cầu trong quan hệ cơ sở. Quy định về chứng từ yêu cầu thanh toán không đƣợc đề cập rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Nhà làm luật chỉ yêu cầu:
"Người bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi người thụ hưởng xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các tài liệu, chứng từ kèm theo (nếu có), thoả mãn đầy đủ các điều lãnh đã quy định trong cam kết bảo lãnh" [15, Điều 27].