Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay DNVVN tại BIDV Tây Nghệ An

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV Tây Nghệ An (Trang 80)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY DNVVN TẠI NGÂN HÀNG BIDV TÂY NGHỆ AN

3.2.1 Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay DNVVN tại BIDV Tây Nghệ An

đời sống của cán bộ nhân viên năm sau luôn cao hơn năm trước. Thu nhập bình quân đầu người mặc dù còn ở mức thấp so với mức trung bình chung của toàn hệ thống nhưng vẫn đảm bảo được mức thu nhập ngang bằng với các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn.

Như vậy để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn như hiện nay, để gia tăng hơn nữa lợi nhuận và nâng cao mức sống cho cán bộ nhân viên buộc BIDV Tây Nghệ An cần phấn đấu nỗ lực nhiều hơn nữa đặc biệt là trong công tác quảng cáo, tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng và mở rộng mạng lưới hoạt động...có như vậy mới xây dựng được BIDV Tây Nghệ An trở thành một thương hiệu mạnh trên địa bàn miền Tây Nghệ An.

3.2 Thực trạng hiệu quả cho vay DNVVN tại BIDV Tây Nghệ An

3.2.1 Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay DNVVN tại BIDV TâyNghệ An Nghệ An

3.2.1.1Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động cho vay DNVVN

 Dư nợ cho vay DNVVN

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, BIDV Tây Nghệ An được ra đời với nhiệm vụ là quản lý và cấp phát vốn đầu tư cho các công trình xây dựng để hình thành tiền đề Công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn miền tây xứ Nghệ. Tháng 11 năm 1994, tại quyết định số 293/QĐ-NH9 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, BIDV được chuyển đổi sang hoạt động theo tính chất Ngân hàng thương mại. Từ đó đến nay BIDV Tây Nghệ An vẫn luôn giữ vững truyền thống gắn bó và bám sát với các công trình, các doanh

nghiệp trên địa bàn miền Tây Nghệ An. Qua các năm, trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh BIDV Tây Nghệ An, tỷ lệ cho vay doanh nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, trong đó tập trung vẫn là cho vay DNVVN.

Bảng 3.7: Cơ cấu dư nợ củaBIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 104 100 154 100 212 100 413 100 57 2 100 Cho vay DNVVN 88 85 92 60 127 60 280 68 24 0 42 Cho vay Doanh nghiệp lớn 0 0 44 28 61 29 83 20 27 8 49

Cho vay dân

cư 16 15 18 12 24 11 50 12 54 9

(Nguồn: Báo cáo tín dụng BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011)

Dư nợ cho vay DNVVN chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong dư nợ cho vay doanh nghiệp của BIDV Tây Nghệ An trong các năm 2007. Đến năm 2008-2009, BIDV Tây Nghệ An thực hiện mở rộng cho vay hợp vốn với các ngân hàng khác trong hệ thống để cho vay các doanh nghiệp lớn, tuy nhiên tỷ lệ cho vay DNVVN vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ các năm: năm 2008, 2009 (60%), 2010 (68%). Đến năm 2011, với lượng vốn huy động tăng cao, nguồn vốn sử dụng cho vay dư thừa trong khi khả năng tăng trưởng cho vay trên địa

bàn ngày càng khó vì thế BIDV Tây Nghệ An đã tận dụng nguồn vốn này sử dụng cho vay hợp vốn với các ngân hàng khác trong và ngoài hệ thống, nhờ đó tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp lớn đã tăng cao và vượt tỷ lệ cho vay DNVVN trong cơ cấu nợ của BIDV Tây Nghệ An: chiếm 49% tỷ trọng dư nợ cho vay và 54% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp.

Biểu đồ 3.1: Tổng dư nợ và dư nợ đối với DNVVN của BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011

Bảng 3.8: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo thời hạn giai đoạn 2007-2011 Đơn vị: tỷ đồng m Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%)

Cho vay DNVVN 88 100 92 100 127 100 28 0 100 24 0 100 Ngắn hạn 50 57 60 65 74 58 18 7 67 172 72 Trung, dài hạn 38 43 32 35 53 42 93 33 68 28

(Nguồn: Báo cáo tín dụng BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011)

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng dư nợ cho vay DNVVN BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011 phân theo kỳ hạn

Trong cơ cấu nợ cho vay DNVVN của BIDV Tây Nghệ An, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn ở mức cao hơn cho vay trung hạn. Hoạt động cho vay DNVVN chủ yếu là nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ cho việc mua hàng hoá nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp, tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung dài hạn trong dư nợ cho vay DNVVN cũng không có chênh lệch nhiều: dư nợ ngắn hạn chiếm trung bình khoảng hơn 60%, dư nợ trung dài hạn chiếm bình quân gần 40% tổng dư nợ DNVVN. Năm 2010-2011 nhiều doanh nghiệp rơi vào khó khăn, hoạt động cầm chừng nên không muốn vay vốn với thời hạn dài để đầu tư trang thiết bị máy móc hoặc mở rộng sản xuất, bên cạnh đó các doanh

nghiệp do không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn trung dài hạn như thiếu tài sản đảm bảo, tình hình tài chính khó khăn, dự án còn thiếu tính khả thi ...nên tỷ trọng cho vay trung dài hạn đối với DNVVN có phần giảm tương đối so với các năm trước. Hoạt động cho vay trung dài của BIDV Tây Nghệ An lúc này chủ yếu đầu tư vốn đồng tài trợ cho các dự án lớn của các doanh nghiệp lớn.

Qua biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dư nợ cho vay ngắn và trung dài hạn DNVVN của BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011 đều tăng nhưng tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn (3,44 lần) cao hơn cho vay trung dài hạn (1,79 lần). Qua hàng năm dư nợ cho vay theo kỳ hạn đều có mức tăng, năm 2010 cả hai loại kỳ hạn đều đạt mức tăng trưởng cao nhất: ngắn hạn tăng 3,74 lần, trung dài hạn tăng 2,45. Năm 2011, do tác động khách quan của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến việc cho vay của BIDV Tây Nghệ An làm cho dư nợ cho vay DNVVN giảm: năm 2011 dư nợ ngắn hạn giảm 17%, dư nợ trung dài hạn giảm 27% so với năm 2010. Đây là một thực tế khách quan bởi năm 2011 lãi suất ngân hàng có những biến động khó kiểm soát, lãi suất huy động thực tế cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng niêm yết do đó đã tác động đến lãi suất cho vay. Lãi suất vay tăng cao, các DNVVN không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, không mở rộng được sản xuất kinh doanh nên nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng phải đóng cửa sản xuất. Đến cuối quý 3/2011 NHNN mới mạnh tay kiểm soát lãi suất của các NHTM khi đó thị trường lãi suất mới được cải thiện tích cực hơn, nhiều NHTM trong đó có BIDV đã có những chính sách chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp đồng thời từ đó cũng giúp ngân hàng mở rộng được cho vay doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN.

3.2.1.2Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay DNVVN

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN/Dư nợ cho vay DNVVN BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN/∑ dư nợ

Song song với việc đẩy mạnh và mở rộng hoạt động cho vay, BIDV Tây Nghệ An luôn chú trọng công tác thu hồi nợ nên chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2007-2008 tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tăng cao sau đó đã được khống chế ở mức thấp vào các năm tiếp theo. Cuối năm 2008, BIDV thực hiện áp dụng hệ thống xếp hạng doanh nghiệp vì thế việc phán quyết cho vay trở nên chính xác hơn, ngay từ khâu phân tích, thẩm định trước khi vay Ngân hàng đã có

thể lường trước được những rủi ro có thể có nên đã góp phần hạn chế được tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn có giảm qua các năm nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Là một Chi nhánh có mức tổng tài sản còn nhỏ bé, quy mô hoạt động còn hạn chế và địa bàn khó khăn nên việc kiểm soát nợ quá hạn là một việc làm hết sức quan trọng vì khi tỷ lệ cho vay còn thấp nếu để xảy ra nợ quá hạn sẽ tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, vì vậy Chi nhánh cần tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ, cần chú trọng công tác giám sát dòng tiền của doanh nghiệp đảm bảo thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn có như vậy mới nâng cao được hiệu quả cho ngân hàng.

3.2.1.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ sinh lời của hoạt động cho vay DNVVN

 Mức sinh lời của vốn cho vay DNVVN

Bảng 3.9: Mức sinh lời của vốn cho vay DNVVN giai đoạn 2007-2011

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Cho vay DNVVN 88 92 127 280 240

Thu nhập thuần từ hoạt

động cho vay DNVVN 0.8 1.1 1.3 3.2 3

Mức sinh lời của vốn

cho vay DNVVN(%) 0.91 1.19 1.02 1.14 1.25

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011)

Mức sinh lời của vốn cho vay DNVVN cho biết cứ một đồng dư nợ cho vay DNVVN tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ tính toán. Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cho vay DNVVN của NHTM, chỉ tiêu này càng lớn thể hiện khả năng sinh lời của hoạt động cho vay DNVVN càng cao, hiệu quả cho vay càng cao.

Đối với BIDV Tây Nghệ An thì cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Do trú đóng trên địa bàn vùng núi còn nhiều khó khăn, kinh tế địa phương chậm phát triển nên việc phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng rất hạn chế. Các sản phẩm dịch vụ chỉ là những sản phẩm

đơn thuần, việc triển khai sử dụng các sản phẩm mới, hiện đại rất khó khăn và mất nhiều thời gian nên hoạt động dịch vụ chưa mang lại nhiều thu nhập cho ngân hàng, nguồn thu nhập chính của ngân hàng chủ yếu vẫn từ hoạt động cho vay mang lại. Trong cơ cấu nợ của BIDV Tây Nghệ An thì dư nợ cho vay DNVVN chiếm một tỷ lệ quan trọng, mặc dù hoạt động cho vay này còn ở mức thấp nhưng nhìn chung vốn cho vay DNVVN vẫn có mức sinh lời lớn hơn 1% và tăng đều qua các năm. Năm 2011, dư nợ cho vay DNVVN có giảm so với năm trước nhưng hoạt động cho vay DNVVN có mức sinh lời cao nhất. Năm 2011, dưới sự tác động của nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt nam rơi vào khó khăn trì trệ, hoạt động cho vay các doanh nghiệp lớn tỏ ra kém hiệu quả, nhiều dự án, công trình lớn bị ngừng trệ khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM tăng cao. Hoạt động cho vay của BIDV cũng vậy, mặc dù dư nợ tín dụng tăng trưởng nhiều so với những năm trước nhưng tỷ lệ nợ xấu cũng ở mức cao 2,15%, nguyên nhân là do từ năm 2009-2011 BIDV tập trung nhiều vốn cho vay đồng tài trợ các dự án của các công ty lớn Công ty CP luyện Gang Vạn Lợi, Công ty phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Đồng Nai, Công ty lợn giống ngoại Thái Dương nhưng các dự án này đều không mang lại hiệu quả, nợ bị hạch toán chuyển nhóm 2 làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao, trong khi đó hoạt động cho vay DNVVN mặc dù không được mở rộng nhưng lại tỏ ra hiệu quả hơn và có mức sinh lời cao nhất so với những năm trước. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay DNVVN ngày càng mang lại hiệu quả hơn so với việc cho vay các doanh nghiệp lớn, vì vậy BIDV Tây Nghệ An cần tập trung chú trọng phát triển cho vay DNVVN hơn là đầu tư vào các dự án lớn của các doanh nghiệp lớn. Thực tế, BIDV Tây Nghệ An còn là một chi nhánh nhỏ, địa bàn hoạt động chủ yếu lại là các DNVVN nếu đầu tư tập trung vào các dự án lớn khi rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, BIDV Tây

Nghệ An cần tập trung vốn và nguồn lực khác vào phát triển cho vay bán lẻ và cho vay DNVVN có như vậy mới phù hợp với thực tế hoạt động của Chi nhánh cũng như mới kiểm soát được rủi ro tín dụng.

 Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay DNVVN

Là tỷ số giữa doanh thu từ hoạt động cho vay DNVVN với tổng doanh thu của ngân hàng

Bảng 3.10: Doanh thu từ cho vay DNVVN của BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011

Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng doanh thu 16 24 34 84 166

Doanh thu từ hoạt động

cho vay DNVVN 6 8 11 20 37

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay DNVVN (%)

37.5% 33,3% 32,3% 23,8% 22,3%

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011)

Hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay doanh nghiệp là hoạt động cơ bản của BIDV Tây Nghệ An vì thế doanh thu từ hoạt động cho vay DNVVN chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng doanh thu của ngân hàng. Tuy nhiên so với tiềm năng hoạt động của chi nhánh thì tỷ lệ này vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh thì cho vay DNVVN chiếm tỷ trọng lớn nhưng doanh thu mang lại vẫn chưa cao. Trong khi hoạt động chủ yếu dựa vào thu nhập từ cho vay DNVVN, cho vay bán lẻ dân cư chậm phát triển, thu từ dịch vụ còn ở mức thấp vì thế BIDV Tây Nghệ An cần nỗ lực nhiều trong phát triển cho vay DNVVN. Để gia tăng doanh thu từ cho vay DNVVN, BIDV Tây Nghệ An cần thực hiện các chính sách nhằm thu hút, mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó BIDV Tây Nghệ An cần

nỗ lực nhiều hơn trong công tác thu hồi nợ, kiểm soát chất lượng cho vay nhằm hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn có như vậy mới đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

3.2.2 Đánh giá hoạt động cho vay DNVVN của BIDV Tây Nghệ An3.2.2.1Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV Tây Nghệ An (Trang 80)