Kiến nghị đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 94)

- Tăng cường kiểm soát trong cho vay các dự án kinh doanh nhà ở, dự án xây

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính Phủ

Thứ nhất, Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai: Hệ thống này sẽ

được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phương đến Trung ương, do vậy dễ dàng cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định được khai thác. Hệ thống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phí tìm kiếm

Thứ hai, Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải

thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. Cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.

Thứ ba, Hoàn chỉnh các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm,

đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh.... vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

Thứ tư, Phối hợp chính sách tài khóa qua đẩy mạnh đầu tư công, thanh toán

nợ đọng xây dựng cơ bản nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, giúp ngân hàng xử lý nợ xấu, hàng tồn kho. Ngoài ra, hoạt động đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thương mại; miễn giảm, hoàn thuế và tiền thuê đất cũng cần được đưa vào bộ các giải pháp tháo gỡ

khó khăn cho DN.

Thứ năm, Bộ Tài chính cần tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát buộc các doanh nghiệp phải hạch toán theo phương pháp hạch toán thống kê

đảm bảo các số liệu tài chính được kiểm tra chính xác và bắt buộc. Giúp cho các NHTM có được những thông tin tài chính trung thực hỗ trợ cho việc thẩm định chính xác khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ định hướng công tác Quản trị RRTD của BIDV từ nay đến năm 2020, tác giả đã đưa ra những giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị RRTD, cụ thể khóa luận đã đưa ra được các giải pháp như: Thực hiện cảnh báo sớm, tận dụng thị trường mua bán nợ, tích cực sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng, chứng khoán hóa các khoản nợvà Nhóm các giải pháp có liên quan. Đồng thời tác giả cũng đưa ra được những kiến nghị với Ngân hàng nhà nước, với Chính phủ nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh của các NHTM; xây dựng các quy trình quản trị RRTD phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đó giúp cho công tác quản trị RRTD của hệ thống NHTM nói chung và của BIDV nói riêng.

KẾT LUẬN

Rủi ro luôn song hành với tín dụng. Rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng, bao gồm rủi ro có thể kiểm soát và rủi ro không thể kiểm soát được. Rủi ro tín dụng

bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan. Và hậu quả của rủi ro tín dụng thường rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn vay, tổn thất đến uy tín và vị thế của ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hưởng đến dây chuyền đến sự tồn tại của hệ thống ngân hàng.

Trong bài này, tác giả đã tiếp cận và nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, khái quát các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, công tác quản trị

rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tìm hiểu các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng và các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng phổ biến

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ năm 2012- 2014, từ đó đi sâu phân tích và đánh giá những kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV cũng như nguyên nhân của các hạn chế đó.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao và kiến nghị có tính khả thi nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống BIDV theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với thời gian nghiên cứu có hạn và còn hạn chế về kiến thức nên những vấn đề được trình bày trong khuôn khổ bài khóa luận trên đây không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự góp ý của các Thầy ,Cô giáo để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn!

1. Peter S.Rose(2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính 2. Quản trị Ngân hàng thương mại - PGS.TS.Đinh Xuân Hạng

3. Báo cáo thường niên BIDV các năm 2012, 2013, 2014.

4. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán BIDV các năm 2012, 2013, 2014. 5. Bản cáo bạch Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển năm 2014

6. Số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2012, 2013, 2014 7. Giáo trình tín dụng ngân hàng – Học viện ngân hàng

B- Website

1- http://www.bidv.com.vn/ 2- http://www.sbv.gov.vn/ 3- http://cafef.vn/

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Ví dụ về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV

Một phần của tài liệu Khóa luận: Thực trạng và giải phát nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV từ 2012 đến nay (Trang 94)