Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV Tây Nghệ An (Trang 91)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY DNVVN TẠI NGÂN HÀNG BIDV TÂY NGHỆ AN

3.2.2.2Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay DNVVN nhưng thực tế hoạt động thời gian qua cho thấy, quy mô tín dụng đối với DNVVN vẫn chưa tương xứng với quy mô hoạt động của Chi nhánh. Số lượng khách hàng mới gia tăng hàng năm còn rất hạn chế.

Bảng 3.11: Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Số lượng DNVVN 20 30 48 52 50 DNNN 2 2 1 1 1 Công ty TNHH 5 8 21 22 22 Công ty Cổ phần 6 10 12 17 18 DNTN 7 10 14 12 9

(Nguồn: Báo cáo tín dụng BIDV Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2011)

Năm 2008-2009 là năm Chi nhánh có mức tăng trưởng cao về số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng (tăng 60%), 2009-2010 tỷ lệ tăng này có mức chững lại và giảm xuống vào năm 2011, điều này trái ngược với tốc độ tăng trưởng về số lượng DNVVN của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì số lượng DNVVN tham gia vào nền kinh tế ngày càng gia tăng, tuy nhiên số lượng DNVVN mà BIDV Tây Nghệ An có quan hệ tín dụng vẫn còn ở mức rất thấp và có xu hướng giảm xuống vào năm 2011. Đây là vấn đề quan trọng mà BIDV Tây Nghệ An cần có những chính sách hợp lý nhằm khuyến khích thu hút các DNVVN. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ phát triển các DNVVN, BIDV Tây Nghệ An cần đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng cũng như dịch vụ dành riêng cho DNVVN; tích cực hơn trong công tác marketing, quảng cáo và các chương trình khác nhằm gắn bó mật thiết, lâu dài hơn với các doanh nghiệp đồng thời từ đó cũng thu hút được thêm các doanh nghiệp mới.

Sản phẩm dành cho khách hàng DNVVN còn chưa đa dạng, thủ tục cho vay còn rườm rà và qua nhiều trung gian, điều kiện đảm bảo khoản vay hầu như chú trọng cao về tài sản thế chấp là bất động sản và máy móc thiết bị nhà xưởng nên nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến không mở rộng được cho vay.

Tỷ lệ nợ quá hạn từ hoạt động cho vay DNVVN còn ở mức cao do phần lớn các doanh nghiệp này đều có mức vốn thấp, công tác quản trị điều hành còn yếu kém, chất lượng đội ngũ cán bộ, lao động thấp, các doanh nghiệp hoạt động thiếu chiến lược dài hạn...nên ảnh hưởng đến chất lượng vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó BIDV Tây Nghệ An cũng còn nới lỏng việc kiểm tra, giám sát khoản vay, chưa thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nên chất lượng khoản vay chưa cao.

Mặc dù dư nợ cho vay đối với DNVVN được tăng lên hàng năm song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng của nhiều doanh nghiệp. Với địa bàn hoạt động là 7 huyện miền núi phía tây Nghệ An nhưng thực tế BIDV Tây Nghệ An mới chỉ chú trọng khai thác địa bàn có trụ sở trú đóng như Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ chứ chưa mở rộng khai thác các địa bàn lân cận nên kết quả dư nợ trên chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí và tốc độ tăng trưởng huy động vốn mà Chi nhánh hiện đang có.

Nguyên nhân của những mặt hạn chế trên là do:  Từ phía ngân hàng BIDV Tây Nghệ An:

- BIDV Tây Nghệ An còn là một Chi nhánh nhỏ với mức tổng tài sản ở mức khiêm tốn 621 tỷ đồng, số lượng cán bộ còn mỏng lại chủ yếu là những cán bộ trẻ mới vào nghề còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm nên quy mô hoạt động của BIDV Tây Nghệ An còn ở mức thấp, mạng lưới chưa phát triển. Mặc dù BIDV Tây Nghệ An có công nghệ hiện đại và đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, nhưng là Chi nhánh ngân hàng mới được chuyển đổi từ ngân hàng cấp phát vốn sang hoạt động thương mại, hơn nữa lại là Chi nhánh mới được nâng cấp từ Chi nhánh cấp 2

nên một số hoạt động còn mang tính trông chờ và ỷ lại, nhất là trong hoạt động cho vay vì vậy hiệu quả từ hoạt động cho vay nhất là cho vay bán lẻ và cho vay DVVVN vẫn còn ở mức thấp và chưa tạo ra được sự đột phá.

- Mặc dù công tác Marketing, quảng cáo luôn được chú trọng và thực hiện thường xuyên nhưng mạng lưới và thị phần hoạt động còn thua kém xa so với ngân hàng No&PTNT trên địa bàn nên khó cạnh tranh được với họ. Nhiều khách hàng Doanh nghiệp kinh doanh lâu đời hầu như chỉ quan hệ truyền thống với NHNo&PTNT, thương hiệu BIDV chưa đủ sức để lôi kéo và thu hút các đối tượng khách hàng này sử dụng sản phẩm tín dụng của BIDV.

- Quy trình cho vay của BIDV còn khá rườm rà, đòi hỏi nhiều thủ tục hồ sơ pháp lý khiến cho khách hàng phải chờ đợi lâu nên việc mở rộng đối tượng khách hàng DNVVN rất hạn chế.

- Trong cơ cấu dư nợ cho vay của BIDV Tây Nghệ An, tỷ lệ cho vay trung dài hạn còn ở mức cao, chưa hợp lý với cơ cấu vốn huy động do Chi nhánh còn tập trung nhiều vốn vào cho vay các ngành công nghiệp và xây dựng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm gần đây có xu hướng tăng cùng với sự khó khăn của các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

- Sản phẩm cho vay còn đơn thuần, thiếu đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của các DNVVN. Việc triển khai các sản phẩm cho vay còn chậm, e ngại gặp rủi ro nên một số sản phẩm chưa được triển khai như cho vay tín chấp, cho vay thấu chi doanh nghiệp...Bên cạnh đó các sản phẩm dịch vụ gia tăng đi kèm còn rất đơn thuần, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp do vậy chưa mang lại được lợi nhuận cao cho BIDV Tây Nghệ An.

- Việc bám sát khách hàng để tận thu nợ xấu chưa được đôn đốc thường xuyên và quyết liệt. Các cán bộ cho vay chưa thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp, chưa bám sát dòng tiền của doanh nghiệp dẫn đến một số khoản nợ đến hạn không được thu hồi kịp thời để xẩy

ra nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN từ đó tác động lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay của BIDV Tây Nghệ An chủ yếu là các cán bộ trẻ, chưa được cọ xát nhiều, thiếu kinh nghiệm thực tế nhất là còn nhiều hạn chế trong công tác phân tích, đánh giá khách hàng cũng như công tác dự báo thị trường.

- Chi nhánh chưa coi trọng việc thu thập, xử lý thông tin; chưa chú trọng khai thác nguồn thông tin qua hệ thống thông tin tín dụng. Việc thu thập thông tin chủ yếu là từ phía khách hàng nên thiếu sự đầy đủ và chất lượng thông tin chưa có tính chính xác cao.

 Từ phía các DNVVN:

- DNVVN đóng trên địa bàn chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Công nghệ, thiết bị máy móc lạc hậu; đội ngũ lao động thiếu tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ; năng lực quản lý, quản trị điều hành của các chủ doanh nghiệp còn yếu, chưa được đào tạo bài bản, phần lớn các chủ doanh nghiệp là những người có vốn, tự mạnh dạn đứng lên thành lập doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh chứ chưa được qua các trường lớp đào tạo nghề nên hoạt động kinh doanh còn mang tính chủ quan từ những kinh nghiệm của họ. Việc nắm bắt, dự báo thị trường còn nhiều hạn chế, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn nên dễ bị tác động bởi những biến động của nền kinh tế do đó hoạt động của các doanh nghiệp thiếu sự ổn định, khó mở rộng được sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng cũng bị tác động theo.

- Việc lập phương án sản xuất kinh doanh còn chưa có tính thuyết phục, việc tính toán các số liệu chưa chính xác, chưa đi vào phân tích sâu những tác động của môi trường cũng như những rủi ro có thể xẩy ra để có biện pháp phòng ngừa. Kỹ năng lập các báo cáo tài chính, lập phương án vay vốn chưa có tính thuyết phục đối với ngân hàng, số liệu còn mang tính đối phó, thiếu sự trung thực gây khó khăn cho việc phân tích, thẩm định của cán

bộ ngân hàng do đó ảnh hưởng đến thời gian hoàn thiện hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp.

- Công nghệ, máy móc thiết bị của các DNVVN ở đây còn rất lạc hậu, không đầy đủ hồ sơ thủ tục pháp lý nên ảnh hưởng đến việc gán tài sản đảm bảo cho ngân hàng. Trong khi đó việc khai thác các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp lại hạn chế, không hiểu biết đầy đủ về những chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp mình nên không khai thác được các cơ chế hỗ trợ như sử dụng quỹ bảo lãnh tín dụng hoặc cơ chế hỗ trợ về lãi suất...

Như vậy qua việc phân tích thực trạng hiệu quả cho vay DNVVN tại BIDV Tây Nghệ An cho thấy mặc dù hoạt động cho vay DNVVN là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng thực sự kết quả đạt được chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng hoạt động của BIDV Tây Nghệ An cũng như sự phát triển của các DNVVN trên địa bàn. Bên cạnh đó hoạt động cho vay DNVVN tại BIDV Tây Nghệ An còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là trong môi trường nền kinh tế thường xuyên biến động như hiện nay do thiếu sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng cũng như của các DNVVN. Điều này đòi hỏi BIDV Tây Nghệ An phải tìm ra các giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, tận dụng những cơ hội để phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay đối với đối tượng khách hàng tiềm năng này.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV Tây Nghệ An (Trang 91)