Kiểm tra và nghiên cứu lời giả

Một phần của tài liệu Xây dựng một số quy trình tựa thuật toán để giải các bài tập hình học không gian. (Trang 35)

Phần sau cùng khi giải một bài toán cần tiến hành những việc sau đây:

Xem xét lại toàn bộ lời giải và thử nghiệm kết quả nếu có thể được, xét các trường hợp đặc biệt, tổng quát, giới hạn, vẽ hình thật chính xác,…) cần chú ý kiểm tra cả

SVTH: Nguyễn Thị Hương 1100027 36 Lớp: SP Toán học K36

kết quả và suy luận trong từng bước.

Tìm lời giải khác của bài toán. Yêu cầu về mặt sư phạm là lời giải bài toán càng đơn giản, càng ngắn gọn càng tốt. Vì vậy cần tập cho học sinh có thói quen suy nghĩ tìm các cách giải khác nhau của bài toán để có thể tìm được lời giải hay nhất. Khi ra bài tập cần chọn những bài có thể giải được bằng nhiều cách khác nhau. Tìm cách sử dụng kết quả hay phương pháp khi giải từng bài toán là rất cần thiết để học sinh học được kinh nghiệm và phương pháp suy luận trong giải toán. Chẳng hạn xét bài toán sau trong Hình Học 11 (Văn Như Cương, Phan Văn Viện 1991): “Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau, một đường thẳng c cắt cả a và b. Có thể kết luận rằng cả ba đường thẳng a,b,c cùng nằm trong một mặt phẳng không? “

a

c

b

Học sinh thường thấy ngay trường hợp như trên hình 2.3 và kết luận a,b,c

đồng phẳng. Hãy chú ý đến trường hợp đặc biệt: đường thẳng c đi qua giao điểm

của a và b tức là có trường hợp a, b, c không đồng phẳng.

Trong quá trình giải bài tập, cần khuyến khích học sinh tìm nhiều cách giải cho một bài toán. Mọi cách giải đều dựa vào một số đặc điểm nào đó của các dữ kiện, cho nên tìm được nhiều cách giải là luyện tập cho học sinh biết cách nhìn nhận một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tìm được nhiều cách giải thì sẽ chọn được cách giải hay nhất, đẹp nhất.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số quy trình tựa thuật toán để giải các bài tập hình học không gian. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)