Động lực lao động là sự khát khao tự nguyện của chính ngƣời lao động để tăng cƣờng nỗ lực hƣớng tới mục tiêu chung của tổ chức, do đó bản thân ngƣời lao
15
động đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho chính họ.
1.3.1.1 Nhu cầu cúa người lao động.
Yếu tố đầu tiên thuộc về bản thân ngƣời lao động ảnh hƣởng đến động lực lao động đó là nhận thức của ngƣời lao động về giá trị và nhu cầu cá nhân. Giá trị cá nhân của ngƣời lao động là hình ảnh, trình độ, vị thế của ngƣời đó trong tổ chức, xã hội. Tùy theo nhận thức, quan điểm về giá trị khác nhau của mỗi cá nhân ngƣời lao động mà họ sẽ có những hành vi khác nhau, vì thế nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến động lực làm việc của họ. Mỗi cá nhân ngƣời lao động sẽ có một hệ thống nhu cầu khác nhau từ nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, đi lại...) đến nhu cầu cao (học tập, quan hệ xã hội, tôn trọng, nghỉ ngơi, giải trí...). Hệ thống nhu cầu của ngƣời lao động vô cùng đa dạng, phong phú và thƣờng xuyên biến đổi. Tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà nhu cầu của mỗi ngƣời là khác nhau. Thỏa mãn nhu cầu cho ngƣời lao động là việc những nhu cầu đó đƣợc đáp ứng. Tuy nhiên, giữa nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu luôn luôn có khoảng cách vì nhu cầu của ngƣời lao động vô cùng đa dạng và phong phú cho nên khi nhu cầu này đƣợc thỏa mãn thì sẽ nảy sinh mong muốn đƣợc đáp ứng những nhu cầu khác cao hơn. Và chính khoảng cách này tạo động lực cho ngƣời lao động làm việc. Do đó, sự nhận thức của ngƣời lao động về giá trị và nhu cầu cá nhân là vô cùng quan trọng, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến động lực làm việc của ngƣời lao động. Hiểu và nắm bắt đƣợc hệ thống nhu cầu của ngƣời lao động là yếu tố rất quan trọng để tạo động lực cho họ.
1.3.1.2 Mục đích làm việc
Mục đích chính là cái đích cao nhất mà một ngƣời mong muốn mình đạt đƣợc. Nhân viên của một tổ chức cũng vậy. Họ làm việc để đạt đƣợc cái đích mà mình đã đặt ra. Có ngƣời đặt cho mình cái đích rất cao nhƣng cũng có ngƣời xác định cho mình cái đích vừa phải... Là một nhà lãnh đạo, để thúc đẩy nhân viên làm việc tốt thì cần phải biết đƣợc mục đích làm việc của nhân viên đó là gì. Đối với những ngƣời có tham vọng, hãy mạnh dạn giao những công việc khó để họ có dịp thể hiện bản thân và qua đó biết đƣợc năng lực tiềm ẩn trong họ. Còn đối với những
16
ngƣời làm việc không có mục đích hãy khơi dậy tinh thần làm việc cho họ, hãy làm cho họ cảm thấy muốn cống hiến cho công việc nhƣ tổ chức các cuộc thi giữa các tổ, các phòng... qua cuộc thi khích lệ tinh thần làm việc và từ đó họ cũng sẽ tham vọng hơn, đặt ra cho mình cái đích để làm việc.
1.3.1.3 Năng lực và nhận thức về năng lực của bản thân người lao động
Năng lực của ngƣời lao động là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và đặc điểm tâm lý của ngƣời lao động phù hợp với những yêu cầu của nghề nghiệp và đảm bảo cho họ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp đạt kết quả cao. Khả năng hay còn gọi là năng khiếu là những thuộc tính cá nhân giúp con ngƣời có thể lĩnh hội một công việc, một kỹ năng hay một loại kiến thức nào đó đƣợc dễ dàng và khi họ đƣợc hoạt động ở lĩnh vực đó thì khả năng của họ sẽ đƣợc phát huy tối đa, kết quả thu đƣợc sẽ cao hơn những ngƣời khác.
Năng lực vừa là yếu tố di truyền vừa là kết quả của sự rèn luyện. Năng lực là cơ sở để tạo ra khả năng của con ngƣời. Năng lực đƣợc thực hiện và trƣởng thành chủ yếu trong thực tế. Trong các loại năng lực của con ngƣời thì quan trọng nhất là năng lực tổ chức và năng lực chuyên môn. Ngƣời lao động có thể có một trình độ chuyên môn rất tốt nhƣng nếu họ chỉ đƣợc sắp xếp để làm những công việc ngang bằng với trình độ hiện có thì năng lực của họ cũng chƣa đƣợc phát huy hết sức vì ngƣời lao động là con ngƣời mà con ngƣời thì họ luôn muốn tìm tòi, học hỏi để nâng cao tầm hiểu biết của mình lên. Vì vậy trong thực tế quá trình lao động nhà quản trị luôn phải thiết kế công việc, bố trí nhân lực sao cho ngƣời lao động có điều kiện để duy trì và phát triển năng lực chuyên môn của mình. Đồng thời trong quá trình làm việc, nếu có thể đƣợc thì nhà quản trị nên thiết lập nên một không gian cho ngƣời lao động để họ tự tổ chức nơi làm việc sao cho hợp lý với họ nhất.
Đánh giá đúng năng lực nhân viên là cơ sở để nhà quản lý sử dụng tốt nhất nhân viên trong doanh nghiệp. Một ngƣời lao động sẽ thoải mái hơn khi họ đƣợc giao những công việc phù hợp với khả năng và năng lực của họ vì họ biết đƣợc chắc chắn rằng họ sẽ hoàn thành đƣợc công việc đó ở mức tốt nhất. Ngƣợc lại khi phải đảm nhận những công việc ngoài khả năng hoặc những công việc mà họ biết chắc rằng nếu họ cố gắng cũng không thực hiện công việc ấy đƣợc tốt thì sẽ rất dễ gây
17
nên tâm lý bất mãn của ngƣời lao động với tổ chức, doanh nghiệp.. Ngƣời quản lý cũng cần hiểu rõ khả năng, năng lực cụ thể của ngƣời lao động trong tổ chức của mình để có biện pháp thúc đẩy phát triển những năng lực đó, làm cho ngƣời lao động có động lực cao trong công việc của bản thân.
1.3.1.4 Thái độ, quan điểm của người lao động trong công việc, tổ chức
Yếu tố tiếp theo thuộc cá nhân ngƣời lao động ảnh hƣởng đến động lực lao động là thái độ, quan điểm của ngƣời lao động trong công việc, tổ chức. Thái độ, quan điểm của ngƣời lao động trong công việc là cách nhìn nhận, đánh giá, nhận xét thể hiện của cá nhân ngƣời lao động về một vấn đề, sự việc trong tổ chức, công việc. Thái độ, quan điểm đó có thể là tiêu cực hoặc tích cực, lạc quan hay bi quan, nó quyết định, phản ánh mức độ động lực làm việc của ngƣời lao động. Nếu ngƣời lao động thực sự muốn gắn bó với công việc với tổ chức hay có sự thích thú say mê với công việc của mình thì động lực làm việc của họ sẽ rất lớn và ngƣợc lại. Bởi thế, thái độ, quan điểm của ngƣời lao động trong công việc, tổ chức có ảnh hƣởng sâu sắc đến động lực làm việc của họ.
1.3.1.5 Đặc điểm tính cách của người lao động
Đặc điểm tính cách của ngƣời lao động cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của họ. Tính cách là sự kết hợp các thuộc tính tâm lý cơ bản và bền vững của con ngƣời. Nó đƣợc biểu hiện thành thái độ, hành vi của con ngƣời đối với bản thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đối với cả xã hội nói chung. Tính cách bao gồm hai đặc điểm cơ bản là đạo đức và ý chí. Về khía cạnh đạo đức, đó chính là tính đồng loại, lòng vị tha hay ích kỉ, tính trung thực hay dối trá, cẩn thận hay cẩu thả, chăm chỉ hay lƣời biếng... Khía cạnh ý chí: đó là tính cƣơng quyết hay nhu nhƣợc, dám đƣơng đầu với thử thách hay rút lui, tính độc lập hay phụ thuộc... Tính cách là yếu tố cơ bản tác động đến hành vi và cách ứng xử của con ngƣời. Chính vì vậy, đặc điểm tính cách của mỗi ngƣời lao động có ảnh hƣởng lớn đến động lực làm việc của họ, quyết định cách thức, hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân ngƣời lao động.
18